Tâm lý học Trong đầu tư Chứng khoán Mark Douglas

[Mã LIFEMALL99254 giảm 15% đơn 99K] Sách - Tâm Lý Học Trong Đầu Tư Chứng Khoán

[Mã LIFEMALL99254 giảm 15% đơn 99K] Sách - Tâm Lý Học Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Shopee Mall Assurance

Ưu đãi miễn phí trả hàng trong 7 ngày để đảm bảo bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng ở Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại 100% số tiền của đơn hàng nếu thỏa quy định về trả hàng/hoàn tiền của Shopee bằng cách gửi yêu cầu đến Shopee trong 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Cam kết 100% hàng chính hãng cho tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại gấp đôi số tiền bạn đã thanh toán cho sản phẩm thuộc Shopee Mall và được chứng minh là không chính hãng.

Miễn phí vận chuyển lên tới 40,000đ khi mua từ Shopee Mall với tổng thanh toán từ một Shop là 150,000đ

Mã giảm giá cho Shop

Tiết kiệm hơn khi áp dụng mã giảm giá của Shop. Liên hệ với Shop nếu gặp trục trặc về mã giảm giá do Shop tự tạo.

Giảm ₫20k

Mã: BOOKCP01

Đơn tối thiểu 89k

HSD: 26-04-2022

Giảm ₫5k

Mã: BOOK05K99

Đơn tối thiểu 99k

HSD: 01-05-2022

Giảm ₫10k

Mã: BOOK10139

Đơn tối thiểu 139k

HSD: 01-05-2022

Giảm ₫25k

Mã: BOOKCP02

Đơn tối thiểu 159k

HSD: 26-04-2022

10% GIẢM

Mã: BOOK85155

Đơn tối thiểu 200k

Giảm tối đa: 20k

HSD: 16-05-2022

Giảm ₫40k

Mã: BOOKCP03

Đơn tối thiểu 499k

HSD: 26-04-2022

20% GIẢM

Mã: BOOKGSTT

Đơn tối thiểu 119k

Giảm tối đa: 23,8k

HSD: 01-06-2022

Mã giảm giá cho Shop

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Chi tiết sản phẩm

Gửi từ

Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Tác giả: Mark Douglas Dịch giả: Linh Nguyễn; Ngày xuất bản: 04-2021 Kích thước: 13 x 20.5 cm Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên Hình thức bìa: Bìa mềm Số trang: 412 Tâm Lý Học Trong Đầu Tư Chứng Khoán Là tác phẩm tiên phong trong lĩnh vực tâm lý giao dịch, “Tâm lý học trong đầu tư chứng khoán” là bản hướng dẫn cặn kẽ giúp bạn nắm bắt được các yếu tố cần thiết để trở thành một nhà giao dịch chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai thành công, từ đó có thể thích ứng hiệu quả với những đặc tính tâm lý bất thường của thế giới giao dịch. Ngay từ khi mới được ra mắt, cuốn sách đã được xem là tác phẩm kinh điển mà bất cứ ai muốn thành công trong thị trường giao dịch đều phải đọc, và giá trị của nó vẫn vẹn nguyên cho đến ngày nay.” Cuốn sách trình bày về việc áp dụng tâm lý học vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán, cách thấu hiểu và nắm bắt tâm lý đám đông để từ đó thu được lợi nhuận lớn nhất. Nội dung cơ bản gồm 4 phần. Phần I: giới thiệu chung, nói về các đặc tính tâm lý cơ bản của nhà giao dịch nói riêng và của thị trường nói chung, cũng như tác động của tâm lý đến quyết định đầu tư. Phần II: bàn về bản chất của thị trường nhìn từ góc độ tâm lý học, bao gồm các lý thuyết về dự báo biến động giá, tiềm năng lãi lỗ cũng như các đặc điểm khác của thị trường. Phần III: đi sâu vào các biến động tâm lý của cá nhân nhà giao dịch, cách các thông tin mà chúng ta tiếp nhận tác động đến quyết định mua bán cũng như cách để thay đổi và kiểm soát năng lượng tinh thần. Phần IV: là những hướng dẫn để trở thành một nhà giao dịch kỷ luật, cách xác định niềm tin của thị trường bằng việc quan sát các biến động, từ đó đưa ra các dự báo chính xác về tương lai nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trích dẫn hay trong cuốn sách: Là một nhà giao dịch, bạn có quyền trao tiền cho bản thân hoặc đem tiền của bạn cho những nhà giao dịch khác. Và cách thức bạn chọn để thực hiện hành vi đó sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố tâm lý - những yếu tố không hề hoặc rất ít liên quan đến thị trường. Trước khi có thể thành công trong một môi trường có đặc tính phi cấu trúc như môi trường giao dịch, người ta cần tôi luyện được sự tự tin ở mức độ cao nhất. Với tôi, tự tin là việc tin tưởng vào bản thân và không hề sợ hãi: biết phải làm gì vào lúc nào và không do dự khi bắt tay vào việc. Việc do dự sẽ chỉ kéo theo sự nghi ngờ và sợ hãi. Nếu thấy hành vi của thị trường có vẻ bí ẩn, đó là do hành vi của chính bạn bí ẩn và không thể kiểm soát. Bạn sẽ không thể phán đoán chính xác diễn biến tiếp theo của thị trường khi còn không biết điều tiếp theo mình sẽ làm, bất kể những nhận thức hay mong muốn của bản thân.

Xem tất cả

tuananh230995

sách mới, oke. cảm ơn shop . thời gian giao khá nhanh. thank shop

2022-01-14 13:21

thaian_17

ok

2021-11-25 23:05

t*****d

Đóng gói hơi sơ sài nhưng k ảnh hưởng nhiều đến sách. Shop giao hàng tương đối nhanh trong mùa dịch như này

2021-10-12 15:07

Mua ngay

Tâm lý học Trong đầu tư Chứng khoán – Mark Douglas, Paula T.Webb Tâm lý học trong đầu tư chứng khoán là bản hướng dẫn cặn kẽ giúp bạn thấu hiểu tâm lý đằng sau tính kỷ luật và sự biến đổi bản thân cần thiết để trở thành 1 nhà giao dịch chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai thành công. Nhiều niềm tin giúp ta hoạt động hiệu quả trong xã hội thực lại là rào cản tâm lý trong môi trường giao dịch, khiến ước mở trở thành nhà giao dịch thành công trở nên xa vời. Nhà đầu tư cần có mức độ tự chủ và tự tin rất cao. I. Giới thiệu 1. Lý do tôi viết cuốn sách này Tác giả bắt đầu viết cuốn sách này từ mùa hè năm 1982. Trước đó khi đang là 1 người làm công việc bảo hiểm thành công thì ông quyết định chuyển tới làm việc cho Merrill Lynch Commodities tai Chicago và bắt đầu tham gia vào giao dịch hàng hóa và cổ phiếu. Tác giả đã 2 lần mất sạch tiền và làm lại từ đầu. Tuy nhiên 1 phần do các chi tiêu quá mức như căn hộ xa xỉ, xe Porche và luôn đầu tư với tâm thế không thể mất đồng tiền mình đem ra đầu tư và đó là khoản tiền giúp mình trang trải cho các chi phí xa xỉ của mình. Mặc dù tại sàn giao dịch, nhưng cả 38 người làm tại đó hầu như đều không kiếm được tiền từ giao dịch dù họ làm ở đó. Họ vẫn kiếm ra tiền, nhưng họ không duy trì được thành tích và không giữ được nó. Họ có thể kiếm được nhiều ở lúc nào đó và lại đánh mất nó sau đó. Càng làm quen các nhà giao dịch khác, càng thấy họ cũng có sai lầm như bản thân tác giả. Sau 8 tháng tới Chicago, tác giả đã mất hết số tiền đầu tư của mình, chỉ còn lại công việc, 1 căn hộ, vài bộ quần áo, 1 cái tivi và 1 chiếc giường. Sau đó ông phải tuyên bố phá sản. Sau đó, nhờ được giao dịch cho khách hàng tại sàn giao dịch Merrill nên ông đã dần lấy lại được sự tự tin và kỹ năng giao dịch để trở lại sau đó. Ông học được việc tập trung theo dõi các thông tin cần thiết cho kế hoạch giao dịch của mình, không bị nỗi sợ hãi thua lỗ đè nặng nên bản thân nữa để có thể trở thành 1 nhà giao dịch thành công. Kết quả giao dịch có được 80% đến từ tâm lý và 20% đến từ phương pháp đầu tư, dù là cơ bản hay kỹ thuật thì phương pháp đầu tư đó đều có hiệu quả cả. Các nhà giao dịch sẽ học hỏi được nhiều thứ từ các giao dịch thua lỗ, họ sẽ học cách quản lý dòng tiền và cân nhắc kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro bằng các lệnh cắt lỗ giúp tránh các giao dịch tồi tệ và bảo toàn vốn của mình. Quảng lý dòng tiền bao gồm 2 thành tố thiết yếu: quản lý tâm lý & quản lý rủi ro. Các nhà giao dịch thành công đều có tính kỷ luật, các kiểm soát cảm xúc và khả năng thay đổi quan điểm theo dòng chảy của thị trường. Các nhà giao dịch ban đầu đều trải qua các cảm xúc hoang mang, vỡ mộng, lo lắng, nỗi đau thất bại. Số ít vượt qua được giai đoạn này để vươn tới thành công. Tính kỷ luật và khả năng kiểm soát cảm xúc là chìa khóa dẫn đến thành công, nó là do ta rèn luyện mà có chứ không phải bẩm sinh đã có. Bản có thể am hiểu giải thích thị trường và hiểu cách thị trường vận động, nhưng nó vẫn không giúp bạn trở lên giầu có nếu bạn không biết rèn luyện được tính kỷ luật và khả năng kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, cả 2 khái niệm này đều rất mơ hồ và khó định nghĩa, nhìn chung chúng ta cần nhiều thời gian rèn luyện để có thể tự tin vào bản thân và không sợ hãi thua lỗ nữa. Họ sẽ luôn thử nghiệm chiến lược thử – sai để học hỏi và chỉnh sửa lại. 2. Tại sao cần có 1 phương pháp tư duy mới Con người từ khi sinh ra và lớn lên được định hình những giá trị và niềm tin để hướng tới thành công theo 1 dạng thức mà nó không hoạt động trong môi trường giao dịch. Thị trường không chỉ phá vỡ cảm giác an toàn khi buộc nhà giao dịch phải không ngừng đối mặt với tâm lý e ngại trước những thay đổi, mà còn sản sinh ra 1 môi trường tràn đầy sự cạnh tranh và áp lực. Nhà giao dịch luô bị áp lực phải thắng hàng triệu usd bên cạnh đó là khả năng kiệt quệ tài chính nếu thất bại. Những hành vi được định hình trong môi trường văn hóa dẫn đến trải nghiệm giao dịch không thành công: – Không thừa nhận mình đang gồng lỗ – Không tất toán giao dịch đang lỗ, ngay cả khi biết tiềm năng của nó đã suy giảm đáng kể – Mắc kệt với 1 quan điểm hay niềm tin cụ thể về phương hướng thị trường, nó giống như bạn coi mình đúng, còn thị trường đang vận động sai – Tập trung vào giá và giá trị bằng tiền của 1 giao dịch, thay vì tiềm năng thị trường thay đổi đựa trên hành vi và cấu trúc của nó – Giao dịch phục thù để đòi lại những thứ thị trường đã lấy của bạn – Không đảo vị thế ngay cả khi cảm nhận được rõ ràng sự thay đổi phương hướng của thị trường – Không tuân thủ quy tắc của hệ thống