Tại sao trẻ dễ bị sặc khi vừa ăn vừa nói chuyện?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, nếu vừa ăn vừa cười nói thì rất dễ bị sặc.

Bác sĩ Cấp lý giải, do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản [phổi] và thực quản [dạ dày]. Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.

“Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”, bác sĩ Cấp cảnh báo.

Để không bị sặc khi ăn, bác sĩ Cấp khuyến cáo mọi người không nên vừa ăn vừa nói. Ngoài ra, đối với người già, không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi. Tốt nhất, người cao tuổi nên ăn thức ăn xay nhừ. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng [dễ gây sặc] phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Người chăm sóc chú ý động tác nuốt thức ăn hay thức uống của người già. Sau khi người già nuốt xong muỗng trước mới tiếp tục đút muỗng tiếp theo.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn nên đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như mận, ổi, củ cải, cà rốt sống...

Bệnh nhân bị sặc, hóc phải nhập viện.

Khi bị sặc thức ăn, bác sĩ Cấp khuyến cáo, sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich.

Với người lớn, để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Cần làm động tác nhanh và dứt khoát.

Khi nạn nhân ngã xuống phải lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Sau đó lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.

Theo Diệu Thu [Dân Việt]

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược.

Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

1.1. Nguyên nhân thường gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Bé sử dụng bình sữa có núm cao su lỗ quá to làm sữa chảy ra nhiều hoặc do mẹ nhiều sữa, sữa xuống nhanh làm bé nuốt không kịp gây sặc. Mẹ cho bé bú sai tư thế, bé vừa ngủ vừa ngậm vú nhưng không nuốt, khi bé thở mạnh sẽ gây sặc sữa lên mũi hoặc bé bị sặc sữa vào phổi. Khi bé vừa bú vừa hóng chuyện, cười đùa sẽ làm sữa tràn vào khí quản, gây sặc sữa.

1.2. Nguyên nhân gây sặc thức ăn ở trẻ

Do cha mẹ cho trẻ ăn những thức ăn chưa phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ. Cha mẹ cho trẻ ăn không đúng tư thế, trẻ không ngồi một chỗ khi ăn mà liên tục di chuyển, chạy nhảy, cười đùa. Cha mẹ cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, ép ăn nhanh, trẻ nuốt vội dễ dẫn đến sặc.

Khi trẻ bị sặc, sữa hoặc thức ăn sẽ vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản, phế nang làm cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp. Trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu oxy, suy hô hấp và có thể ngừng thở.

Các triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc là: trẻ đang ăn bú hoặc ăn bỗng ho sặc sụa, tím tái, bé bị sặc sữa thở khò khè, thở rít, khó thở, mắt trợn ngược. Da trẻ tái xanh, người hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.

Sặc là một cấp cứu tối khẩn ở trẻ em, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng do suy hô hấp hoặc trẻ sẽ bị những di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị thiếu oxy trong thời gian lâu.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa

3.1 Xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

  • Làm thông thoáng đường thở trẻ: Dùng dụng cụ hút để hút sữa trong miệng và mũi trẻ càng nhanh càng tốt, nếu để lâu sữa sẽ vào sâu bên trong phổi gây tắc đường hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Nếu không có dụng cụ hút có thể dùng miệng để hút, nên hút miệng trước, hút mũi sau.
  • Kích thích mạnh để trẻ khóc và tự thở:
    • Vỗ lưng: đặt trẻ nằm sấp xuống đùi, đầu thấp hơn ngực, dùng bàn tay vỗ liên tiếp mạnh vào vùng lưng giữa hai vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước khoảng 5 cái. Sau đó, lật nhẹ nhàng về tư thế ngửa xem trẻ đã tự thở được chưa.
    • Ấn ngực: nếu sau khi vỗ lưng mà trẻ vẫn chưa thở được, giữ trẻ ở tư thế ngửa, giữ đầu thấp hơn ngực. Ấn vuông góc khoảng 5 lần liên tiếp, tốc độ 1 lần ấn/ giây vào vị trí 1/3 dưới xương ức [cách khoảng 1 đốt ngón tay dưới đường nối hai 2 núm vú].

Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực cho đến khi trẻ thở được.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngay sau đó.

3.2. Xử trí khi trẻ bị sặc thức ăn

Cha mẹ nên bình tĩnh đánh giá tình hình của trẻ:

  • Nếu trẻ ho hoặc khóc và vẫn thở được được thì tình trạng của trẻ chưa nghiêm trọng. Cha mẹ nên động viên, cổ vũ bé tiếp tục ho, ọe để tống thức ăn, dị vật ra ngoài. Kiểm tra miệng bé và móc ra những thức ăn có thể nhìn thấy. Nếu không thấy mẩu thức ăn, không nên tự dùng ngón tay mò mẫm trong miệng trẻ vì có thể vô tình đẩy thức ăn vào sâu hơn trong đường hô hấp. Theo dõi tình trạng của bé, xem sau khi ho bé có dễ thở hơn không, đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khi bé có hiện tượng thở khó khăn.
  • Nếu trẻ tỉnh táo và khó thở: kiểm tra miệng bé, lấy ra tất cả những mẫu thức ăn có thể nhìn thấy được, sau đó thực hiện động tác vỗ ngực và ấn lưng như khi sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở: tiến hành hà hơi thổi ngạt và thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực, gọi ngay xe cấp cứu.

Để phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh, đối với trẻ bú mẹ, nếu mẹ sữa nhiều nên kẹp đầu ti để hạn chế tốc độ sữa khi bé bú. Nếu mẹ cho bé bú bình, nên chọn núm vú có kích cỡ phù hợp, hiện trên thị trường có các loại bình sữa có van chống sặc, sữa chỉ chảy khi bé mút giúp hạn chế tình trạng sữa chảy quá nhanh, giảm nguy cơ sặc cho bé.

Không cho trẻ bú khi đang nằm, vừa bú vừa ngủ, mẹ cũng không nên vừa cho bé bú vừa cười đùa với bé. Khi cho bé bú, mẹ nên bế bé đúng cách, đảm bảo sao cho đầu - lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng, đầu bé đối diện với ngực mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ. Tư thế bú đúng cách sẽ giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Tư thế bú đúng cách sẽ giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa nguy cơ sặc thức ăn ở trẻ em, ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngồi một chỗ khi ăn, tốt nhất là trẻ được ngồi trong ghế tập ăn ngay từ sớm để tránh tình trạng khi lớn lên trẻ không chịu ngồi ăn mà vừa ăn vừa di chuyển, vừa vất vả cho cha mẹ vừa tăng nguy cơ sặc thức ăn cho trẻ.

Cha mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn, không đút quá nhanh, không cho trẻ ăn khi đang khóc hay đang đùa giỡn. Không đút một lượng lớn thức ăn cùng lúc mà nên chia ra từng thìa nhỏ, khi trẻ có các biểu hiện bất thường, nhanh chóng kiểm tra xem trẻ có đang bị sặc không.

Việc xử lý cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Và nếu đã xử trí theo các cách trên nhưng trẻ vẫn có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, ngưng thở,... các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Hôm qua con bé nhà mình vừa bị sặc cơm vì cái tội vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa với bà nội. Nó bị mấy lần rồi ấy mà nói mãi không chịu nghe, cứ vừa ăn vừa đùa. Mỗi lần thế là mình với mẹ chồng lại được dịp ‘chiến tranh’ vì mình ghét nhất kiểu vừa ăn vừa cười đùa. Còn bà thì bảo, nhà ai chẳng thế, sao mình khó tính. Quả thực, thói quen này hầu như 90% gia đình Việt đều mắc phải. Tuy nhiên, chẳng ai biết những thói quen đơn giản như vậy lại nguy hiểm tới nhường nào.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp [BV Nhiệt đời TW] cho biết, cấu trúc vùng hầu họng con người là một ngã tư. Từ đây sẽ thông ra mũi, miệng, thông vào khí quản và thực quản. Bình thường, phần thông vào khí quản sẽ có nắp thanh môn đóng lại nhưng khi chúng ta hít thở thì nắp thanh môn mở ra để khí quản thông ra mũi. Khi chúng ta cười, nói khí quản sẽ mở thông ra miệng. Khi nuốt thức ăn thì nắp thanh môn đóng lại để miệng thông với thực quản, thức ăn sẽ từ miệng đi xuống thực quản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta vừa ăn vừa cười, nói thì thức ăn sẽ dễ lẫn vào khí quản khiến chúng ta bị sặc.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

