Thế nào là mũi dài

Ngoài tình trạng mũi ngắn, thấp, tẹt, thô bè thì mũi dài cũng là một trong những hình dạng mũi khiến nhiều bệnh nhân đau đầu.

Mũi dài thường cũng sẽ là mũi nhọn, hay còn gọi là mũi hình mũi tên, thường có phần đầu mũi võng xuống che mất nhân trung, có hình dạng giống như mũi tên khiến khuôn mặt trở nên thô cứng, hung dữ và không được mềm mại. Dáng mũi này thường xuất hiện ở nam giới nhưng nữ giới cũng có một số trường hợp gặp phải.

Nguyên nhân gây mũi dài

Nguyên nhân gây mũi dài có thể là do bẩm sinh, do sự phát triển quá mức của sụn cánh mũi dưới hoặc do đuôi vách ngăn mũi quá dài. Vách ngăn mũi nằm ở giữa mũi, đảm trách nhiệm vụ hỗ trợ phần sống mũi và cũng quyết định đến hình dạng đầu mũi. Nếu đuôi vách ngăn phát triển quá mức, dẫn đến quá dài thì đầu mũi cũng thường sẽ dài, khoằm rủ xuống hoặc nhọn.

Ngoài ra, mũi dài cũng có thể là do tác động từ quá trình phẫu thuật trước đó, do thao tác chỉnh sửa đầu mũi quá dài so với sống mũi và tỉ lệ khuôn mặt, hoặc do phẫu thuật thuật không thành khiến mũi bị tụt sụn xuống làm đầu mũi trở nên dài hơn bình thường.

Quy trình phẫu thuật chỉnh hình mũi dài

Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp cũng như kế hoạch để khắc phục cho phù hợp nhất.

Đối với phần sống mũi

Thông thường những bệnh nhân bị đầu mũi dài bẩm sinh cũng thường kéo theo tình trạng sống mũi bị gồ. Do đó, để khắc phục tổng thể mũi, bác sĩ sẽ cần đo vẽ, khắc phục phần sống mũi gồ trước, bằng cách mài, giũa phần gồ, rồi tạo không gian để đưa vật liệu độn vào giúp nâng cao sống mũi sao cho hài hòa nhất. Vật liệu sử dụng cho sống mũi có thể là sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân như sụn sườn. Với các trường hợp đặt sụn nhân tạo, để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp lộ sụn, mũi bị bóng đỏ, bác sĩ có thể đặt thêm một lớp mô sinh học như megaderm vào giữa sụn và da sống mũi để tạo độ mềm mại, tự nhiên và bền chắc hơn.

Đối với phần đầu mũi - vị trí chính cần chỉnh sửa trong trường hợp mũi dài

Tùy từng nguyên nhân gây đầu mũi dài mà bác sĩ sẽ có các thao tác chỉnh sửa khác nhau ở từng bệnh nhân.

Với trường hợp mũi dài do bẩm sinh

Nếu sau khi kiểm tra xác định thấy đầu mũi dài là do sự phát triển quá mức của cặp sụn cánh mũi dưới thì bác sĩ thường sẽ cắt bỏ một phần phía trên của sụn cánh mũi dưới, thu ngắn, xắp xếp và kéo sụn đầu mũi lên. Như thế đầu mũi sẽ được thon gọn và ngắn hơn.

Cắt bỏ bớt sụn cánh mũi dưới và thu ngắn lại, kéo cao lên

Nếu nguyên nhân gây đầu mũi dài là do đuôi vách ngăn quá dài thì bác sĩ sẽ thao tác để cắt ngắn một phần đuôi vách ngăn, sau đó xắp xếp lại cặp sụn cánh mũi dưới vào vị trí đuôi vách ngăn mới, thu ngắn và đẩy cao đầu mũi.

Cắt bỏ bớt đuôi vách ngăn mũi quá dài

Ngoài thao tác chỉnh sửa sụn cánh mũi dưới và đuôi vách ngăn, một số trường hợp sẽ đòi hỏi phải dựng trụ mũi bằng sụn vách ngăn để chống đầu mũi lên, tạo độ cao phù hợp như mong muốn.

Ngoài ra, để chỉnh sửa triệt để và tránh tái phát mũi dài, một số trường hợp có thể cần phải cắt bớt cơ kéo đầu mũi xuống. Như vậy, lúc bệnh nhân cười hoặc phát âm “ô”, “u”, đầu mũi sẽ không còn bị võng xuống nữa

Cắt bớt một phần cơ kéo đầu mũi xuống để tránh tình trạng mũi bị kéo khoằm, rủ xuống

Cuối cùng bác sĩ có thể lựa chọn bọc đầu mũi bằng sụn tai để đầu mũi trông hoàn toàn thon gọn tự nhiên, không có nguy cơ bị bóng đỏ về sau, sau đó khâu đóng khéo léo vết rạch để đảm bảo không bị lộ sẹo.

Với trường hợp mũi dài so sai sót từ ca phẫu thuật mũi trước đó

Đầu mũi dài do tụt sụn: ảnh trước và sau chỉnh sửa

Nếu đầu mũi dài do đặt miếng ghép mở rộng vách ngăn quá dài thì thường bác sĩ sẽ cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại vách ngăn cũng như vị trí sụn cánh mũi dưới cho phù hợp.

Nếu đầu mũi dài do biến chứng tụt sụn, tức là sụn nâng mũi không còn nằm ở đúng vị trí ban đầu đặt vào, mà tụt xuống phần đầu mũi, làm kéo dài và bào mỏng phần mô đầu mũi. Đi kèm theo tình trạng này có thể là hiện tượng mũi lung lay, không chắc chắn và lộ sống. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật lại để rút sụn nâng mũi ra luôn, sau đó bệnh nhân sẽ cần chờ một thời gian để điều trị bằng kháng sinh, loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm, rồi mới có thể tái tạo, nâng mũi trở lại.

Ảnh trước và sau chỉnh sửa mũi dài

Như vậy, mũi dài có thể do rất nhiều nguyên nhân và do đó, cách xử lý cũng sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân. Tuy nhiên, rõ ràng đây cũng không phải là một quy trình dễ dàng, bác sĩ sẽ cần xét đến rất nhiều các yếu tố liên quan, đòi hỏi khả năng phán đoán và trình độ, chuyên môn cao. Do đó, trước khi quyết định bác sĩ cũng như địa chỉ thực hiện bệnh nhân cần cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ.

Video liên quan

Chủ Đề