Tại sao phải khảo sát xây dựng

Khảo sát địa hình công trình đóng vai trò quan trọng trước khi quyết định xây dựng một dự án công trình. Việc khảo sát địa hình giúp xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thiết kế , san lắp, thi công công trình.

Đặc biệt, với những công trình lớn, quan trọng thì việc khảo sát địa hình nhằm đánh giá mức độ ổn định để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép là điều hết sức cần thiết.

Khảo sát địa hình là gì?

Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, và xử lý nền móng, tính khối lượng đào, đắp công trình.

Phạm vi khảo sát địa hình gồm: Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao, đo bình đồ khu vực xây dựng, đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.

Khi nào cần khảo sát địa hình?

Công tác khảo sát địa hình công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa hình công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm...

Ngoài ra, trong quá trình thi công, sử dụng công trình nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên trên mặt đất thì cần phải tiến hành khảo sát địa hình bổ sung để có kế hoạch điều chỉnh phương án kịp thời tránh những rủi ro trong quá trình xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Nhờ công tác khảo sát địa hình mà giúp nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng. Từ đó, thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm. Đồng thời dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng. Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

Khảo sát địa chất công trình, một công việc thường thấy ở tất cả các công trình xây dựng. Mục đích của nhiệm vụ này là xác định cấu trúc đất nền, xác định tai biến địa chất, tính cơ lý hóa của đất… để phục vụ cho công tác thiết kế và quy hoạch đất. Vậy hãy cùng với BATDONGSANEXPRESS tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này các bạn nhé.

Khảo sát địa chất công trình xây dựng

Khảo sát địa chất công trình thực chất là gì? Vì sao phải khảo sát địa chất công trình?

Thức tế, bất cứ một dự án bất động sản nào đều không thể bỏ qua việc khảo sát địa chất công trình. Từ nhà riêng đến căn hộ hoặc chung cư và kể cả là các loại công trình xây dựng khác. Vậy thực chất công việc này là gì và chúng quan trọng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau trả lời lần lượt từng vấn đề này các bạn nhé.

Khảo sát địa chất công trình thực chất là gì?

Thực chất đây là một nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá để xem kết cấu địa chất có đủ điều kiện để xây dựng công trình xây dựng hay không.

Khảo sát địa chất công trình là gì?

Nói một cách chính xác là việc tìm các chỉ số về: Tính chất cơ lý hóa, cấu trúc của đất nền, xác định tai biến địa chất có thể xảy ra và điều kiện nước ở dưới đất… Khi đã có các chỉ số, bộ phận kỹ thuật, thiết kế sẽ sử dụng để phục vụ cho công tác thiết kế, quy hoạch và cả vấn đề xử lý móng…

Để có được các chỉ số chính xác thì những công việc của bộ phần khảo sát cần phải làm đó là: Đào, khoàn, xuyên động, xuyên tĩnh, nén ngang, nén tĩnh, địa vật lý, cắt cánh…

Vì sao phải khảo sát địa chất công trình?

Có thể thấy rằng, việc khảo sát địa chất đối với các công trình xây dựng không hề đơn giản đúng không các bạn? Vậy vì sao bắt buộc phải làm công việc này? Thực chất, việc khảo sát công trình nhằm mục đích là:

Vì sao phải khảo sát địa chất công trình?

  • Giúp bộ phận kỹ thuật xây dựng đánh giá về mức độ phù hợp của một địa điểm nào đó để dự kiến xây dựng một công trình bất kỳ.
  • Bên cạnh đó sẽ đưa ra giải pháp và những thiết kế phù hợp với công trình. Đặc biệt là việc xây dựng kết cấu móng phải phù hợp và giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí trong xây dựng.
  • Căn cứ vào kết quả khảo sát sẽ đề xuất những biện pháp thi công khả thi nhất. Đồng thời hoạch định được những khó khăn và trở ngại mà bên thi công sẽ gặp phải.
  • Hơn thế nữa là bộ phận kỹ thuật sẽ xác định được sự biến đổi của môi trường địa chất dưới tác động của kinh tế, công trình do con người tác động.

Tiến trình khảo sát địa chất công trình diễn ra như thế nào?

Thực tế, với những công trình cao tầng, có độ phức tạp cao thì việc khoan kiểm tra địa chất không thể tiến hành một cách qua loa đại khái. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ và chất lượng công trình sau này. Vì vậy, chủ đầu tư cần phải đặt vấn đề với bên tư vấn để tiến hành theo đúng quy trình. Cụ thể quy trình cần phải thực hiện đó là:

Khảo sát về địa chất.

Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của việc khảo sát địa chất công trình. Cụ thể thì trong công việc này cần phải hoàn thiện những nhiệm vụ sau:

Khảo sát về địa chất

  • Xác định chính xác về cao độ, tọa độ tại các mốc ranh giới của khu đất theo những vị trí do chủ đầu tư trực tiếp chỉ dẫn.
  • Tiếp đến là đô cao độ về địa hình, hiện trạng, địa vật trong phạm vi của khu đất.
  • Sau đó sẽ thiết lập bản đồ về hiện trạng cao độ theo tỷ lệ là 1/500.
  • Không thể bỏ qua nhiệm vụ xác định vị trí cũng như cao độ của tim đường hiện hữu tại những khu vực có liên quan.
  • Cuối cùng là khảo sát toàn bộ hệ thống về hạ tầng kỹ thuật, các vị trí đấu nối cấp thoát nước thải, nước mưa và cấp điện.

Lấy các chỉ số về việc khảo sát địa chất.

Bất cứ một công trình nào thì số liệu khảo sát địa chất công trình là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình thiết kế. Bởi chúng có liên quan đến tính bền, độ ổn định và nguồn kinh phí của chủ đầu tư. Cụ thể thì những nội dung cần phải đảm bảo đó là:

  • Việc đầu tiên là xác định các lỗ khoan để khảo sát và lấy mẫu.
  • Để xác định được chính xác tính chất cơ lý của đất thì phải tiến hành lấy mẫu đủ. Theo quy định là cứ 2m sẽ lấy một mẫu.
  • Tiến hành thử nghiệm toàn bộ thông số SPT trực tiếp tại hiện trường và theo quy định là 2m/điểm.
  • Tiếp đến là lấy thí nghiệm về mẫu nước ngầm có trong đất và chúng ta chỉ cần lấy 1 mẫu là được.
  • Cuối cùng là lập bản vẽ mặt cắt và tiến hành làm hồ sơ báo cáo địa chất tại công trình muốn thi công.

Nhiệm vụ cần làm sau khảo sát khi đã có số liệu thực địa.

  • Đánh giá về mức độ phù hợp đối với môi trường và địa điểm của công trình được dự kiến xây dựng.
  • Nhiệm vụ tiếp theo đó là lựa chọn giải pháp và thiết kế phần móng cho công trình. Tuy nhiên phải đảm bảo sự hợp lý và tiết kiệm cho chủ đầu tư.

Lựa chọn giải pháp và thiết kế phần móng cho công trình

  • Đề xuất các phương án thi công tối ưu nhất. Đồng thời phải dự đoán được những trở ngại cũng như những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình xây dựng.
  • Xác định chính xác sự biến đổi về môi trường địa chất dưới tác động của những hoạt động về kinh tế và công trình của con người. Hơn thế nữa còn phải xác định cả mức độ ảnh hưởng của sự biến đổi đó tới chính công trình đang thi công và những dự án lân cận.
  • Đánh giá một cách chính xác về mức độ an toàn của công trình. Đồng thời đề xuất phương án cải tạo và nâng cấp. Bên cạnh đó phải có những nghiên cứu cụ thể trong việc xử lý khi công trình xảy ra hư hỏng.

Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình.

Để đưa ra được kết quả chính xác thì khoan khảo sát địa chất công trình là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để bảo đảm đúng kỹ thuật thì bên thi công phải đảm bảo theo đúng quy trình sau:

Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình

  • Dự kiến toàn bộ diện tích của khuôn viên, kết cấu, quy mô, tải trọng và kể cả là giải pháp dự kiến móng cho công trình.
  • Đơn vị khảo sát cần phải kết hợp chặt chẽ với đơn vị thiết kế và chủ công trình để xác định đúng vị trí, khối lượng và chiều sâu thăm dò địa chất.
  • Tiến hành khoan, lấy mẫu đất đá tại những vị trí đã được xác định. Mẫu phải được bảo quản thật tốt để chuyển về phòng thí nghiệm.
  • Khi đã lấy được mẫu sẽ tiến hành phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.
  • Sau khi có kết quả phân tích, đơn vị khảo sát phải lập báo cáo, đồng thời đề xuất một số phương án đối với những vấn đề có liên quan.
  • Cuối cùng là cung cấp số liệu cho nhà thiết kế để họ tính toán và lựa chọn các giải pháp cho phù hợp.

Thực tế, việc khảo sát địa chất công trình ngoài việc phục vụ cho vấn đề xây dựng chúng còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh doanh bất động sản. Nắm vững được kết cấu địa chất chúng ta sẽ có những phương án môi giới và đưa ra mức giá phù hợp đối với khách hàng.

Một số câu hỏi có liên quan đến khảo sát địa chất công trình.

Như vậy, có thể thấy rằng để hoàn thiện được một công trình xây dựng thì có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những công việc quan trọng đó là khảo sát địa chất công trình. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn sáng tỏ được vấn đề này. Nếu cần thông tin tham khảo, có thể tìm hiểu qua trang tin tức thị trường bất động sản để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề