Tại sao người ta nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xúc cảm và tình cảm

Khái niệm xúc cảm và tình cảm

Mỗi khi gặp một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống, chắc hẳn trong hầu hết chúng ta đều sẽ nảy sinh ra những thái độ tâm lý khác nhau, đó được hiểu nôm na là đang có cảm xúc. Thế nhưng, ta cần định nghĩa cảm xúc thế nào cho thật khái quát và chính xác? Theo nhân định của hai nhà tâm lý học- Fehr và Russell thì “cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được”. Về ngữ nghĩa, cảm xúc có thể coi là sự trải nghiệm của mỗi người đối với hiện thực khách quan.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tâm lý học đồng tình với khái niệm về xúc cảm, đó là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định. Còn về tình cảm, nó được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định,.. và được ngành tâm lý học định nghĩa: “ Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.”

Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm

Với góc độ nghiên cứu và định nghĩa như vậy, không thể phủ nhận rằng xúc cảm và tình cảm có những đặc điểm tương đồng với nhau, cụ thể:

  • Xúc cảm- tình cảm đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị thái độ cả cá nhân đối với môi trường xung quanh.
  • Nội dung và hình thức của xúc cảm- tình cảm đều mang màu sắc chủ quan.
  • Xúc cảm- tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tác động của hoàn cảnh xung quanh.
  • Xúc cảm- tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng truyền cảm.

Tuy nhiên, vì đây là hai hiện tượng riêng biệt nên chúng vẫn có những điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự khác biệt trên ba khía cạnh : tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý- thần kinh. Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: xúc cảm là một quá trình tâm lý, còn tình cảm là một thuộc tính tâm lý; xúc cảm có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định; xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình cảm lại tồn tại ở dạng tiềm tàng. Có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh vật, nó gắn liền với phản xạ không điều kiện [bản năng], không chỉ tồn tại ở con người mà có cả ở các loài vật; trái lại, tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở con người. Xúc cảm giống như những gì nguyên thủy nhất, nó xuất hiện trước, còn tình cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài tồn tại những xúc cảm kia. Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách.

Xúc cảm và tình cảm

Vai trò của xúc cảm và tình cảm trong đời sống

Đối với quá trình nhận thức, xúc cảm và tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người. Tuy nhiên, nó có thể làm nhuộm màu, biến dạng sản phẩm của quá trình nhận thức.

Đối với đời sống của con người, xúc cảm- tình cảm có vai trò vô cùng to lớn về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. khi con người “đói tình cảm” thì không thể có hoạt động sống bình thường được.

Đối với hoạt động của con người, xúc cảm và tình cảm thúc đẩy con người, giúp con người có động lực vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động nếu nó tích cực; trái lại, cảm xúc- tình cảm tiêu cực lại gây ra sự cản trở. Xúc cảm- tình cảm tác động đến hoạt động của chúng ta, đồng thời, thông qua quá trình hoạt động mà xúc cảm- tình cảm của con người xuất hiện, nảy nở và thêm phong phú hơn.

Xúc cảm là gì?

Xúc cảm là thá độ và những rung động của một con người đối với một người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong cuộc sống.

Có thể thấy ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào, chắc hẳn tất cả chúng ta đều dễ dàng gặp được những việc, hiện tượng và chúng ta sẽ bày tỏ thái độ đối với những hiện tượng đó. Thái độ đó có thể là yêu thích hoặc thù ghét tùy thuộc vào hiện tượng mà ta nhìn thấy là gì? Mang tính tích cực hay mang tính tiêu cực. Tất cả những thái độ đó với những hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta được gọi là xúc cảm.

Tuy nhiên, không có khái niệm nào có thể định nghĩa xúc cảm một cách chính xác, bởi xúc cảm là một phạm trù rất đa dạng và xúc cảm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Theo nhà tâm lý học Feht Russel thì “Xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được”. Theo như nhận định của nhà tâm lý này thì tất cả mỗi chúng ta đều biết và đều biết thể hiện xúc cảm của bản thân, tuy nhiên, không thể định nghĩa nó một cách chính xác và khái quát nhất.

Như vậy theo các nhà tâm ký học thì xúc cảm mang tính nhất thời và không ổn định, có thể được thể hiện chủ yếu duowuis hai dạng là yêu và ghét.

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Khái niệm.

Trong đời sống cũng như trong các tài liệu tâm lí học, thuật ngữ tình cảm được sử dụng theo 2 nghĩa:

Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người.

Thuộc tính nhân cách: tình yêu, lòng thù hận...

Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người cũng là một chỉnh thể, bao gồm từ mức độ thấp như các rung động cho đến cảm xúc và phức tạp nhất là tình cảm. Để dễ phân biệt, thay vì gọi đời sống tình cảm, người ta thường dùng cụm từ cảm xúc, tình cảm.

