Tại sao người dân về quê

Anh Bảo Ngọc [quê Đồng Tháp] làm nghề xây dựng vẫn bám trụ ở lại khu nhà trọ bến Phú Định, phường 16, quận 8, TP.HCM trong mấy tháng để chờ ngày đi làm lại - Ảnh: TỰ TRUNG

Chúng tôi làm nhiệm vụ ở các chốt cửa ngõ TP.HCM, gặp rất nhiều người quyết hồi hương khi đã đi qua 4 tháng khó khăn nhất ở thành phố này. Chúng tôi hỏi họ câu hỏi trên và câu trả lời lắm khi là: "Về cái đã, tới nhà tính tiếp".

Về quê rồi sẽ làm gì sống?

TP.HCM, nhiều con hẻm đông đúc trước dịch, những khu nhà trọ hàng trăm phòng giờ bỗng vắng hoe.

Tưởng rằng đến ngày 1-10 không khí sinh hoạt, làm việc dần trở lại với "bình thường mới" do nhiều ngành nghề được phép tái hoạt động. Nhưng rồi lại thấy cảnh vợ chồng đèo con cái lên xe gắn máy về quê. Những em bé khát sữa như muốn lả đi trên tay người mẹ.

Xót xa hơn, có người phải đưa cả tro cốt người thân qua đời vì COVID-19 - một "hành lý" mà không ai mong muốn có trong hành trình của ngày trở về. Đại dịch đã lấy đi quá nhiều, thiệt hại công ăn việc làm tuy lớn song cũng không thể so sánh cùng nỗi đau mất người thân.

"Vì sao bạn về?" - tôi hỏi nhiều người dừng xe chờ qua chốt kiểm soát trên địa bàn huyện Bình Chánh [TP.HCM]. Đa phần đều tâm sự: cái ăn, cái ở được chính quyền và cộng đồng hỗ trợ nên dù vất vả cũng "gồng" mình được. 

Song, nỗi lo lớn hơn là chuyện học hành của con cái, trẻ em trong độ tuổi mầm non, tiểu học, phải có cha hoặc mẹ ở nhà mới yên tâm học trực tuyến. Lúc bình thường, hai vợ chồng đi làm còn chưa đủ trang trải chi phí, giờ "hy sinh" một lao động ở nhà với con thì không thể kham nổi. 

Trong dòng người tìm đường về quê, rất nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ. Suất hỗ trợ đợt 3 của TP.HCM 1 triệu đồng/người họ đã nhận đủ, nhưng "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống", cũng vừa đủ trả tiền nợ thuê phòng trọ bốn tháng nay sau khi được chủ nhà giảm một nửa.

Về quê sẽ làm gì? Nhiều người vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho chính mình. "Về cái đã, tới nhà rồi tính tiếp. Ở quê dẫu khó tìm việc làm nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Cái ăn cũng dễ xoay xở hơn, liệu cơm gắp mắm vậy".

Cơ hội cho người ở lại

Bình Dương thiếu hụt 50.000 nhân công khi tái sản xuất, con số này ở TP.HCM và Đồng Nai hẳn không kém. Chính quyền địa phương đã làm tất cả những gì có thể: từ công tác an sinh xã hội đến tiêm ngừa vắc xin cho người lao động. 

Nhiều chính sách "hậu giãn cách" được thực thi, nhằm mục đích giữ chân đội ngũ công nhân cho các doanh nghiệp. Những biện pháp phòng chống dịch "tái xuất hiện" đã được triển khai, giúp mọi người yên tâm làm ăn, sản xuất.

Các khu công nghiệp không thể phát huy tối đa công suất nếu không đủ nhân lực. Nhiều doanh nghiệp đã cầm cự đến kiệt sức sau mùa dịch, giờ đây không huy động đủ công nhân sẽ khó phục hồi. Chưa bao giờ vấn đề tìm người lao động lại trở nên nan giải với người sử dụng lao động như lúc này.

Cái khó này, nhìn góc khác lạc quan hơn chính là cơ hội cho những người quyết ở lại. Dịch bệnh khiến họ nhận ra giá trị của công việc, thích nghi lâu dài với dịch không gì khác là phải duy trì công ăn việc làm bền vững hơn. 

Việc có lương tháng sẽ tốt hơn những việc làm ngày nào ăn ngày nấy. Nhiều người đã đổi việc, tìm đến những việc đang cần người và có thể đi làm lại sớm nhất.

Về hay ở là sự chọn lựa của từng người, từng gia cảnh. Người già, thai phụ và trẻ nhỏ cần sự bình an trước dịch bệnh, cần được bảo vệ ở nơi an toàn hơn.

Nhưng với người trẻ khỏe hơn, có thể có cơ hội tìm việc tốt hơn, vì sao bạn chọn quay về khi chưa biết sẽ làm việc gì ở quê trong những ngày quê nhà cũng đang vất vả chống dịch này?

Những người chọn ở lại

HỮU CHƠN

Đối tượng được hỗ trợ về quê

- Người dân có nhu cầu về lại quê hương.

- Đối tượng ưu tiên trong trường hợp địa phương giới hạn số lượng tiếp nhận: Người trên 65 tuổi, trẻ em [dưới 18 tuổi], phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, người khuyết tật; người đã tiêm 1 mũi vaccine [trên 14 ngày hoặc trên 21 ngày - tùy địa phương nơi đến]; người đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh trong thời gian 6 tháng [có xác nhận của cơ quan chức năng].

Thời gian thực hiện

- Đối với quận Bình Tân: Thực hiện rà soát từ ngày 10 tháng 10 năm 2021, tổ chức đoàn đi về quê từ ngày 13 tháng 10 năm 2021 đến ngày 30 tháng 10 năm 2021.

- Đối với các quận, huyện còn lại và thành phố Thủ Đức: Thực hiện rà soát từ ngày 10 tháng 10 năm 2021, bắt đầu tổ chức đoàn đi về quê từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 đến ngày 30 tháng 10 năm 2021.

Quy trình tiếp nhận thông tin và hỗ trợ người dân:

Bước 1: Thống kê nhu cầu, sắp xếp thứ tự ưu tiên

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn phân công 01 đồng chí là thành viên phụ trách điều hành các hoạt động:

+ Tổ chức cho người dân đăng ký với Ban Chỉ huy Quân sự phường, xã, thị trấn theo Mẫu số 1.

Hình thức: [1] Lập danh sách thông qua qua đường dẫn google form do từng quận, huyện, thành phố Thủ Đức tự tạo hoặc [2] Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cơ sở phân công thành viên phát phiếu đăng ký nhu cầu hỗ trợ về quê [Tổ trưởng, đoàn viên, hội viên, dân quân, đảng viên, cán bộ công chức của địa phương ...]. Lưu ý vừa lập danh sách, vừa nắm nhu cầu, tư vấn, vận động người dân cân nhắc nên ở lại Thành phố để đảm bảo an toàn cho gia đình, địa phương.

+ Ban Chỉ huy Quân sự phường, xã, thị trấn thống kê danh sách theo Mẫu số 2; báo cáo Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức phân công 01 đồng chí thành viên phụ trách các hoạt động:

+ Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện, thành phố Thủ Đức thống kê danh sách được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên, báo cáo cấp ủy và báo cáo Bộ Tư lệnh Thành phố.

+ Chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thành phố Thủ Đức liên hệ Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp và nắm số lượng, báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố hàng ngày theo đường dẫn trực tuyến //docs.google.com/spreadsheets/d71MJzosbgJhrOJjd7tZ6XQQxqJ99Lm9L xm1Jz3Xp0iPjY/edit?usp=sharing

- Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố thống kê, báo cáo Thường trực Thành ủy.

Bước 2: Liên hệ địa phương nơi người dân đăng ký

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố [Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố] chịu trách nhiệm liên hệ chính quyền địa phương nơi đến để xác nhận đồng ý tiếp nhận về số lượng và địa điểm tiếp nhận.

- Bộ Tư lệnh Thành phố tiếp nhận thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và thực hiện các nội dung: Kế hoạch di chuyển, duyệt danh sách; thông báo cho người dân theo hệ thống quân sự đến cơ sở.

Bước 3: Đảm bảo y tế cho người dân

Theo danh sách của Bộ Tư lệnh Thành phố cung cấp, Sở Y tế chỉ đạo và tạo điều kiện để hệ thống y tế cơ sở tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 18 tuổi chưa tiêm chủng mũi 1; tổ chức xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh [hoặc phương pháp RT-PCR khi địa phương nơi đến yêu cầu] trước khi di chuyển về quê từ 01 đến 02 ngày. Đơn vị xét nghiệm cấp giấy xác nhận cho từng cá nhân.

Bước 4: Hỗ trợ phần ăn đi đường

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố hỗ trợ kinh phí để mua theo danh mục. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thành phố Thủ Đức nhận kinh phí, mua và cấp phát cho người dân trước lúc di chuyển về quê.

- Danh mục về các tỉnh miền Bắc, miền Trung: lương khô/cơm cháy/cơm gạo lứt; nước uống; xúc xích; bánh dinh dưỡng; sữa, vitamin C... [trị giá 200.000 đồng/người]. Danh mục về các tỉnh miền Đông, miền Tây: bánh mì/ bánh bao, nước, vitamin C... [trị giá 100.000 đồng/người].

[Ban Dân vận Thành ủy vận động nón bảo hiểm để hỗ trợ thêm cho người dân về quê bằng phương tiện xe máy cá nhân].

Bước 5: Tổ chức di chuyển

- Người dân đăng ký về các tỉnh tại khu vực miền Trung, miền Bắc, Thành phố sẽ tổ chức phương án di chuyển bằng tàu hỏa khi có chủ trương của Bộ Giao thông vận tải.

- Người dân đăng ký về các tỉnh tại khu vực miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên thực hiện theo phương án di chuyển sau:

+ Bộ Tư lệnh Thành phố chủ trì điều hành di chuyển

Nếu di chuyển theo xe tập trung: Sở Giao thông vận tải cung cấp phương tiện vận chuyển, liên hệ điểm dừng chân trên tuyến đường về quê và thực hiện theo điều hành di chuyển của Bộ Tư lệnh Thành phố. Trường hợp quận, huyện, thành phố Thủ Đức có thể tự túc phương tiện, đề nghị báo cáo Bộ Tư lệnh Thành phố để xin ý kiến về hành trình di chuyển. Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tùy điều kiện có thể phân công nhân sự cùng đi với đoàn để đưa người dân về quê.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân [tự túc]: Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức có người dân đăng ký về quê hướng dẫn và tổ chức cho người dân đến địa điểm tập kết: Các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên tập kết tại Bến xe miền Đông cũ [số 292 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, quận Bình Thạnh]; các tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ tập kết tại Bến xe miền Tây [số 395 đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân]. Thực hiện điểm danh và bàn giao danh sách cho Công an Thành phố.

+ Công an Thành phố đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực tập trung; tổ chức dẫn đường cho việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân và liên hệ các địa phương trên tuyến đường lưu thông để đảm bảo hành trình.

Bước 6: Hỗ trợ gói an sinh cho các địa phương có người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về quê

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố thực hiện hỗ trợ kinh phí, vật chất cho các tỉnh, thành từ nguồn Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố theo chỉ đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Châu Thanh

Video liên quan

Chủ Đề