Mối nối như thế nào Thi được gọi là có độ bền cơ học

Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, dao nhỏ, mỏ hàn,...

2. Vật liệu và thiết bị

Hộp nối dây, đai ốc nối dây, dây điện lõi một sợi, dây điện mềm lõi nhiều sợi, giấy ráp, băng dính cách điện, nhựa thông, thiếc hàn,...

II - NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Một số kiến thức bổ trợ

a. Các loại mối nối dây dẫn điện

Hình 1. Một số mối nối dây dẫn điện

b. Yêu cầu mối nối
  • Dẫn điện tốt  
  • Có độ bền cơ học cao
  • An toàn điện
  • Đảm bảo về mặt mĩ thuật 

2. Qui trình chung nối dây dẫn điện

Hình 2. Qui trình chung nối dây dẫn điện

Bước 1. Bóc vỏ cách điện
  • Có thể bóc vỏ cách điện bằng kìm tuốt dây hoặc bóc vỏ cách điện bằng dao, chú ý không cắt vào lõi

Hình 3. Bóc vỏ cách điện bằng kìm tuốt dây

Hình 4. Bóc vỏ cách điện bằng dao

  • Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc phụ thuộc vào đường kính dây dẫn [khoảng từ 15-20 lần đường kính dây]
  • Có 2 cách bóc vỏ cách điện
    • Bóc cắt vát: Đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện với một góc 30o. Với dây có tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện
    • Bóc phân đoạn: Dùng cho loại dây có hai lớp cách điện. Lớp cách điện ngoài được cắt lệch với lớp trong khoảng 5-8mm

Hình 5. Bóc cắt vát

Hình 6. Bóc phân đoạn 

Bước 2. Làm sạch lõi
  • Làm sạch lõi bằng giấy ráp [giấy nhám] 
  • Để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện

Hình 7. Làm sạch lõi

Bước 3. Nối dây

a. Nối dây dẫn theo đường thẳng [nối nối tiếp]

  • Dây dẫn lõi 1 sợi: 
    • Uốn gập lõi: Chia đoạn lõi thành hai phần [phần trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần ngoài từ 5-6 vòng], uốn vuông góc hai dây và móc chúng vào nhau
    • Vặn xoắn: Giữ đúng vị trí rồi xoắn hai dây vào nhau 2-3 vòng, sau đó dùng kìm vặn xoắn lần lượt dây này vào dây kia 4-6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều
    • Kiểm tra mối nối

Hình 8. Nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi

  • Dây dẫn lõi nhiều sợi:
    • ​Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi
    • Lồng lõi: Tách lõi làm 2 phần bằng nhau lồng lõi vào nhau
    • Vặn xoắn: Lần lượt vặn xoắn khoảng từ 3, 4 vòng
    • Kiểm tra mối nối

Hình 9. Nối nối tiếp dây dẫn lõi nhiều sợi

b. Nối rẽ [nối phân nhánh]

  • Dây dẫn lõi 1 sợi:
    • Uốn gập lõi: Đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau, uốn gập lõi dây nhánh
    • Vặn xoắn: Dùng kìm quấn dây nhánh lên dây chính, xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa. Sau đó, siết chặt mối nối vừa đủ, không nên chặt quá làm hỏng dây dẫn
    • Kiểm tra mối nối

Hình 10. Nối phân nhánh dây dẫn lõi một sợi

  • Dây dẫn lõi nhiều sợi:
    • Tách lõi làm 2 phần bằng nhau
    • Lần lượt vặn xoắn sang 2 bên khoảng từ 3, 4 vòng
    • Kiểm tra mối nối

Hình 11. Nối phân nhánh dây dẫn lõi nhiều sợi

c. Nối dây dùng phụ kiện

  • Nối bằng vít:
    • Làm đầu nối: 
      • Làm khuyên kín
      • Làm khuyên hở
    • Nối dây
    • Kiểm tra mối nối

Hình 12. Nối dây bằng vít

  • Nối bằng đai ốc nối dây:
    • Làm đầu nối thẳng: Chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện khoảng 2/3 chiều dài đai ốc nối dây và làm sạch lõi
    • Nối dây dẫn
    • Kiểm tra mối nối

Hình 13. Nối dây bằng đai ốc nối dây

Bước 4. Hàn mối nối

  • Tác dụng của hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ
  • Các bước hàn mối nối:
    • Làm sạch mối nối
    • Láng nhựa thông
    • Hàn thiếc mối nối

Hình 14. Hàn mối nối

Bước 5. Cách điện mối nối

Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện

  • Cách điện mối nối theo đường thẳng

Hình 15. Cách điện mối nối theo đường thẳng

  • Cách điện mối nối phân nhánh

Hình 16. Cách điện mối nối phân nhánh

Câu hỏi: Yêu cầu mối nối dây dẫn điện?

Trả lời:

- Mối nối dây dẫn điện có những yêu cầu sau:

+ Dẫn điện tốt

+ Bền chắc [có độ bền cơ học cao]

+ An toàn điện

+ Mĩ thuật [gọn và đẹp]

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách nối các đầu mối dây điện nhé!

1. Đầu nối dây điện là gì?

+ Đấu nối dây điện là kỹ thuật mắc nối các sợi dây điện lại với nhau tạo thành sự liên kết chắc chắn và đảm bảo an toàn về điện. Đấu nối dây điện thường được sử dụng khi thi công lắp đặt hệ thống điện trong gia đình.

+ Việc này đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật và quy tắc cơ bản như lựa chọn tiết diện dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn và không bị đứt gãy, được bọc vỏ cách điện an toàn, lõi điện sạch,... để hệ thống điện được vận hành một cách hiệu quả.

+ Đầu nối dây điện đúng kỹ thuật ngoài mang lại tính thẩm mỹ cao còn tránh được việc dây không bị rò rỉ điện, làm các thiết bị điện trong nhà hoạt động chậm hơn bình thường hoặc thậm chí hư hỏng. Bên cạnh đó, việc rò rỉ điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của các thành viên trong gia đình.

2. Chuẩn bị dụng cụ để đấu nối dây điện

- Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết dưới đây để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật cho việc đấu nối dây điện nhé:

+ Dao hoặc kìm tuốt vỏ dây điện

+ Băng keo cách điện

+ Bút thử điện

+ Đồng hồ vạn năng

+ Dụng cụ cách điện như găng tay cách điện, ủng cao su, ván cách điện

+ Hộp nối dây hoặc các thiết bị cần nối dây vào, tua vít, ốc vít,...

3. Quy trình để có thể thực hiện nối dây

+ Bước 1. Loại bỏ phần vỏ bọc

Có thể dùng kìm hoặc dao để thực hiện, nhưng mà vẫn đảm bảo là phần lõi không bị ảnh hương. Hiện nay có 2 cách để bóc vỏ cách điện được sử dụng nhiều nhất.

– Bóc cắt vát: Dùng dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện ở một góc 30 độ. Với dây có tiết diện nhỏ,thì nên dùng kìm để tuốt dây để bóc vỏ cách điện an toàn hơn.

– Bóc phân đoạn: trường hợp nay chỉ dùng cho loại dây có hai lớp cách điện. Với lớp cách điện ngoài được cắt chệch với lớp trong khoảng 5-8 mm.

+ Bước 2. Làm sạch lõi dây đồng

Làm sạch lõi bằng các loại giấy chuyên dụng như giấy ráp [giấy nhám] làm sạch cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt để có thể dẫn điện.

4.Kỹ thuật nối dâyđiện

- Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ [tiết diện] dây dẫn điện được chọn làm sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các công cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các công cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các công cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.

- Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.

- Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không được quá lớn, chắc chắn làm sao cho dao động cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc [tường, trần nhà…] không hề nhỏ hơn 10 mm.

- Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối [nhất là loại dây đôi]. Nếu thi công lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt.

- Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.

- Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2 m.

- Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề