Tại sao tư nhân không tham gia cung cấp hàng hóa công cộng

Mục lục

Tính chất của hàng hóa công cộngSửa đổi

  • Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên góc độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền và không bảo vệ những ai không trả tiền. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem.
  • Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng.

Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túySửa đổi

Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.

Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn.

những vấn đề cơ bản về hàng hóa công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [164.43 KB, 13 trang ]

Tìm hiểu về hàng hóa Công
MỤC LỤC
Lời mở đầu...........................................................................................................2
1. Khái niệm hàng hóa Công................................................................................3
2. Tính chất của hàng hóa Công...........................................................................3
3. Phân loại hàng hóa Công..................................................................................3
4. Cung cấp hàng hóa Công..................................................................................4
4.1. Ai sẽ cung cấp hàng hóa Công......................................................................4
4.2 Cung cấp hàng hóa Công một cách có hiệu quả.............................................4
4.3 Vì sao tư nhân không muốn sản xuất hàng hóa Công....................................5
5. Giải pháp đối với việc cung cấp hàng hóa Công..............................................8
Kết luận..............................................................................................................10

Tài Chính Công

Trang 1


Tìm hiểu về hàng hóa Công

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các phần học trước, chúng ta đã xem xét cách thức thị trường phân bổ các
nguồn lực khan hiếm với các ảnh hưởng của cung và cầu, sự cân bằng cung – cầu chỉ ra
rằng nguồn lực phân bổ hiệu quả. Thực vậy, thị trường hoạt động hiệu quả nhưng trong
một số trường hợp thì thị trường sẽ hoạt động không hiệu quả. Dưới đây là phần đề cập
đến các vấn đề về hàng hóa Công, sự khác nhau giữa hàng hóa Công và hàng hóa tư, vì
sao tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa Công và sự can thiệp của Chính Phủ nhằm
cải thiện hiệu quả thị trường.

Tài Chính Công


Trang 2


Tìm hiểu về hàng hóa Công
1. Khái niệm hàng hóa Công
Hàng hóa Công là hàng hóa không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong
tiêu dùng, việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn
cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.

2. Tính chất của hàng hóa Công
Hàng hóa Công có hai đặc điểm cơ bản:
- Thứ nhất, tính không cạnh tranh hay tiêu dùng chung: Tính chất không cạnh tranh được
hiểu trên góc độ tiêu dùng, nếu một người tiêu dùng hàng hóa đó thì một người khác
cũng có thể tiêu dùng nó cùng lúc mà không làm tăng thêm chi phí để cung cấp, cũng
không làm thay đổi mức độ thỏa mãn của người thứ nhất. Ví dụ: Pháo hoa khi bắn lên thì
tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này đối lập với hàng
hóa tư nhân, chẳng hạn một cái áo người này đã mua và tiêu dùng thì người khác không
thể mua và tiêu dùng nó nữa. Chính vì tính chất này mà người ta không mong muốn loại
trừ bất cứ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa Công hay nói cách khác, chi phí
biên phục vụ cho một người tiêu dùng mới là bằng không.
- Thứ hai, tính không loại trừ hoặc chi phí loại trừ rất tốn kém: Điều này có nghĩa là nếu
người thứ nhất đang tiêu dùng hàng hóa thì cũng không ngăn cản được người thứ hai tiêu
dùng nó, hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó. Ví dụ, quốc phòng là
hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người có đóng góp quỹ
quốc phòng và không bảo vệ những người không đóng quỹ. Điều này đối lập với hàng
hóa tư nhân, nhà hát có thể loại trừ những người không mua vé nhưng trường hợp ngọn

Tài Chính Công

Trang 3



Tìm hiểu về hàng hóa Công
hải đăng được dùng để cảnh báo cho tàu thuyền lại khác. Nếu công ty tàu biển xây dựng
một ngọn hải đăng để cảnh báo cho tàu thuyền của mình nhưng nó không thể dễ dàng loại
trừ các chủ thuyền khác được hưởng lợi từ ngọn hải đăng đó. Tuy nhiên, hiện nay việc
dẫn dắt tàu thuyền bằng vệ tinh thì lại khác,vệ tinh có thể loại trừ không dẫn dắt những
tàu thuyền không chịu nộp chi phí.

3. Phân loại hàng hóa Công
Hàng hóa Công bao gồm hai loại: Hàng hóa Công thuần túy và hàng hóa Công không
thuần túy.
- Hàng hóa Công thuần túy: Là hàng hóa mang đầy đủ hai đặc tính của hàng hóa Công.
Trong thực tế có một số hàng hóa Công thỏa mãn cả hai thuộc tính trên, như Quốc phòng,
Ngoại giao, đèn biển, phát thanh,… Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm
một người sử dụng bằng không, ví dụ như: Đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì
ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.
- Hàng hóa Công không thuần túy: Là hàng hóa mang một trong hai đặc tính của hàng
hóa Công. Bao gồm:
+ Hàng hóa Công có thể loại trừ bằng giá [có loại trừ]: Là hàng hóa mà lợi ích do chúng
tạo ra có thể định giá, ví dụ như: Đường cao tốc, cầu có thể đặt các trạm thu phí.
+ Hàng hóa Công có thể tắt nghẽn [có cạnh tranh]: Là hàng hóa mà khi có nhiều người
sử dụng có thể gây ra tắt nghẽn làm giảm lợi ích của người tiêu dùng, ví dụ: Đường giao
thông, nếu có quá đônng người sử dụng thì sẽ bị tắt nghẽn.

4. Cung cấp hàng hóa Công

Tài Chính Công

Trang 4



Tìm hiểu về hàng hóa Công
4.1. Ai sẽ cung cấp hàng hóa Công
- Hàng hóa Công thuần túy: Chính phủ nên cung cấp.
- Hàng hóa Công không thuần túy: Xét hai trường hợp
+ Tư nhân cung cấp
+ Chính phủ cung cấp

4.2 Cung cấp hàng hóa Công một cách có hiệu quả
- Theo điều kiện Samuelson: Muốn xác định mức cung cấp hàng hóa Công một cách hiệu
quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất
định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa Công [G] và hàng hóa cá nhân [ X], nếu giá
của hàng hóa Công là t [mức thuế cá nhân phỉ trả] và của hàng hóa cá nhân là p thì đường
ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có
cầu về hàng hóa Công khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay
thế biên giữa hàng hóa Công và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng [t/p]. Đường
cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa Công cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu
tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung về
hàng hóa Công phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu
hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa Công và
hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa
Công được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải
bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng
hóa Công cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là điều

Tài Chính Công

Trang 5



Tìm hiểu về hàng hóa Công
kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa Công. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định
được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa
chọn nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả.
- Cân bằng Lindahl: Theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa Công sẽ được
cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng
hóa Công cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra là hàng hóa Công thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá
nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân
bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa Công
thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây
dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa Công gọi là cân bằng
Lindahl. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa Công
thuần túy tương ứng với mức thuế [chính là giá của hàng hóa công cộng] ấn định cho cá
nhân đó, mức cung cấp hàng hóa Công thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá
nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế
khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở
đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân.
- Thế nhưng mô hình cân bằng Lindahl trong thực tế lại vấp phải vấn đề kẻ đi xe không
trả tiền. Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa Công hiệu quả, các cá nhân phải thực
hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực
nhu cầu của mình về hàng hóa Công. Nếu một cá nhân biết được số tiền mà cá nhân khác
sẵn sàng đóng góp để có hàng hóa Công thì người đó có thể bộc lộ nhu cầu của mình về
Tài Chính Công

Trang 6


Tìm hiểu về hàng hóa Công

hàng hóa Công cũng như số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế. Trong trường hợp cực
đoan, nếu một người biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng không ảnh hưởng gì
đến việc cung cấp hàng hóa Công thì anh ta sẽ không trả tiền, hiện tượng kẻ đi xe không
trả tiền. Nếu có rất ít kẻ đi xe không trả tiền thì hàng hóa Công vẫn có thể được cung cấp
một cách hiệu quả. Trong những cộng đồng nhỏ, khi mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên
việc che giấu nhu cầu về hàng hóa Công khó thực hiện thì dư luận, áp lực cộng đồng có
thể buộc mọi người đóng góp đầy đủ để có hàng hóa Công. Ví dụ: Một xóm có thể yêu
cầu các hộ gia đình đóng góp để bê tông hóa con đường chung một cách khá dễ dàng.
Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn
chi phí rất lớn mới có thể loại trừ những kẻ đi xe không trả tiền. Đặc biệt nếu hàng hóa
Công do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng
trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn cung
cấp hàng hóa Công. Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa Công và thu
các khoản đóng góp thông qua thuế.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế.
Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự phát triển
của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường
cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không
chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình. Điều này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân
ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa Công

4.3 Vì sao tư nhân không muốn sản xuất hàng hóa Công

Tài Chính Công

Trang 7


Tìm hiểu về hàng hóa Công
- Các nhà kinh tế học cho rằng hàng hóa Công là một thất bại của thị trường. Điều này

muốn nói đến vấn đề tư nhân không đầu tư kinh doanh hàng hóa Công. Việc cung cấp
hàng hóa Công là rất cần thiết đối với xã hội. Nó là hàng hóa thường có lợi ích lớn hơn
chi phí tạo ra. Do vậy, về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Mặt khác,
có nhiều hàng hóa Công có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia nên nhất thiết phải sản xuất,
chẳng hạn như Quốc phòng … Nhưng với hai đặc điểm của hàng hóa Công đã dẫn đến
tình trạng “người ăn theo”. Để xác định được mức cung cấp hàng hóa Công hiệu quả, các
cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải công
khai bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa đó. Sẽ có hai trường hợp
có thể xảy ra về vấn đề này:
+ Thứ nhất, cá nhân nào đó biết được chi phí mà người khác phải đóng góp để có hàng
hóa Công thì anh ta sẽ bộc lộ nhu cầu ít hơn thực tế và đóng góp ít hơn.
+ Thứ hai, một số người biết rằng nếu mình không đóng góp chi phí thì hàng hóa đó vẫn
được sản xuất ra nên anh ta sẽ không trả tiền và trở thành “người ăn theo”. Nếu có rất ít
“kẻ ăn theo” thì hàng hóa Cộng vẫn được cung cấp có hiệu quả . Nhưng nếu với số lượng
lớn thì không thể cung cấp vì chi phí quá lớn mà không thể thu hồi được. Vì thế, tư nhân
sẽ không sản xuất hàng hóa Công. Hơn nữa, nếu tư nhân cung cấp thì họ sẽ không có chế
tài để buộc những người sử dụng trả tiền.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn sản xuất hàng
hóa Công. Ví dụ : Thành phố có một triệu dân muốn xem pháo hoa vào dịp Tết nguyên
đán. Lợi ích bình quân của mỗi người khi xem pháo hoa khoảng 15.000đồng. Tổng lợi
ích của việc bắn pháo hoa là 15 tỷ đồng. Giả sử tổng chi phí để bắn pháo hoa là 9 tỷ
Tài Chính Công

Trang 8


Tìm hiểu về hàng hóa Công
đồng. Phúc lợi ròng xã hội thu được là 6 tỷ đồng. Vì tư nhân không thể thu được tiền của
từng người dân để có đủ 9 tỷ đồng nên tư nhân không tổ chức.
Tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa Công, còn vì lý do tính không hiệu quả khi khu

vực kinh tế tư nhân cung cấp hàng hóa này. Điều đó được thể hiện:
+ Thứ nhất, có thể loại trừ những “kẻ ăn theo” bằng việc định giá [như qua cầu phải nộp
tiền] nhưng như vậy sẽ làm tổn thất phúc lợi chung của xã hội. Nếu thu phí tất cả những
người qua cầu thì lượng người qua cầu sẽ giảm và sẽ làm cản trở những hoạt động khác
trong xã hội. Do đó, có những loại hàng hóa công cộng phải được cung cấp miễn phí vì
lợi chung của xã hội. Điều này tư nhân không thể thực hiện được vì mục đích kinh doanh
của tư nhân là lợi nhuận.
+ Thứ hai, hàng hóa Công có chi phí giao dịch rất lớn [chi phí để duy trì hệ thống quản lý
nhằm loại trừ bằng giá]. Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trên đường cao tốc. Do
đó, sẽ là hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Mà điều đó chỉ có
chính phủ mới làm được.
-Tính không hiệu quả khi tư nhân cung cấp hàng hóa Công:

Tài Chính Công

Trang 9


Tìm hiểu về hàng hóa Công

Cây cầu – một ví dụ về hàng hóa Công có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn.
+

Đối với những hàng hóa Công có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc

nghẽn, cần áp dụng thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích
do hàng hóa Công mang lại.
+ Tuy nhiên nếu mức phí quá cao [chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế
loại trừ lớn] thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều
dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội.

+ Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa Công thì mức phí họ thu
của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra.
+ Hình trên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Q c, trong
khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Q m. Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Q m lượt
người đi qua nhưng nếu thu phí ở hàng hóa Công là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính
chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa Công là hàng hóa tư
nhân không mang hai tính chất trên.

Tài Chính Công

Trang 10


Tìm hiểu về hàng hóa Công
-Hàng hóa Công có thể loại trừ nhưng có chi phí giao dịch rất lớn:

Hàng hóa Công có chi phí giao dịch lớn.
+ Những hàng hóa Công mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá

[gọi là chi phí giao dịch] rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí
trên đường cao tốc,...thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng
thuế.
+ Nhưng để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp.
Đồ thị trên mô tả việc lựa chọn này. Giả sử hàng hóa Công có chi phí biên để sản xuất là
c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p.
+ Mức cung cấp hàng hóa Công hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa
là Q0. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Q e người sử dụng
hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE.
+ Nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Q m người sử dụng chứ không phải Q0.
Trong trường hợp này lợi ích biên [chính là đường cầu] nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội

Tài Chính Công

Trang 11


Tìm hiểu về hàng hóa Công
cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQ m do tiêu dùng quá
mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa
Công miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu
dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung
cấp miễn phí và ngược lại.
+ Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa Công miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên
quan đến khu vực Công hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng
một hàng hóa Công nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể
đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó.

5. Giải pháp đối với việc cung cấp hàng hóa Công
- Giải pháp cho vấn đề này là chính phủ phải tổ chức cung cấp hàng hóa Công. Nhưng
không phải bất cứ hàng hóa Công nào mà chính phủ cũng trực tiếp tổ chức sản xuất. Có
hai phương thức mà chính phủ có thể thực hiện:
+ Thứ nhất: Chính phủ chi tiền và tổ chức thực hiện đối với an ninh quốc phòng, cứu
hỏa v.v…
+ Thứ hai: Chính phủ chi tiền và tổ chức đấu thầu để tư nhân thực hiện đối với đường sá,
cầu cống, công viên .v.v…
- Vậy cung cấp loại hàng hóa Công nào sẽ do tổ chức nào quyết định? Điều này còn tùy
thuộc vào từng loại hàng hóa, nhưng thường có 2 trường hợp :
+ Ra quyết định tập thể: Tùy từng loại hàng hóa công để tập thể nào được quyết định.
Tập thể ở đây có thể là Quốc hội, Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

Tài Chính Công


Trang 12


Tìm hiểu về hàng hóa Công
dân các cấp. Ví dụ, việc làm đường sắt cao tốc ở nước ta do Quốc hội biểu quyết quyết
định.
+ Do trưng cầu ý kiến của nhân dân: Điều này bảo đảm tính dân chủ và công bằng
nhưng có thể không hiệu quả. Chẳng hạn, kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc bắn pháo hoa.

KẾT LUẬN
Hàng hóa Công là thất bại của thị trường vì tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa
Công. Nhưng hàng hóa Công là loại hàng hóa mang tính chất thiết yếu không thể không
có. Trong quan hệ hợp tác Công - tư, khu vực tư nhân có thể tham gia bất kỳ khâu nào
hoặc tất cả các khâu, như thiết kế, tài chính, xây dựng và điều hành của một dịch vụ tiện
ích Công, kết cấu hạ tầng, cung ứng hàng hóa công cộng. Chính phủ tài trợ khu vực tư
nhân sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa Công. Chính phủ có cơ chế đặc biệt cho phép khu
vực tư nhân tham gia sản xuất cung cấp hàng hóa Công và kinh doanh một thời gian hàng
hóa Công đó để thu hồi vốn và lãi hợp lý.

Tài Chính Công

Trang 13



Video liên quan

Chủ Đề