giao dịch – Lên kế hoạch cho 1 “cú lớn” rồi không thể vào lệnh và do đó để lỡ cơ hội kiếm tiền – Không hành động dựa trên bản năng hoặc trực giác – Liên tục giao dịch thành công trong 1 khoảng thời gian, để rồi “trả lại” hết cho thị trường trong 1 hoặc 2 giao dịch và cứ thế rơi vào vòng lặp đó. Những kỹ năng cần học: – Tìm hiểu về động lực mục tiêu để luôn duy trì sự tập trung vào thứ bạn muốn, không phải thứ bạn sợ – Xác định kỹ năng bạn cần để tiến xa trên con đường giao dịch và tập trung phát triển các kỹ năng đó, thay vì chỉ quan tâm đến tiền, thứ không là gìhơn ngoài sản phẩm phụ của kỹ năng – Điều chỉnh bản thân để sẵn sàng thích ứng với những thay đổi cơ bản của thị trường – Xác định mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận, và học cách mở rộng giới hạn này sao cho nhất quán với khả năng duy trì quan điểm khách quan về hoạt động thị trường của bạn – Thực hiện giao dịch ngay lập tức khi cảm nhận được cơ hội – Để thị trường cho ban jbiết bao nhiêu là đủ, thay vì đánh giá tiềm năng từ hệ giá trị cá nhân của mình – Sắp xếp lại niềm tin để kiểm soát nhận thức của bạn về biến động của thị trường – Đạt được và duy trì trạng thái khách quan – Nhận dạng thông tin trực giác “đúng đắn” và cách hành động nhất quán dựa trên trực giác Hệ thống giao dịch: Hệ thống giao dịch cho phép chúng ta xác định, định luowngj và phân loại hành vi của thị trường. Nó cũng giới hạn các hành vi thị trường và giúp chúng ta dễ dàng quản lý hoạt động hơn. Nó cũng đưa ra các phương hướng và gợi ý cần làm trong 1 tình huống cụ thể. Nếu thiếu nó, nhà giao dịch rất dễ để trôi nổi trong vô định. Hệ thống giao dịch đề xuất hành vi phù hợp cho 1 tình huống nhất định, còn phương pháp tư duy sẽ cung cấp các kỹ năng và quy trình áp dụng chúng. Niềm tin rằng giao dịch là chuyện đơn giản sẽ dẫn đến những kỳ vọng phi thực tế, Và đó là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà đầu tư về sau. Đầu tiên, bạn có thể dễ dàng chiến thắng lớn với thời gian rất ngắn và không phải bỏ ra công sức gì đáng kể, nó làm bạn có niềm tin kiếm tiền dễ dàng và đầu tư rất đơn giản và nhanh chóng. Rồi niềm tin đó làm bạn không thể chấp nhận việc cắt lỗ,c ảm giác thất bại kiểm soát bạn nếu bạn phải cắt lỗ mặc dù bạn đều được khuyên nên làm vậy khi gặp sai lầm. Ta cần chủ động thay đổi bản thân mình để phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Thị trường có rất nhiều nhà giao dịch khác nhau, nhưng họ có cùng chung cấu trúc tâm lý của con người. Tâm lý sợ hãi mất tiền là cực kỳ khủng khiếp và họ sẽ hành động theo 1 số cách nhất định và rất dễ đoán khi phải đối mặt với áp lực này. Thành công trên thị trường phụ thuộc lớn nhất vào yếu tố tâm lý của chính bạn nhiều hơn rất nhiều yếu tố liên quan tới thị trường. Nhà giao dịch thất bại: – Thiếu kỹ năng: nhà đầu tư thường kỳ vọng quá lớn mà thiếu kỹ năng đi kèm để đạt được nó, giống như không có phương pháp đầu tư nhưng cứ đầu tư – Niềm tin giới hạn: các niềm tin cản trở sự thầnh công trong sự nghiệp giao dịch của bạn.Như bạn có phân tích tốt đến đâu đi chăng nữa, nhưng thất bại khi giao dịch vẫn cực kỳ cao nếu bạn không vượt qua được bản thân mình. – Thiết kỷ luật với bản thân II. Bản chất của môi trường giao dịch từ góc nhìn Tâm lý học 3. Thị trường luôn đúng Mức giá giao dịch trên thị trường là sự tổng hợp kỳ vọng của người mua và người bán. Kỳ vọng này có thể hợp lý hoặc phi lý, đúng hoặc sai theo quan điểm của bạn. Nhưng về cơ bản bạn sẽ không có tác động mấy đến điều này, trừ khi bạn nắm giữ lượng cổ phiếu cực kỳ lớn đủ đè bẹp người mua, hoặc sở hữu tài chính cực mạnh đủ mua hết lượng bán của phe bán thì bạn mới có thể thay đổi được thi trường theo ý mình. Nhưng thông thường, không ai có thể làm điều đó trong dài hạn được, thị trường sẽ biến động theo 1 dòng chảy chung của nó. Mỗi nhà giao dịch phải tự xác định điều kiện thị trường nào phù hợp với cách giao dịch của mình để quyết định vào giao dịch phù hợp. 4. Tiềm năng lãi và lỗ là không giới hạn Thị trường giao dịch thật sự rất khó biết đâu là điểm dừng của nó, nó có thể tăng/giảm rất mạnh và chưa thể nói chính xác giá sẽ dừng tại đâu. Từ đó tạo ra ảo tưởng ta có thể kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường bởi tiềm năng vô hạn của nó. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ bám chặt vào các thông tin xác nhận cho niềm tin đem lại lợi nhuận lớn cho bạn mà phủ nhận các thông tin tiêu cực chống lại niềm tin đó. Nếu đang trong 1 giao dịch lỗ, rất có thể thị trường tiếp tục di chuyển khiến bạ lỗ nặng hơn nhiều nữa trước khi dừng lại. Bạn cần tránh bản thân nghĩ rằng 1 giao dịch cụ thể nào đó sẽ hiện thực hóa được giấc mơ đổi đời, tự do tài chính của bạn, nó là ảo tưởng phi thực tế với mọi người. 5. Giá không ngừng biến động, không có điểm đầu và điểm cuối xác định Thị trường luôn vận động, khôn gbao giờ dừng lại mà chỉ có những khoảng tạm nghỉ. Chỉ cần còn người giao dịch thì nó còn vận động. Thậm chí nó còn vận động cả khi thị trường đã dừng giao dịch, nó được thể hiện qua mức giá biến động của phiên mở cửa tiếp theo. Bạn đang có lời, bạn có bán chốt lãi, bạn đang giữa, hay sẽ mua, đang gồng lỗ hay bán cắt lỗ… rất nhiều câu hỏi liên tục đặt ra trong bạn để mô tả 3 trạng thái: mua/bán/nắm giữ. Ta chỉ nên đầu tư từ số tiền mà ta sẵn sàng có thể bị mất, bởi tâm lý bao nhiêu là dủ luôn chi phối hành động của ta khi giao dịch. Các vấnd dề tâm lý cá nhân này hoàn toàn độc lập với hoạt động của thị trường. Khi bạn nhìn thấy 1 cơ hội tiềm năng, nhưng bạn lại suy nghĩ về tổn thất, sai lầm, thất bại và do dự không dám thực hiện và từ chối giao dịch đó. Trên thị trường giao dịch, bạn rất dễ trở thành người thua cuộc thụ động. Khi bạn đã mở vị thế, bạn phải chủ động tham gia để chặn lỗ. Nếu không thì chắc chắn đã là 1 người thua cuộc thụ động khi để các vị thế thua lỗ kéo dài và kéo dài tới vô tận. Cách duy nhất để thoát khỏi điều đó là đối diện với vấn đề cá nhân mình về lòng tham, tổn thất và thất bại. Chúng ta đều có bản năng né tránh những vấn đề có thể gây ra đau đơn cho bản thân, như chốt lời quá sớm hay thừa nhận mình sai và cắt lỗ. Khi bạn thua lỗ, bạn sẽ rất dễ có tâm lý trả thù, tâm lý này sẽ làm hại bạn trong các giao dịch tiếp khi với tâm lý trả thù có trong mình. Có 1 mối tương quan trực tiếp giữa khả năng lắng nghe tín hiệu của thị trương và mức độ giải phóng bản thân khỏi tác động tiêu cực của những tư tưởng về tổn thất, sai lầm, và trả thù. Họ sẽ chỉ thoát ra được khi họ thực hiện các công việc thử -sai, hoặc nghiên cứu tâm lý đủ để thoát khỏi nó. 6. Thị trường là 1 môi trường phi cấu trúc Thị trường không có điểm khởi đầu hay kết thúc và gần như là phi cấu trúc. Khi ta đang ở trong dòng chảy đó, có thể đổi chiều bất cứ lúc nào. Ta cần thiết lập các quy tắc để định hướng hành vi trong môi trường đó. Ta cần tạo giới hạn rõ ràng và đưa ra những chỉ dẫn cho bản thân. Và khi tuân thủ nó, ta sẽ không thể đổ lỗi do thị trường gây ra các khoản thua lỗ cho bản thân ta được. Chỉ có 1 số ít nhà giao dịch thành công là biết mình làm gì. Còn đại đa số sẽ hành động theo bầy đàn đám đông, và khi thua lỗ sẽ đổ cho thị trường gây ra cho họ. Có thể họ sẽ đổ lỗi cho mọi thứ đã làm cho họ đen đủi khi giao dịch thất bại mà không chịu xem lại chính bản thân mình. Bạn có thể hiểu được cách đám đông hành xử, nhưng không thể nào hiểu bằng tự hiểu chính bản thân mình được. Vì vậy, hãy tạo ra giới hạn và quy tắc để buộc bản thân có trách nhiệm chỉ là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến thành công lâu dài. 7. Trong thị trường giao dịch, lý do không quan trọng Trong thị trường giao dịch, lý do không quan trọng. Vì nhiều nhà giao dịch tin rằng họ tìm được lý do thị trường chuyển động, sẽ giúp họ xác định được động thái tiếp theo của thị trường. Thật ra lý do không quan trọng, đa phần các nhà giao dịch sẽ giao dịch mà không có kế hoạch cụ thể và trông chờ vào vận may của mình. Họ hành động tự phát và bốc đồng, sau đó mới tìm lý do để giải thí cho chúng. Việc tìm kiếm lý do này hoặc là lời biện minh cho việc đã làm, hoặc là lời bào chữa cho việc họ khôngc chịu làm. Những nhà giao dịch thành công rất hiếm khi tiết lộ kế hoạch của họ cho người khác. Họ tự tin với nó và tin tưởng để thực hiện nó. Trong khi nhiều nhà giao dịch khác lại tiết lộ ra để tìm kiếm bằng chứng xác nhận từ người khác cho ý tưởng đầu tư của mình nhằm củng cố niềm tin. Tuy nhiên, các nhà giao dịch sành sỏi này sau khi đã mua xong, sẽ thường vô tình hoặc cố ý tiết lộ ra để lôi kéo thêm nhiều người khác cùng lên thuyền với mình. Các nhà giao dịch cũng thường hoạt động theo nhóm, họ sẽ thường hành động đồng loạt giống nhau trong 1 nhóm đó để làm giá dịch chuyển theo 1 hướng cụ thể nào đó. Lòng tham được hình thành từ niềm tin về sự khan hiếm và bất an. Cả 2 niềm tin này gây ra cảm giác lo lắng. Lòng tham là niềm tin người ta không bao giờ có đủ để thỏa mãn bản thân và luôn cần nhiều hơn để cảm thấy an toàn hoặc hài lòng. Nếu nguồn cung hạn chế, những người có nhu cầu sẽ phải cạnh tranh với nhau để có nó và ngược lại. Trong khi rủi ro là khả năng tốt thất ròng các nguồn lực cá nhân [năng lượng, tiền bạc, thời gian,…] trong khi trao đổi hoặc cố gắng thỏa mãn nhu cầu. Giá cả biến độn cũng tạo ra cơ hội cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro đi kèm. Giao dịch là việc 2 bên trao đổi thứ gì đó có giá trị để đáp ứng nhu cầu hoặc mục tiêu nào đó. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hoặc thị trường tương lai, những người tham gia giao dịch với mục đích duy nhất là tích lũy tài sản hoặc bảo vệ tài sản vật chất không bị mất giá. Mục đích chính đều là tích lũy tài sản nhưng có thể dưới góc nhìn khác nhau. Những người ở quỹ phòng hỗ sẽ làm giảm thiểu độ biến động và từ đó hi sinh bớt lợi nhuận, trong khi những nhà đầu cơ sẽ tối đa hóa lợi nhuận có thể dù rủi ro là rất lớn. Khi 1 giao dịch diễn ra, rõ ràng niềm tin của 2 người tiến hành phải đối lập với nhau thì mới có thể tạo ra được giao dịch. Để giao dịch thành công, ta không cần thiết tìm hiểu và hiểu rõ lý do vì sao thị trường chuyển động. Ta chỉ cần xác định cách phần đông các nhà giao dịch nhìn nhận điều kiện bên ngoài trong mối quan hệ với nỗi sợ khan hiếm, nỗi sợ bị bỏ lỡ hoặc cả 2. 