Không ít người có thói quen ăn thức ăn rồi mới ăn cơm nhất là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là một hành động hoàn toàn sai lầm, có thể gây hại cho sức khỏe. Ăn cơm xong rồi mới ăn thức ăn có thể khiến trẻ chán cơm dẫn tới tình trạng thiếu tinh bột. Đây là một yếu tố dẫn tới suy dinh dưỡng.

Không chỉ thế, khi ăn thức ăn trước, chất đạm trong thức ăn sẽ bị biến đổi thành axit uric. Chất này sẽ bám vào khớp xương và gây nên bệnh gout.

Ăn cơm nguội

Các chuyên gia cho rằng, việc ăn cơm nguội có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay cả khi cơm không hề có dấu hiệu bị ôi, thiu. Vì vậy, nếu cơm ăn không hết thì mọi người nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng luôn trong ngày, không được để sang ngày hôm sau.

Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại

Khi vừa ăn vừa xem tivi, não sẽ phải phân ra hoạt động nên không kịp phản ứng với lượng thức ăn đi vào cơ thể. Do đó, dễ gây tăng cân. Bên cạnh đó, khi vừa ăn vừa xem tivi còn khiến chúng ta mất tập trung khiến lượng axit ở dạ dày tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, lâu dần gây viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ăn nhiều cơm

Theo TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà [Viện Dinh dưỡng quốc gia] cho biết, nhiều người hay có thói quen ăn nhiều cơm nhất là những người phải lao động chân tay. Tuy nhiên, trong cơm có chứa lượng lớn đường glucose. Vì vậy, nếu ăn nhiều cơm, glucose sẽ khiến lượng đường huyết cao. Nếu duy trì lâu dài có thể gây nên bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng khác như: bệnh tim mạch, tai biến, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim…

Vì vậy, bác sĩ Hà cho biết, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn 2 lưng bát cơm/bữa. Với những người lao động nặng thì chỉ nên ăn 3 lưng bát cơm/bữa mà thôi.

Không ăn hoặc ăn ít rau củ

Ts. Bs. Đỗ Thị Phương Hà cho biết, trong bữa ăn mọi người nên ăn đều tất cả các loại thức ăn. Có nhiều người chỉ thích ăn cơm với thịt, cá mà bỏ quên món rau. Điều này khiến cơ thể bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là tiền đề gây nên bệnh dạ dày và các loại bệnh ung thư.

Vì vậy, các chuyên ra khuyên rằng, mọi người nên ăn cân bằng 3 nhóm chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn cơm chan canh

90% người Việt đều có thói quen ăn cơm chan canh vì dễ nuốt hơn, nhất là vào những ngày hè. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trong bữa cơm mọi người nên hạn chế ăn cơm với các loại nước canh hay nước lọc, nước ngọt. Bởi, chất lỏng và thức ăn lẫn lộn trong dạ dày khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn.

Bình thường, thức ăn cần ở khoang miệng hấp thụ các enzyme cần thiết rồi mới đi xuống hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cơm chan canh thì thức ăn sẽ nhanh chóng trôi tuột xuống dạ dày mà không kịp hấp thụ enzyme ở khoang miệng, Điều này khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa được thức ăn. Đây là nguy cơ dẫn tới các tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới ung thư dạ dày.

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề