Tại sao xạ trị phải cách ly

Xạ trị ung thư là gì? Xạ trị xong có cần cách ly không? Xạ trị có an toàn? Tác dụng phụ của xạ trị?

 Xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư.

Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.

Có một số cách để điều trị bằng tia xạ: xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly với những người xung quanh

Xạ trị có cần cách ly với những người xung quanh là câu hỏi được đông đảo bệnh nhân quan tâm.

Tùy thuộc vào nhóm xạ trị mà bệnh nhân cần hoặc không cần phải cách ly với mọi người xung quanh.

Bệnh nhân xạ trị có thể được chia làm hai nhóm:- Nhóm 1: Bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài. Những bệnh nhân nhóm này không phải là nguồn bức xạ nên không cần cách ly với những người xung quanh
– Nhóm 2: Bệnh nhân điều trị xạ trị áp sát hoặc sử dụng thuốc phóng xạ qua đường uống, tiêm. Bệnh nhân nhóm này là nguồn phóng xạ, cần phải cách ly với những người xung quanh. Thông thường những bệnh nhân này phải cách ly một thời gian tại bệnh viện và chỉ được xuất viện khi đã được đánh giá là an toàn cho những người tiếp xúc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần cách ly với bệnh nhân trong thời gian lâu hơn.

Khi nào xạ trị được chỉ định?

Sau khi đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết cho từng bệnh nhân. Kế hoạch điều trị này sẽ phụ thuộc vào loại, giai đoạn ung thư. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ khác nhau.

Xạ trị có thể được tiến hành trong một số thời điểm

1.Xạ trị sau phẫu thuật

Đa số các trường hợp, xạ trị được chỉ định sau phẫu thuật. Mục đích là để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Giúp giảm nguy cơ ung thư quay trở lại.

2.Xạ trị kết hợp hóa trị

Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị trước, hóa trị sau; Hóa trị trước, xạ trị sau hoặc hóa – xạ trị đồng thời. Phác đồ sẽ được đưa ra tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.

3.Xạ trị trong giai đoạn ung thư tiến triển

Xạ trị cũng có thể được sử dụng trong các giai đoạn ung thư tiến triển sâu hơn. Trường hợp này được gọi là điều trị giảm nhẹ.

Xạ trị có thể giúp kiểm soát bệnh chưa được điều trị trước đó. Hoặc giúp giảm các triệu chứng liên quand đến ung thư: đau, các khối u gây chèn ép, các khối u do di căn.

4.Trước khi phẫu thuật

Đôi khi, xạ trị có thể được tiến hành trước khi phẫu thuật. Mục đích là thu nhỏ kích thước của các khối u lớn. Sau đó mới tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u.

Xạ trị có phải là phương pháp an toàn và hiệu quả?

Xạ trị là một phương pháp điều trị tốt, an toàn và hiệu quả. Mỗi năm, có hàng triệu bệnh nhân được điều trị xạ trị để chữa trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh lành tính cũng có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, giống như các các phương pháp điều trị ung thư khác, xạ trị cũng có những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ trong xạ trị?

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.
– Tác dụng phụ cấp tính: Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn [khi hóa xạ trị đồng thời]. Viêm da vùng xạ trị. Viêm phổi do tia xạ [xạ trị vùng ngực]. Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu [khi hóa xạ đồng thời]. Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó [ xạ trị vùng đầu-cổ- ngực]. Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang [xạ trị vùng bụng-chậu].

– Tác dụng phụ muộn [sau khi kết thúc xạ trị vài tháng đến vài năm]

Teo da, hoại tử da vùng xạ trị Khô miệng, khít hàm [xạ trị vùng đầu cổ] Xơ phổi [xạ trị vùng ngực] Viêm, dính ruột [xạ trị vùng bụng-chậu]

Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…[ hiếm gặp]

Kiểm soát hiệu quả tác dụng phụ của xạ trị ung thư nhờ phức hệ Nano NDN trong Vietlife Antican

Hạn chế quá trình hình thành tế bào u.n.g t.h.ư: Curcumin trong củ nghệ được nano hoá ở dạng công nghệ Nano Solid-Lipid, đưa hoạt chất về dạng kích thước siêu nhỏ và hàm lượng hoạt chất cao [hàng đầu so với các loại nano khác]. Nano Curcumin NDN  có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, chống gốc tự do [nguyên nhân hàng đầu gây đột biến tế bào thường thành tế bào ung thư].

Hạn chế sự phát triển và di căn tế bào: Ngoài ra, Nano Curcumin NDN còn có tác dụng ức chế hình thành mạch máu, hạn chế cung cấp máu tới các tế bào ung thư và hạn chế di căn.

Phục hồi và làm lành tổn thương do hóa xạ trị: Nhờ tính kháng viêm mạnh, Nano Curcumin NDN ức chế các yếu tố gây viêm như NF-KB, TNF. Từ đó cải thiện các triệu chứng sau hoá xạ trị như:

    • Hết chán ăn, ăn uống ngon miệng hơn
    • Cải thiện giấc ngủ
    • Giảm trầm cảm sau hóa xạ trị.
    • Làm lành, phục hồi và tái tạo các vết loét, tổn thương niêm mạc do tiếp xúc với hóa xạ trị.