8. 3 giai đoạn để trở thành nhà giao dịch thành công Trong thị trường giao dịch, bạn phải đặt ra quy tắc cho cuộc chơi và phải có kỷ luật, tuân thủ những quy tắc đó, ngay cả khi thị trường biến động theo hướng khiến bạn nghĩ rằng lần này mình có thể phá lệ không tuân theo. Nếu ta không có tâm lý sẵn sàng chấp nhận mất mát nhỏ, rất có thể ta sẽ mất sạch tiền bạc trong quá trình tham gia giao dịch. Việc đứng im với 1 vị thế sai lầm có thể hủy hoại nhanh chóng tài khoản của bạn. Tại mỗi điểm giao dịch trên thị trường đều mang lại cho bạn cơ hội giao dịch mua thấp hoặc bán cao tùy vào biến động tiếp theo của tài sản ta giao dịch. Dù bạn có suy nghĩ như thế nào, thì thị trường vẫn đang phản ánh những điều đó. Tại đó mỗi nhà giao dịch có những suy nghĩ tính toán khác nhau, có người coi đó là điểm chốt lãi, người là cắt lỗ, người là điểm hỗ trợ, người là kháng cự, người là định giá quá cao, người định giá quá thấp,… Thị trường mà ta đang tương tác thực chất chính là thị trường mà ta tạo ra trong tâm trí. Giữa vô số phương án, cân nhắc giữa các khả năng, bạn cần chọn 1 cách cụ thể. Ta cũng không thể thay đổi hoạt động của thị trường. Ta chỉ có thể thay đổi bản thân để phán đoán rõ ràng và khách quan hơn diễn biến tiếp theo của nó. Ta cần có tư duy mở đón nhận thông tin về những sự kiện có khả năng xảy ra cao nhất. Ta sẽ sử dụng thông tin để nhận thức những sự kiện có khả năng xảy ra cao nhất tại 1 thời điểm. Nhận thức cơ hội: Đây là 1 hàm số của mức độ hiểu biết về hành vi của thị trường. Càng hiểu rõ hành vi của thị trường, ta càng tạo ra nhiều khác biệt về chất lượng. Nhận thức về cơ hội đồng nghĩa với kỳ vọng về hành động tiếp theo của thị trường. Ta cần có đánh giá khả năng xảy ra các sự kiện ở các mức độ cao thấp khác nhau. Ta cần mở rộng tầm nhìn, góc nhìn để tạo ra sự khác biệt so với thị trường, đó là: – Xây dựng 1 phương pháp giao dịch có kỳ luật chặt chẽ – Học cách giải phóng bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực đến từ ký ức về những giao dịch trong quá khứ Thị trường sẽ không thể làm gì ảnh hưởng tới bạn nếu bạn tin tưởng vào bản thân mình và chuẩn bị các kế hoạch chu đáo. Nỗi sợ là kẻ thù ngăn cản bạn tạo ra tầm nhìn và từ đó tạo ra sự khác biệt cho bản thân mình. Thực hiện giao dịch: khả năng thực hiện giao dịch tỷ lệ thuận mức độ lo sợ hoặc sự vắng mặt của nó. Nỗi sợ luôn đến từ những niềm tin về bản chất đáng sợ của thị trường. Nhưng thật ra thị trường không có gì đáng sợ cả, chỉ cần ta tin rằng hành động hoàn toàn hợp lý trong mọi điều kiện của thị trường. Về cơ bản, ta không phải sợ thị trường, mà ta sợ không thể làm những việc cần làm vào đúng thời điểm. Ta cẩn giái phóng bản thân khỏi các nỗi sợ hãi của các giao dịch thất bại trong quá khứ, tin tưởng mình có thể xử lý tình huống hợp lý sẽ không còn nỗi sợ hay sự bất động nữa. Tích lũy lợi nhuận: khả năng tích lũy lợi nhuận trong 1 hay 1 chuỗi giao dịch tỷ lệ thuận với mức độ tự đánh giá. Nhận thức về bản thân là yếu tố tâm lý quan trọng nhất tạo nên thành công và sẽ lất át các yếu tố khác để quyết định kết quả của bạn. Mức độ đánh giá bản thân sẽ quyết định số tiền bạn kiếm được từ thị trường, thị trường sẽ không tự nhiên đưa cho bạn tiền bạc. Bạn chỉ thất bại nếu bạn bị “hóa đá” vì sợ thất bại, hoặc là bạn đang nghĩ mình không xứng đáng có tiền. Ta cần có sự chấp nhận bản thân không hoàn hảo. Học hỏi các kỹ năng mới để có thể tiến xa hơn trên con đường đầu tư của mình. Thị trường luôn thay đổi 1 cách nhanh chóng và bạn cần liên tục cập nhật kiến thức và cấc kỹ năng mới cần thiết hơn. Ta cần học cách xác định và xóa bỏ những niềm tin đi ngược lại thực trạng, những niềm tin ngăn bạn tiếp cận với thông tin đi ngược với kỳ vọng và học cách “đọc vị” thị trường để hướng tới lộ trình thỏa mãn bản thân phù hợp nhất. III. Xây dựng khuôn mẫu để thấu hiểu bản thân Sau quá trình xác định nhu cầu thích ứng, tiếp theo là ta đến với việc xem xét bản chất của môi trường giao dịch từ góc nhìn tâm lý học, đồng thời chỉ ra góc nhìn khác biệt giữa môi trường giao dịch và môi trường xã hội bên ngoài, đồng thời chỉ ra sự cần thiết của 1 góc nhìn mới. 2 bước tiếp theo là: – Xác định chính xác điều bạn cần thay đổi để thành công trong môi trường giao dịch – Thực hiện mọi thay đổi tinh thần cần thiết 9. Hiểu bản chất của môi trường tinh thần Việc thấu hiểu bản thân và học cách hoạt động trong môi trường tinh thần đòi hỏi bạn phải hiểu cặn kẽ những đặc tính chung của môi trường tinh thần, các thành phần cũng như cách hoạt động của chúng. Chúng ta từ nhỏ lại hay được dậy các điều ngược lại so với cách thức giao dịch thực hiện. Môi trường tinh thần bao gồm các vùng tương hỗ hoạt động độc lập để tạo nên 1 tổng thể. Niềm tin, ước mơ, suy nghĩ và cảm xúc là những thành phần tách biệt của môi trường tinh thần, chúng tương tác với nhau như cách bàn tay tương tác với mắt, ngon tay với mũi hay phổi với tim. Các nhóm môi trường tinh thần và các thành phần gắn với mỗi nhóm: – Cảm xúc tích cực: tình yêu, hạnh phúc, niềm vui, tự tin, bình yên, chấp nhận,… – Cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, giận dữ, căm ghét, ghen tị, thất vọng, bối rối, nóng vội, áp lực, lo lắng, phản bội,… – Ảo tưởng: phủ nhận, hợp lý hóa, trí thức hóa, xuyên tạc,… – Niềm tin – Ý định: mục tiêu, khát vọng,… – Kỳ vọng: mong muốn, nguyện vọng yêu cầu,… – Nhu cầu – Giấc mơ: giấc mơ, sự mô mộng,… – Suy nghĩ – Sức hút – Ký ức – Sự sáng tạo – Trực giác Môi trường tinh thần: được định nghĩa là nơi tất cả thông tin giác quan từ môi trường vật chất [cách môi trường tác động lên thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác] được tiếp nhận, phân loại, dán nhan, sắp xếp, kết hợp và lưu trữ. Niềm tin được hình thành và ý nghĩa được đính kèm. Môi trường tinh thần là nơi trải nghiệm về thế giới bên ngoài tạo nên 1 cấu trúc niềm tin phức tạp về bản chất của môi trường vật chất và mối quan hệ của nó và chúng ta. Các thành phần này hầu hết đều là những thứ vô hình khó có thể nhận biết được. chúng tồi tại dưới dạng năng lượng. Trải nghiệm: chúng ta trải nghiệm thế giới bên ngoài qua 5 giác quan, sau đó nó chuyển hóa thành các năng lượng xung điện truyền đến não bộ thông qua hệ thần kinh. Đó là cách các trải nghiệm môi trường bên ngoài chuyển hóa thành năng lượng tinh thần bên trong chúng ta. Môi trường tinh thần có đặc điểm rất giống năng lượng, chúng đều không có hình khối cụ thể, nó không chiếm chỗ của bất cứ thứ gì hữu hình. Chúng ta có thể tượng tượng ra bất cứ thứ gì với hình dáng, kích thước bất kỳ trong tâm trí mình mà không bị hạn chế về vật chất nào cả. Nó cũng khá giống với giấc mơ của chúng ta vẫn thường gặp. Tốc độ của môi trường tinh thần cũng vô cùng nhanh chóng giống như tộc độ của năng lượng ánh sáng vậy. 10. Ký ức, liên tưởng và niềm tin quản lý thông tin môi trường như thế nào Con người từ khi sinh ra, lớn lên và chết đi đều có ảnh hưởng tới môi trường vật chất xung quanh, và môi trường vật chất xung quanh cũng tác động ngược lại vào chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Ký ức: là các trải nghiệm xuất phát từ tương tác liên tục với môi trường và chuyển hóa thành năng lượng điện. Điện tích này là dương, trung bình hoặc âm tùy vào cảm xúc tương tác với môi trường mà nó đem lại, sẽ tạo ra ký ức tích cực, trung tính và ký ức tiêu cực. Liên tưởng: là 1 cách tư duy tự nhiên. Não bộ sẽ tự động liên kết các kiểu thông tin môi trường tương tự lại với nhau. Chúng ta có xu hướng tự nhiên gắn nhan cho mọi người, mọi vật dựa trên 1 số đặc điểm nổi bật, saud dó phân loại thành các nhóm có liên quan với nhau. Sau đó, chúng ta liên kết những kinh nghiệm hoặc kiến thức đã có về nhóm đó với mọi người và mọi vật mang cùng đặc điểm. Cách thứ 2 là liên tưởng qua sự liên kết thông tin giác quan bên ngoài với sự kiện. có 1 số sự kiện bản thân nó không có liên quan nhưng nó gắn trong 1 hoàn cảnh cụ thể để lại ấn tượng mạnh, sau này khi gặp lại sự kiện đó, sẽ làm người ta liên tưởng tới điều họ gặp trước đó [có thể tích cực hoặc tiêu cực]. Với các thông tin chúng ta tiếp cận được, rất nhiều là những thứ ta không biết được nó thực sự có ý nghĩa như thế nào và ta cần phải học để phân biệt nó và hiểu được ý nghĩa thật sự của chúng. Và sau quá trình rèn luyện lâu dài, cùng 1 thông tin bạn sẽ có cách nhìn nhận khác biệt với đám đông khác khi nghe về đó, đó là điều giúp ta đánh giá chính xác và tạo ra sự khác biệt với những người khác. Các trải nghiệm hoàn cảnh bên ngoài phần lớn bị ảnh hưởng bởi bên trong chúng ta là chính, thay vì do chính hoàn cảnh bên ngoài gây ra cho chúng ta. Đó là do các ký ức liên tưởng đã có trong quá khứ của chúng ta với những thứ tương tự và ta gán cho hoàn cảnh, sự việc ở hiện tại và cho dù chúng là thứ tốt đẹp nhưng cũng có thể bị ta gán cho là tiêu cực bởi chính từ trong chúng ta. Cảm giác lần đầu tiên sẽ có tác động mạnh nhất nên ký ức và liên tưởng của chúng ta. Niềm tin: niềm tin tạo ra định nghĩa, sự phân biệt và hình thành nhận thức về thông tin môi trường bằng cách lập trình để các giác quan có thể nghe, nhìn và chọn lọc thông tin tương ứng với những gì chúng ta tin tưởng. Con người sẽ lựa chọn, chọn lọc các thông tin phù hợp với niềm tin của bản thân để củng cố chúng, trong khi đó loại bỏ đi các thông tin đối lập lại. Nếu chúng ta không có sự trải nghiệm, chấp nhận thông tin mới thì sẽ bị mắc kẹt với niềm tin cũ của mình mà không thể thay đổi bản thân được. Việc chấp nhận thông tin mới hoặc mâu thuẫn sẽ mở ra những lựa chọn mà chúng ta thường bỏ qua trước đó. Cách nỗi sợ tạo ra trải nghiệm mà chúng ta cố né tránh: nỗi sợ là thứ tạo ra cường độ năng lượng tiêu cực rất mạnh trong tâm trí của chúng ta. Từ đó ta luôn chú ý tới chúng và cố gắng làm mọi cách để né tránh chúng. Ví dụ, khi thấy cơ hội nhưng chúng ta sợ sai mà không dám vào, hay khi đã vào sợ sai không dám cắt lỗ mà cầu nguyện cho vị thế đi đúng hướng dự tính của mình. Để có thể ngăn chặn các điểm mù trong nhận thức này, ta cần giao dịch mà không sợ hãi, ta cần tin tưởng tuyệt đối vào việc ta có thể chấp nhận rủi ro và mọi thông tin thị trường mà không do dự đối mặt với mọi hoàn cảnh thị trường. 11. Tại sao chúng ta cần học cách thích ứng Có 1 mối liên hệ trực tiếp giữa khả năng thích ứng trước điều kiệnmôi trường không ngừng thanh đổi với mức độ thỏa mãn chúng ta cảm nhận được trong cuộc sống. Chúng ta cần khả năng thay đổi bản thân để thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Ta cần mở rộng nhận thức về thông tin sẵn có, hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bản thân với môi trường bên ngoài, nó tác động đến ta ra sao, phản ứng như nào khi ta tác động vào nó.Càng có sự hiểu rõ cặn kẽ, chúng ta càng tương tác hiệu quả với môi trường để thỏa mãn nhu cầu và đạt được mục tiêu. Khả năng thỏa mãn nhu cầu và đạt được mục tiêu sẽ giúp chúng ta có sự tự tin, hạnh phúc vào hài lòng, nếu không cuộc sống sẽ trở nên suy sụp, bất mãn, thất vọng. Kiến thức của 1 cá nhân hay 1 nhóm cá nhân với nhau là rất ít so với kiến thức của cả nhân loại, mà kiếm thức cả nhân loại cũng rất ít trong vũ trụ này. Vì vậy, việc lien tục nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức là điều không thể thiếu cho quá trình đi tới thành công của mỗi người. Mọi thứ vốn vẫn tồn tại, chỉ có chúng ta không có đủ kiến thức để nhận ra và hiểu rõ về chúng mà thôi. Mỗi người hành động, học tập và nghiên cứu sẽ có những tác động tích cực trở lại với môi trường xung quanh chúng ta. Những kiến thức chúng ta đã biết chính là hạn chế của chúng ta. Chúng ta sẽ khó thoát ra khỏi vùng hạn chế đó nếu không chịu cập nhật kiến thức mới. Việc chống lại cái mới cũng thường diễn ra trong tâm trí và nhận thức của chúng ta, đặc biệt những thông tin, kiến thức mới lại đi ngược lại những nhận thức trong quá khứ ta đã thực tế trải nghiệm qua. Các kiến thức ta đang có cũng rất nhanh lỗi thời và nó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh khi mọi thứ biến động quá nhanh mà ta không bắt kịp nó. 12. Động lực đến từ việc đạt được mục tiêu Khả năng thỏa mãn nhu cầu và đạt được mục tiêu với mức độ hài lòng nhất định phụ thuộc vào khả năng nhận ra nhu cầu và hình thành mục tiêu của chúng ta. Việc nhận ra nhu cầu và mục tiêu thật ra không hề đơn giản như cách chúng ta nghĩ. Chúng ta rất hay ảo tưởng về điều chúng ta có thể có được, đặc biệt các ảo tưởng có được trong thời gian ngắn hay món quà đột nhiên có được, như 1 khoản đầu tư lãi cực lớn giúp ta thỏa mãn ước mơ tự do tài chính từ 1 số vốn đầu tư ban đầu nhỏ. 3 nguồn lực liên tục hoạt động trong cuộc sống của chúng ta: – Các ngoại lực từ môi trường có khả năng trở thành nguyên nhân đằng sau những hệ quả mà chúng ta trải nghiệm với tư cách cá nhân. Chúng ta hiểu 1 số ngoai lực, 1 số khác chúng ta không hiểu. Ta hành động dựa trên những điều ta hiểu biết và có thể đúng hoặc sai, trong khi các yếu tố bên ngoài vẫn vận hành mặc kệ ta hiểu hay không hiểu về nó – Nội lực sâu xa của trí tò mò và sự hứng thú buộc chúng ta phải khám phá, tìm hiểu và tương tác với môi trường theo những cách dường như đã được định trước. – Các lực lượng tinh thần được dạid iện bởi niềm tin, ký ức và liên tưởng. Nó tồn tại nhờ các trải nghiệm mà chúng ta có với môi trường vật chất. Nó khác với sự tò mò và hứng thú tồn tại trong bản năng của mỗi người. 1 số niềm tin, ký ức, liên tưởng đóng vai trò tích cực, 1 số khác lại đóng vai trò là tiêu cực phụ thuộc vào trải nghiệm trong quá khứ của mỗi người. Chúng ta cần sự chủ động trong tinh thần học hỏi cái mới, chấp nhận sự thay đổi mà không phải trong tinh thần tuyệt vọng, cung quẫn không lối thoát. Từ các giả định trên, ta nhận ra mỗi khoảnh khắc là biểu hiện hoàn hảo cho trạng thái phát triển và là dấu hiệu chỉ ra mình cần làm gì để tự cải thiện. Việc mắc sai lầm không có gì đáng sợ, khi ta giao dịch mắc phải tỷ lệ sai lầm 30-40% trong các giao dịch là điều hoàn toàn bình thường và chấp nhận điều đó, miễn khoản sai lầm đó trong phạm vi và không để nó quá lớn. Cách chúng ta thể hiện bản thân để thỏa mãn nhu cầu sẽ phụ thuộc vào: – Nhận thức – Hành động chúng ta lựa chọn thực hiện với nhận thức đó – Kỹ năng đã phát triển trừ đi những niềm tin, ký ức và liên tưởng mâu thuẫn, khiến mỗi khoảnh khắc tương tác với môi trường trở thành 1 dấu hiệu hoàn hảo cho kiến thức và khả năng hành động dựa trên kiến thức đó. Để