Tại sao nước biển có 2 màu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mỗi khi nhìn ra biển, chắc hẳn không ít người từng đặt ra câu hỏi :Tại sao nước biển màu xanh? Tại sao sóng biển lại màu trắng? Nước biển mặn do đâu…Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Tại sao nước biển có màu xanh?

Tại sao nước biển có màu xanh, còn nước sông thì không? Nếu các bạn quan sát, sẽ thấy một điều nước biển màu xanh khi bầu trời trong xanh, còn ngược lại khi trời xám xịt nước biển sẽ có màu xám. Điều này chứng tỏ rằng, màu xanh của nước biển được quyết định bởi ánh sáng Mặt Trời.

Ánh sáng Mặt Trời do 7 màu cấu thành, đó là: Cam, đỏ, vàng, lục, lam, chàm và tím.  7 màu này chia thành 2 gam màu nóng và lạnh. Đối với các màu gam nóng như đỏ, cam có bước sóng dài được hấp thụ mạnh bởi phân tử nước có thể xuyên qua mọi vật cản và chiếu thẳng xuống dưới biển. Sau đó được các sinh vật dưới biển và nước biển hấp thụ. Trong khi các màu lục, lam chàm có bước sóng ngắn chỉ được hấp thụ một phần nhỏ và phần lớn ánh sáng khi gặp cản trở của nước biển đều lần lượt bị tán xạ ra xung quanh hoặc bị phản ngược lại. Chính vì vậy ở khu vực càng sau nước biển càng màu xanh ngọc bích, còn nước sông lại không có màu xanh.

Tuy nhiên, cùng dưới một bầu trời nhưng chúng ta lại có Biển Đỏ, Biển Đen. Chúng ta gọi Biển Đỏ bởi vì ở đó luôn có một loài rong biển màu đỏ sống và phát triển mạnh. Dưới sự khuếch tán của bầu trời biển có màu đỏ. Còn đối với Biển Đen là vởi vì nước biển ở đó có chứa nhiều chất làm sậm màu nước biển từ độ sau 100m trở xuống, chất đó được gọi là H2S.

Sóng biển có màu trắng do đâu?

Chúng ta hãy thử liên tưởng một điều tương tự, khi chiếc cốc thủy tinh bị vỡ, chúng ta cầm mảnh vỡ thủy tinh lên sẽ thấy trong suốt. Nhưng khi gom chúng lại với nhau lại thấy màu trắng xóa. Hơn nữa, mảnh thủy tinh càng vỡ vụn thì chúng ta thấy càng trắng xóa, giống như đống tuyết.

Theo hiện tượng vật lý, thủy tinh ngoài khả năng xuyên thấu ánh sáng mặt trời, khi ánh sáng chiếu vào thủy tinh nó còn có khả năng khúc xạ. Trải qua nhiều lần khúc xạ hoặc tán xạ theo hướng khác nhau, mắt chúng ta bắt gặp những tia sáng đó sẽ có thấy màu trắng xóa. Bởi vì, sóng biển cũng là dạng các hạt thủy tinh vỡ vụn. do đó, chúng ta thường thấy sóng biển màu trắng, trong khi nước biển lại có màu xanh.

Vậy tại sao nước biển có vị mặn?

Chắc hẳn nhiều người cứ nghĩ nước biển mặn bởi do chúng được hòa tan rất nhiều muối. Tuy nhiên, đáp án này chưa hẳn đã đầy đủ chính xác. Chẳng nhẽ chỉ có mỗi nước biển có muỗi, còn nước sông hồ thì không?

Đến này, các nhà khoa học chỉ đưa ra 2 giả thuyết về vấn đề tại sao nước biển có vị mặn.

Giả thuyết 1: các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng nước biển lúc đầu cũng có vị ngọt. Nhưng sau đó, muối từ các lớp đất và nham thạch bị xói mòn, gặp mưa chảy xuống sông. Nước sông chảy ra biển. Nước biển bốc hơi biến thành những cơn mưa, còn mưa lại chảy xuống sông,… Cứ theo quy luật như thế, mọi nguồn nước cuối cùng đều đổ ra biển. Tích tụ theo thời gian, muối dần dần đọng lại dưới biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Cũng chính vì thế, dựa theo hàm lượng muối ở các khu vực đại dương, các nhà khoa học có thể tính ra độ tuổi của nó.

Còn có một giả thuyết nữa, họ cho rằng nước biển ngay từ đầu đã có vị mặn. Điều này được giải thích bằng việc lượng muối trong nước biển không tăng lên theo độ tuổi của Trái Đất. Khi tìm hiều về các lớp đất trong hang động có nước biển tràn vào, người ta thấy rằng hàm lượng muối ở đây luôn thay đổi, lúc tăng lúc giảm chứ không cố định. Lý do đến nay người ta vẫn chưa giải thích được.

Còn nước biển mặn như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu thêm nhé. Cứ trung bình 4l nước biển sẽ có 1 lượng muối tương đương nửa chén muối hòa tan. Lượng muối ở các đại dương không giống nhau. Nước biển ở Thái Bình Dương nhạt hơn Đại Tây Dương. Bởi vì chúng năm ở vĩ độ và kinh độ khác nhau, điều kiện khí hậu cũng không giống nhau vì thế lượng muối sẽ khác nhau. Các vùng biển ở gần xích đạo sẽ mặn hơn các vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới, những nơi này có lượng mưa ít hơn. Nước biển ở hai cực Nam Cực và Bắc Cực có lượng muối rất ít, vì có nhiều nước ngọt từ băng tan.

Xem thêm: Dòng biển là gì? Các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

Như vậy, với thông tin trên đây mong rằng giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc tại sao nước biển có màu xanh, sóng biển màu trắng? Nước biển mặn do đâu…Đại dương có vô vàn điều thú vị và bí ẩn đang cần chúng ta khám phá tiếp. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo nhé.

[Dân trí] - Tại vị trí giao nhau, từ trên cao, du khách có thể nhìn thấy cảnh tượng nước biển từ hai đại dương không hòa trộn lẫn nhau.

Nơi hai biển gặp nhau nhưng dòng nước tách đôi không hòa trộn

Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến cảnh tượng kỳ quan thiên nhiên kỳ lạ: hiện tượng hai biển. Ở đầu Skagen là bãi biển Grenen, nơi biển Skagerrak và Kattegat gặp nhau trong những đợt sóng vỗ liên tục, tạo nên hai màu nước khác nhau.

Hai dòng nước không hòa hợp khi nhìn từ trên cao

Kattegat chảy vào biển Baltic, trong khi đó Skagerrak chảy vào Biển Bắc. Hai biển này có sự hội tụ tại Grenen. Sự khác biệt về màu sắc của dòng nước do lượng muối và mật độ nước. Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic – nơi có độ mặn thấp hơn.

Hai biển Skagerrak và Kattegat hội tụ ở Grenen dài tới 60km, tạo nên cảnh tượng tự nhiên kỳ diệu với những đợt giao thoa sóng và di chuyển trầm tích. Một lượng lớn cát được vận chuyển dọc theo bờ biển phía tây và phía bắc về Grenen. Một phần của trầm tích này – tương đương với 1 triệu mét khối mỗi năm, lắng đọng trên bờ biển phía bắc, dần dần hình thành các đụn cát mới và vật liệu dưới đáy biển.

Nơi giao nhau của hai dòng nước biển

Sóng liên tục dồn từ hai phía, giao nhau ở điểm cuối của bán đảo tại Skaw Spit. Nơi này có rạn san hô cát kéo dài gần 2km hướng ra biển. Cũng ở vùng nước đặc biệt này, cá và những loài động vật có vú sống trong đại dương phát triển mạnh, bao gồm cá voi hay hải cẩu.

Hiện tượng hai dòng nước không hòa hợp không chỉ xuất xuất hiện ở nơi giao nhau của hai đại dương, còn có tại cửa sông. Du khách có thể tận mắt chứng kiến hai màu nước khác nhau của hai dòng sông không chịu hòa lẫn tại Brazil.

Hiện tượng hợp lưu không hợp dòng từng xảy ra tại nhiều con sông trên thế giới, nhưng ở Brazil, cảnh tượng này ấn tượng mạnh mẽ hơn cả.

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu

Sông Negro và Amazon hợp lưu kéo dài chừng 6km. Màu nước của chúng không hòa lẫn nên tạo ra hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt. Màu đen của sông Negro như chảy song song cạnh màu nâu vàng của nước sông Amazon. Cảnh tượng này chiêm ngưỡng rất rõ khi nhìn từ trên cao.

Theo phân tích của các nhà khoa học, sở dĩ nước sông Negro có màu đen do mang nồng độ axit cao và ít phù sa. Trong khi đó, nước sông Amazon chứa nhiều bùn, cát nên có màu nâu vàng. Và một yếu tố khác nữa khiến hai dòng chảy của chúng không chịu hòa hợp đó là khác nhau về nhiệt độ nước và tốc độ dòng chảy. Tuy nhiên, đến khu vực phía hạ lưu, chúng cuối cùng cũng chịu hòa lẫn để hợp nhất trở thành sông Lower Amazon.

Nhờ hiện tượng tự nhiên độc đáo này, nơi này trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch. Thời gian ghé thăm tốt nhất hàng năm từ giữa tháng 1 và tháng 7.

Huy Hoàng

Theo Wanderspots/skagen

Video liên quan

Chủ Đề