Hoạt chất 6 – shogaol [chất cay trong gừng] có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào gốc ung thư. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trên toàn thế giới.

Công nghệ Nano Solid-Lipid giúp tăng tính tan, tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng và đưa hoạt chất tới đích là các tế bào để phát huy tác dụng. Đồng thời không làm tổn thương đến các tế bào lành.

Chỉ một lượng nhỏ hoạt chất 6 -Shogaol cũng phát huy được tác dụng thay vì phải dùng với lượng hoạt chất rất lớn nếu uống ở dạng gừng hoặc bột gừng thông thường.

Đặc biệt, sự phối kết hợp giữa Nano Ginger NDN và Nano Curcumin NDN tạo ra hiệp đồng tác dụng. Khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng của cả 2 hoạt chất đều được tăng lên gấp nhiều lần.

Chiết xuất từ hoa hoè được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ:

    • Giúp cơ thể tăng khả năng chịu bức xạ. Hạn chế các tác dụng phụ của tia xạ.
    • Ức chế hình thành và phát triển tế bào ung thư nhờ  tăng hoạt tính của enzym chống oxy hoá.
    • Giảm tác dụng phụ của xạ trị trên gan nhờ khả năng giảm men lipid peroxy ở gan.

Công trình được nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do PGS.TS. Đỗ Thị Thảo trực tiếp thử nghiệm hiệu quả giảm độc tính, chống gốc tự do, tăng cường miễn dịch và kháng u.

PGS.TS. Đỗ Thị Thảo nhấn mạnh, chế phẩm có ba khả năng nổi trội là:

1] Hoạt tính kháng U, ở liều cao có khả năng ức chế tới 50% khối U;

2] Tăng cường hoạt tính của thuốc trong hóa trị khối U;

3] Giảm độc tính hóa xạ trị, chống oxy hóa, chống gốc tự do.

Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người đặc biệt là những người bệnh ung thư. Để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xạ trị là gì khi nào tôi cần xạ trị

Xạ trị còn được gọi là liệu pháp tia xạ, có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc các liệu pháp khác. Xạ trị sử dụng những tia bức xạ ion hóa năng lượng cao bao gồm có dạng hạt và dạng sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton ….để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong nhân các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng nhân lên, phát triển và di căn của chúng.

Xạ trị được áp dụng trong điều trị nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Xạ trị triệt căn [chữa trị triệt để] hoặc Xạ trị giảm nhẹ [làm giảm nhẹ các triệu chứng].

– Xạ trị triệt căn: được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị này [áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác] có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi di căn, hoặc làm u co nhỏ lại rồi mổ lấy ra.

được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển quá lớn, xâm lấn nhiều cơ quan, hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hoặc di căn xa để chống chèn ép, giảm đau, cầm máu…nhất là khi ung thư đã di căn vào Xương, Gan, Phổi, Não …

Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, Áp sát và Xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:  Loại ung thư, kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.

Là dùng các loại máy phát ra tia bức xạ, chiếu trực tiếp chùm tia bức xạ tới vùng khối u. Trải qua khoảng gần trăm năm lịch sử đến nay đã có các kỹ thuật xạ trị ngoài phát triển từ thấp đến cao như sau:

— Xạ trị 2 D: Xạ trị vào khối u theo hình ảnh 2 chiều;

— Xạ trị không gian ba chiều [3D-CRT];

— Xạ trị điều biến liều [IMRT];

— Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh [IGRT];

—Xạ phẫu;

— Xạ trị lập thể;

— Xạ trị cắt lớp xoắn ốc: cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc;

—Xạ trị proton;

— Xạ trị hạt nặng.

Nguồn phát tia xạ được đưa vào cơ thể người bệnh qua các hốc tự nhiên như Khoang miệng, Âm đạo, Thực quản, Khí quản .v.v. tiếp xúc trực tiếp với khối u, hoặc cấy vào khối u từ đó phát ra tia xạ với năng lượng cao để trực tiếp tiêu diệt khối u.

Bệnh nhân sẽ được uống hoặc tiêm thuốc, dược chất có gắn các đồng vị phóng xạ vào máu sau đó do cách chế tạo, cơ chế sinh lý, sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể mà các đồng  vị phóng xạ sẽ được điều hướng tới các tế bào ung thư tại đây chúng phát ra tia bức xạ tiêu diệt khối u.

Để đảm bảo độ an toàn tối ưu cho người bệnh trong quá trình điều trị, các bác sĩ xạ trị cần hội chẩn kĩ càng với bác sĩ điều trị chính, từ đó đưa ra phương thức xạ tốt nhất cho từng người bệnh. Mỗi phác đồ điều trị được thiết kế phù hợp với từng loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cũng như tiền sử bệnh của từng người.

Trong nhiều thập kỷ qua, xạ trị được chứng minh giúp điều trị triệt để nhiều loại ung thư, song nó cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Tác dụng này khác nhau ở từng người bệnh, trong đó cảm giác mệt mỏi là phổ biến nhất. Tác dụng phụ cấp tính thường gặp là đau rát da quanh vùng xạ. Các cảm giác này sẽ biến mất dần khi liệu trình xạ trị kết thúc. Dù vậy không phải tất cả người bệnh đều bị tác dụng phụ, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh, cấu tạo gen và thói quen sinh hoạt.

Video liên quan

Chủ Đề