Tại sao phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ giảng môn Sinh học tại Trường THCS Tiên Yên

[Nguyễn Thị Mai]

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục trung học hiện nay. Khoản 3, Điều 30 [yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông], Luật Giáo dục năm 2019 [sửa đổi, Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020] nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh [HS] phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng HS; bồi dưỡng phương pháp tự học,hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”. Theo đó, sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch bài học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết học tập theo định hướng phát triển năng lực người học.

Trước yêu cầu ngày càng cao về giáo dục đào tạo, bên cạnh yếu tố vững chuyên môn, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá tri thức khoa học của HS và nâng cao nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ giảng môn Sinh học của giáo viên tại Trường THCS Tiên Yên.

Vì thế, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học [kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực] đối với Bài 12: “Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống” trong sách giáo khoa môn Sinh học lớp 6. Đây là một bài học với kiến thức khá trừu tượng, gây khó hiểu cho HS. Bài này được kết cấu giáo án thành 6 tiết. Sau khi dạy xong các tiết lí thuyết, tôi đã dành 1 tiết để hướng dẫn các em HS tham gia trải nghiệm làm mô hình tế bào thực vật bằng các vật dụng dễ kiếm như: đất nặn, xốp hoặc giấy A4. Lớp 6C có 26 HS, nên tôi chia lớp thành 5 nhóm nhỏ [5 - 6 HS/ nhóm]. Với từng nhóm, tôi hướng dẫn HS phân chia nhóm trưởng, thư kí và hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Quá trình học tiết thực hành, các em rất hào hứng, tích cực làm thí nghiệm, thảo luận nâng cao chất lượng môn học.

Sau khoảng 15 phút tham gia hoạt động thảo luận và sản phẩm của các nhóm đã được hoàn thiện.

Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện của tổ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

Các thành viên của từng nhóm rất chăm chú lắng nghe; nhận xét khá đầy đủ, chi tiết những ưu, nhược điểm của nhóm bạn. Sau đó, giáo viên tổng hợp tất cả ý kiến của các nhóm rồi đánh giá, cho điểm.

Sau tiết học này, các em biết được cách thức tổ chức hoạt động nhóm, biết cách trình bày một vấn đề trước lớp, biết nhận xét ưu, nhược điểm của nhóm bạn. Đồng thời, biết trang trí sản phẩm sao cho đẹp mắt.

Với những tiết trải nghiệm như thế này, các em HS sẽ rèn luyện được các kĩ năng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hoạt động nhóm… và chắc chắn các em sẽ khắc sâu kiến thức và vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đời thường.

Một vài hình ảnh HS thuyết trình sản phẩm:

Bài học kinh nghiệm rút ra là: Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, nhất là chuyển đổi từ “lối dạy học thụ động, truyền thụ một chiều” sang phương pháp nêu vấn đề, định hướng thực nghiệm nhằm kích thích sự sáng tạo của HS “hòa mình” vào bài học để lĩnh hội kiến thức và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 30-07-2018

SỰ KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY

ThS Vũ Văn Nam

1. Thế nào là dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:

Dạy bằng sự đa da dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ học giờ dạy học, một buổi dạy học hay trong suất quá trình thực hiện môn học, để đạt được hiệu quả cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp  ta có thể khái quát chung được thông qua các vấn đề sau đây:

Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học : Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình, minh họa, quan sát, nghiên cứu & luyện tập.

Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học: Kết hợp luân phiên các phương pháp hiện đại [giáo án điện tử], lời nói của giảng viên, mô hình thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trong việc trình bày nội dung của bài giảng. Một điều cần phải chú ý là sử dụng các phương tiện dạy học một cách tối ưu, đòi hỏi người giảng viên phải biết cách lựa chọn những phương tiện thích hợp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học. Đi đôi với việc sử dụng  các phương tiện dạy ta cũng phải cân nhắc lựa chọn cẩn thận, không nên tập trung quá nhiều hay quá lạm dụng các phương tiện hiện đại vào bài giảng thì có khả năng dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả. Bởi vì sinh viên, học viên chỉ chú trọng đến hình thức học quên đi nội dung của bài học.

Sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học : Vừa học bài mới- ôn tập bài cũ, minh họa các ví dụ mang tính thực tiễn, chỉ cho sinh viên, học viên cách học từng môn học, thảo luận, đi thực tế tham quan, viết bài thu hoạch. Hiện nay đa số các trường Đại học đang thúc đẩy tính tự nghiên cứu của sinh viên, học viên [bằng cách gợi ý cho sinh viên, học viên về đọc sách trước rồi tóm tắt nội dung mà sinh viên đã thu thập được trong quá trình đọc, tiết sau giảng viên mới tiến hành mô phỏng lại nội dung bài mà sinh viên, học viên đã đọc, xem kết quả mà sinh viên, học viên thu thập được có giống với kết quả mà giảng viên mô phỏng hay không. Hình thức này tạo cho sinh viên, học viên có nhiều những vấn đề để thảo luận.Vấn đề này có hiệu quả cao khi các sinh viên, học viên thực hiện theo kiểu học nhóm]

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy được tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng học cụ thể. Sau đây là một số mục tiêu để lựa chọn phương pháp dạy học:

- Mục đích của môn học

- Đặc trưng của môn học

- Nội dung dạy học

- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ của người học

- Điều kiện cơ sở vật chất [phòng học, trang thiết bị học và dạy học]

- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học

- Trình độ và năng lực của giảng viên

- Ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp

2. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể phát huy được những mặt mạnh và mặt yếu của mỗi phương pháp: Mỗi chúng ta đều biết rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, không có phương pháp nào là tối ưu. Sinh viên, học viên sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi giảng viên lựa chọn đúng phương pháp dạy học thích hợp cho đúng đối tượng và phù hợp với tiến trình của bài giảng.

Mỗi khi thay đổi phương pháp dạy học đã làm thay đổi cách thức hoạt động tư duy của sinh viên, học viên thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho sinh viên, hoc viên đỡ mệt mỏi và có thể tiếp thu bài tốt hơn

Mỗi sinh viên, học viên thích ứng với những phương pháp dạy học khác nhau. Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa các phương pháp dạy của giảng viên với phương pháp học của sinh viên và học viên, tạo sự tương tác tốt giữa thầy và trò.

Mỗi lần thay đổi phương pháp dạy học là một lần giảng viên tạo ra cái mới, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán của tiết học. Nhờ đó tiết học sẽ sinh động hơn, hấp dẫn, sinh viên và  học viên hứng thú và có nhiều cơ hội tiếp thu bài học tốt hơn.

3. Kết luận :

Để đề tài này thực sự có hiệu quả trên thực tế, một mặt giảng viên phải tự học hỏi trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn, các phương pháp dạy mới, phương pháp dạy học theo phương châm lấy sinh viên làm trung tâm, mặt khác các trường cần đầu tư những trang thiết bị dạy học cho phù hợp [phòng học thiết kế kê bàn ghế dễ thay đổi được vị trí, máy vi tính, máy projector hoặc  máy in, đèn overhead, phim trong, bút lông dầu, có đủ giáo trình, nên tăng số lượng đầu sách tham khảo ở thư viện để phục vụ cho mỗi môn học…], cần tạo qũy thời gian và kinh phí để bồi dưỡng giảng viên biên soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo các thiết bị giảng dạy hiện có trong trường, trường có thể tạo điều dành riêng một phòng có trang bị các thiết bị cần thiết để giảng viên có phương tiện để nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy.

Video liên quan

Chủ Đề