Mọi hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Nếu thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Trái lại, nếu không được thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khó chịu, bực bội, chán nản. Toàn bộ những hiện tượng: vui sướng, bực bội, chán nản… là các hiện tượng cảm xúc.

Cảm xúc, tình cảm là những hiện tượng tâm lí phản ánh mối quan hệ của sự vật hiện tượng có liên quan tới sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể.

So sánh tình cảm và nhận thức:

Cảm xúc, tình cảm

Nhận thức

Nội dung phản ánh

Mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ

Những thuộc tính, những mối quan hệ của sự vật hiện tượng

Phạm vi

Lựa chọn hơn [hẹp]

Rộng

Phương thức phản ánh

Rung cảm

Hình ảnh, biểu tượng, khái niệm

Tính chủ thể

Màu sắc chủ thể rõ nét

Có phụ thuộc

sở sinh lí của cảm xúc: có thể nói ở góc độ sinh lí, cảm xúc được điều hành và kiểm soát bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch. Sự gắn bó chặt chẽ này là cơ sở cho nhiều nghiên cứu đo các phản ứng cảm xúc gián tiếp qua các chỉ số sinh lí [xem thêm phần stress].

Phân biệt cảm xúc và tình cảm:

Cảm xúc

Tình cảm

Quá trình

Thuộc tính, phẩm chất của nhân cách

Trạng thái hiện thời

Vừa hiện thực, vừa tiềm tàng

Có tính biến đổi

Ổn định

Khái quát thành tình cảm

Thể hiện qua cảm xúc

Có trước

Có sau

Kèm theo các biến đổi sinh lí

Các mức độ của tình cảm.

Sắc thái cảm xúc của cảm giác:

Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc, đi kèm theo cảm giác. Ví dụ, màu xanh lá cây thường gây ra trạng thái khoan khoái, nhẹ nhõm; màu đỏ kèm theo một cảm xúc rạo rực, nhức nhối.

Trong tiếng Việt: đỏ lòm, xanh lè, inh tai, nhức óc...nói lên sắc thái cảm xúc của cảm giác.

Sắc thái cảm xúc: thoáng qua, không mạnh mẽ, mang tính chất rất cụ thể, gắn liền với cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.

Rung cảm:

Rung cảm là những cảm xúc ban đầu, có cường độ thấp, chưa biểu lộ rõ nét ra bên ngoài. Những rung cảm thường thoáng qua, không rõ nét và dễ mất đi, không để lại dấu vết gì: buồn thoảng qua, vui thoảng qua...

Cảm xúc:

Đây là mức độ phản ánh cao hơn, thường là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp một tình cảm nào đó.

Cảm xúc có những đặc điểm: xẩy ra nhanh, mạnh, rõ rệt hơn so với màu sắc của cảm xúc, được chủ thể ý thức rõ nét hơn.

Trong cảm xúc cũng có một số dạng đặc biệt:

Xúc động: xúc động là dạng cảm xúc có cường độ mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn, chủ thể vẫn ý thức được song khó có khả năng làm chủ được hành vi của mình [Cả giận mất khôn - thành ngữ].

Tâm trạng: tâm trạng là một dạng cảm xúc diễn ra trong một thời gian dài, cường độ thể hiện yếu, nhiều khi chủ thể không ý thức được nguyên nhân:

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn. [Xuân Diệu]

Tâm trạng là một trạng thái tâm lí [cụ thể ở đây là cảm xúc], làm nền cho các hoạt động của con người và ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của chủ thể...

Trạng thái stress cũng là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Nó được xem ở góc độ là sự đáp ứng [cả về sinh lí, tâm lí và hành vi] của chủ thể đối với những tác động/tình huống gây stress. Trạng thái stress có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến các hoạt động của con người.

Tình cảm:

Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình.

Tình cảm là thuộc tính của nhân cách. Nó có các đặc điểm: ổn định, được ý thức rõ ràng.

Trong tình cảm có một dạng đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu dài và được ý thức rõ ràng: sự say mê. Có say mê tích cực nhưng cũng có say mê tiêu cực thường được gọi là đam mê.

Con người có nhiều loại tình cảm khác nhau. Có thể phân chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. Tình cảm cấp thấp liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu sinh lí, tình cảm cấp cao liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu xã hội của người.

Các loại tình cảm.

Tình cảm đạo đức:

Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức còn là sự thể hiện thái độ của con người đối với người khác, đối với xã hội và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân.

Tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ...

Tình cảm trí tuệ:

Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc. Nó liên quan đến nhận thức, sáng tạo, đén sự thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.

Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ. Đó là: sự ham hiểu biết, ngạc nhiên, hoài nghi, tin tưởng...

Tình cảm thẩm mĩ:

Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp của con người. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực [tự nhiên, xã hội, con người, lao động].

Các quy luật của tình cảm.

Quy luật lây lan:

Cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền, “lây” sang người khác: buồn lây, vui lây...

Tình cảm tập thể, tâm trạng tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành theo quy luật này.

Quy luật thích ứng:

Giống như cảm giác, cảm xúc, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng, nghĩa là khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần thì cường độ bị suy yếu và lắng xuống [chai dạn tình cảm]. Hiện tượng “xa thương, gần thường” là một trong những biểu hiện của quy luật này.

Quy luật tương phản [hay cảm ứng]:

Đó là sự tác động qua lại giữa những cảm xúc trái chiều nhau: những cảm xúc âm tính lại có thể làm tăng cường độ của cảm xúc dương tính và ngược lại.

Cũng như trong cảm giác, quy luật tương phản của cảm xúc, tình cảm diễn ra theo 2 góc độ: tương phản kế tiếp và tương phản đồng thời.

Quy luật di chuyển:

Cảm xúc, tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác: “Yêu em yêu cả đường đi lối về “ hoặc: “Giận cá chém thớt; Vơ đũa cả nắm” đều là những biểu hiện của quy luật này.

Quy luật pha trộn:

Quy luật pha trộn thể hiện ở chỗ trong một loại tình cảm cùng tồn tại những cảm xúc trái dấu với nhau. Chúng không những không loại trừ nhau mà ngược lại, có thể còn diễn biến theo quy luật tương phản. Những cảm xúc yêu thương và ghen tuông có thể cùng tồn tại trong tình yêu. Không ít trường hợp càng yêu mãnh liệt, càng ghen dữ dội.

Quy luật về sự hình thành tình cảm:

Tình cảm được hình thành theo con đường tổng hợp hoá và khái quát hoá các cảm xúc cùng loại. Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các cảm xúc dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá trình lớn khôn của đứa trẻ tạo thành.

PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

Hiện tượng tâm lí.

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật hiện tượng, biểu tượng đó xuất hiện trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc không diễn ra tức thời như quá trình suy nghĩ hay như trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng ta đã đề cập đến một nét tính cách của con người. Đối với một con người như vậy họ rất trân trọng, quý trọng sản phẩm của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ tâm lí còn có thuật ngữ tâm hồn. Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ điển tiếng Việt [1988], tâm hồn được định nghĩa là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm lí, tâm hồn của con người đều có nguồn gốc từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới vật chất được chuyển vào não, dưới các dạng biểu tượng, hình ảnh đó không dừng lại ở mức độ xơ cứng, bất biến. Nhờ có các giác quan, chúng ta có được những biểu tượng về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Từ vô số các hình ảnh, biểu tượng về những ngôi nhà có thực, trong óc con người dần khái quát hoá, thu gọn tất cả những biểu tượng đó vào một khái niệm: nhà. Chính ngôn ngữ đã giúp cho khả năng nhận biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ có tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng mắt, con người không thể nào nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới nội tâm của con người, mặc dù là sự phản ánh thế giới bên ngoài song nó là các hiện tượng tinh thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho riêng mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể nghiên cứu sâu hơn các hiện tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

Phân loại các hiện tượng tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

Ý thức và vô thức:

Ý thức:

Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần học, Tâm lí học…

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con người: định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân. Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận định mà chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó chính là ý thức.

Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng lại ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả năng nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết. Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức. Tự ý thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn, những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất trong toàn bộ ý thức của con người.

Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết với nhau là cảm giác và tri giác. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa tỉnh và say.

Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát, những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Trong tầng bậc hoạt động, các hành động có ý thức đóng vai trò là những đơn vị cơ bản. Hành động có ý thức là quá trình con người sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình tác động vào thế giới hiện thực nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội.

Vô thức:

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận biết được nguyên nhân.

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên [mơ ngủ] hoặc do bệnh lí [chấn thương sọ não, sốt cao] hay nhân tạo [gây mê].

Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.

Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình thành chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Tâm lí bao gồm ba mặt:

Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2 nhóm chính là nhận thức cảm tính [cảm giác và tri giác] và nhận thức lí tính [chủ yếu là tư duy].

Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng thể [một cách tương đối] và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn, thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc không thể tách biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá trình cảm xúc.

Mục lục

Định nghĩaSửa đổi

Định nghĩa của Từ điển Oxford về cảm xúc là "Một cảm giác mạnh mẽ xuất phát từ hoàn cảnh, tâm trạng hoặc mối quan hệ với người khác".[17] Cảm xúc là phản ứng với các sự kiện quan trọng bên trong và bên ngoài.[18]

Cảm xúc có thể là sự xuất hiện [ví dụ: hoảng loạn] hoặc tâm thế [ví dụ: thù địch] và có thời gian tồn tại ngắn [ví dụ: tức giận] hoặc có thời gian tồn tại dài [ví dụ: đau buồn].[19] Nhà trị liệu tâm lý Michael C. Graham mô tả tất cả các cảm xúc như tồn tại trên một cường độ liên tục.[20] Vì vậy, nỗi sợ hãi có thể bao gồm từ lo lắng nhẹ đến mức khủng bố hoặc xấu hổ có thể từ ngượng ngập đơn giản đến xấu hổ mang tính độc hại.[21] Cảm xúc đã được mô tả là bao gồm một tập hợp các phản ứng phối hợp, có thể bao gồm các cơ chế thông qua lời nói, sinh lý, hành vi và thần kinh.[22]

Cảm xúc đã được phân loại, với một số mối quan hệ tồn tại giữa cảm xúc và một số đối lập trực tiếp hiện có. Graham phân biệt cảm xúc là chức năng hoặc rối loạn chức năng và lập luận tất cả các cảm xúc chức năng đều có lợi ích.[23]

Trong một số cách sử dụng của từ này, cảm xúc là những cảm xúc mãnh liệt được hướng vào ai đó hoặc một cái gì đó.[24] Mặt khác, cảm xúc có thể được sử dụng để chỉ các trạng thái nhẹ [như khó chịu hoặc nội dung] và các trạng thái không hướng vào bất cứ điều gì [như trong lo lắng và trầm cảm]. Một dòng nghiên cứu xem xét ý nghĩa của từ cảm xúc trong ngôn ngữ hàng ngày và thấy rằng cách sử dụng này khá khác so với trong diễn ngôn học thuật.[25]

Trong thực tế, Joseph LeDoux đã định nghĩa cảm xúc là kết quả của một quá trình nhận thức và ý thức xảy ra để đáp ứng với phản ứng của hệ thống cơ thể đối với một kích hoạt nào đó.[26]

Thành phầnSửa đổi

Theo Mô hình quá trình thành phần [CPM] của Scherer về cảm xúc,[27] có năm yếu tố quan trọng của cảm xúc. Từ quan điểm quá trình thành phần, kinh nghiệm cảm xúc đòi hỏi tất cả các quá trình này trở nên phối hợp và đồng bộ hóa trong một khoảng thời gian ngắn, được thúc đẩy bởi các quy trình thẩm định. Mặc dù việc đưa vào đánh giá nhận thức là một trong những yếu tố gây tranh cãi, vì một số nhà lý thuyết đưa ra giả định rằng cảm xúc và nhận thức là riêng biệt nhưng là hệ thống tương tác, CPM cung cấp một chuỗi các sự kiện mô tả hiệu quả sự phối hợp có liên quan trong giai đoạn cảm xúc.

  • Đánh giá nhận thức: cung cấp một đánh giá về các sự kiện và đối tượng.
  • Triệu chứng cơ thể: thành phần sinh lý học của trải nghiệm cảm xúc.
  • Xu hướng hành động: một thành phần tạo động lực cho việc chuẩn bị và định hướng phản ứng của động cơ.
  • Biểu hiện: biểu hiện trên khuôn mặt và giọng nói hầu như luôn đi kèm với trạng thái cảm xúc để truyền đạt phản ứng và ý định hành động.
  • Cảm giác: trải nghiệm chủ quan của trạng thái cảm xúc một khi nó đã xảy ra.

Phân biệtSửa đổi

Cảm xúc có thể được phân biệt với một số cấu trúc tương tự trong lĩnh vực khoa học thần kinh tình cảm: [22]

  • Cảm giác; không phải tất cả cảm xúc bao gồm cảm xúc, chẳng hạn như cảm giác hiểu biết. Trong bối cảnh của cảm xúc, cảm xúc được hiểu rõ nhất là sự thể hiện chủ quan của cảm xúc, riêng tư đối với cá nhân trải nghiệm chúng.[28]
  • Tâm trạng là những trạng thái cảm xúc lan tỏa thường kéo dài trong thời gian dài hơn nhiều so với cảm xúc, cũng thường ít mãnh liệt hơn cảm xúc và thường xuất hiện thiếu một kích thích theo ngữ cảnh.[24]
  • Tình cảm: được sử dụng để mô tả trải nghiệm tình cảm tiềm ẩn của một cảm xúc hoặc tâm trạng.

Video liên quan

Chủ Đề