trở nên hiệu quả và luôn thành công, ta cần phải tự cải thiện bản thân. Ta cần hiểu rằng thị trường luôn đúng và ta có thể kiếm lời từ sự đúng đắn đó nếu không áp đặt cấu trúc tinh thần cứng nhắc lên hành vi của thị trường. Ta cần giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ mắc sai lầm để có thể quan sát khách quan hành vi của thị trường. Nếu để nỗi sợ lấn át, ta sẽ mắc sai lầm, và không thể dám giao dịch ở những thời điểm quan trọng. Ta đối diện với bản thân, càng ít ảo tưởng hơn về bản thân để chấp nhận cái mới và phản ánh với thực tế hiện tại. Chấp nhận các điểm yếu của bản thân, khắc phục nó để có thể liên tục thành công lâu dài. 13. Quản lý năng lượng tinh thần Chúng ta bị tác động bởi các năng lượng tinh thần tích cực và tiêu cực. Khi chúng ta nuôi dưỡng các năng lượng tiêu cực, luôn nghĩ về nó, chống lại tiếng nói lý trí nhằm làm giảm nó đi là ta đang đẩy mình đến sự tồn tệ hơn. Cần phải quản lý để làm giảm các năng lượng tiêu cực này đi và bồi đắp cho các năng lượng tích cực hơn ngày càng lớn mạnh hơn. Suy nghĩ là công cụ mạnh mẽ để tạo ra những thay đổi trong môi trường tinh thần. Chúng ta có thể sử dụng nó để thay đổi, sắp xếp, bổ sung, giảm bớt hoặc thay đổi điện cực của các thành phần tinh thần khác nhau. Suy nghĩ là 1 dạng năng lượng, có lẽ cũng không khác gì điện hay ánh sáng. Chúng có thể là nguyên nhân sản sinh ra 1 số tá động trong môi trường vật chất, chẳng hạn như khi chúng ta nói ra suy nghĩ của mình, cũng như những tác động lên môi trường tinh thần. Khi hướng suy nghĩ vào bên trong, chúng ta đã sử dụng năng lượng để thay đổi tính nhất quán và kết cấu của 1 dạng năng lượng khác, đó có thể là niềm tin hoặc giải phóng năng lượng tiêu cực khỏi các ký ức không vui, từ đó giúp ta thay đổi nhận thức và các trải nghiệm trước kia của mình. Sự sáng tạo sẽ yêu cầu ta phải vượt ra ngoài các tư duy truyền thống được học từ trước, nhưng thứ được coi là đúng hoặc khả thi. Ta có thể bắt đầu bằng việc thứ gì đó có khả thi hay không khi thực hiện nó. Các thế hệ trước thường truyền đạt những sai lầm lại cho thế hệ sau và làm cho các thế hệ sau cũng phải gánh chịu những sai lầm như thế hệ trước. Ta nên tạo ra việc thử nghiệm và sai lầm học hỏi, thay vì né tránh các sai lầm như thế hệ trước truyền lại. Lợi ích của việc học cách quản lý năng lượng tinh thần: – Tăng cảm giác an toàn và tự tin: Khi có đủ kiến thức và sự tự tin, ta sẽ sẵn sàng đương đầu với mọi loại kịch bản thi trường có thể xảy ra, và không còn lo sợ, né tránh thị trường nữa. – Tăng mức độ hài lòng: Nhu cầu của chúng ta sẽ ngày càng tăng lên, và ta buộc phải không ngừng học tập, rèn luyện để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao lên đó của bản thân. – Trực giác nhạy bén hơn: khi ta tự tin thay đổi bên trong để trải nghiệm bên ngoài khác đi, khả năng đối mặt với những vấn đề khó khăn mà mọi người đều có xu hướng né tránh cũng tăng lên. Loại bỏ các sự mơ mộng, hão huyền sẽ giúp ta rèn luyện trực giác tốt hơn và ra quyết định tốt hơn dựa trên trực giác. – Sự khôn Ngoan: Khi vượt qua nỗi sợ để phá vỡ chu kỳ thất vọng và bất mãn, hoặc thay đổi điện cực của ký ức không vui để phá vỡ chu kỳ đau đớn, chúng ta có được sự khôn ngoan vì đã học được mọi khía cạnh của 1 vấn đề. Cùng 1 thông tin đưa ra tác động tới môi trường chung và mọi người, bạn có thể tìm ra sự tích cực của nó để hành động phản ứng tốt hơn những người khác chỉ thấy sự tiêu cực của nó lên bản thân họ, 14. Các kỹ thuật thay đổi Định hướng sự thay đổi có ý thức trong hệ thống niềm tin: ý thức có thể tạo ra những suy nghĩ nằm ngoài khuôn khổ của niềm tin hoặc hệ thống niềm tin. Chúng ta đặt câu hỏi về tính hợp lệ hoặc hứu ích của bất cứ niềm tin nào và chủ động định hướng sự chú ý đến lĩnh vực bất kỳ mà chúng ta có thể khám phá ra điều đó hữu ích hơn hoặc phù hợp hơn với điều kiện hiện thời. Ta cần có khao khát để thay đổi bát cứ điều gì trong thế giới tinh thần của chúng ta, vì khi có khao khát, ta sẽ luôn nghĩ về nó từ đó tạo ra năng lượng suy nghĩ. Suy nghĩ có khả năng thay đổi, tái tổ chức, bổ sung, giảm bớt hoặc thay đổi cực tính của bất cứ sự vật nào trong môi trường tinh thần. Ta có thể dùng suy nghĩ để tạo ra 1 đặc tính mới vì mong muốn điều đó ở trong bản thân ta. Các niềm tin ta có sẽ tạo ra vùng an toàn của chúng ta. Sự thay đổi niềm tin cần nhiều năng lượng và thời gian để thực hiện, nhưng nếu duy trì rèn luyện thời gian dài ta sẽ thực hiện được chúng 1 cách dễ dàng. Khi viết ra những điều bạn mong muốn và rèn luyện, đó là công cụ mạnh mẽ nhất để bạn rèn luyện và dần đi tới mục tiêu của mình. Nó là công cụ hữu hình hóa những suy nghĩ, mong muốn, niềm tin trong thế giới tinh thần của chúng ta và phản ánh ra ngoài thực tế cuộc sống, và sau đó lại phản ánh lại qua thi giác của chúng ta và suy nghĩ ngược lại vào thế giới tinh thần. Kỷ luật tự giác: là từ được sử dụng để mô tả quá trình học cách chủ động kiểm soát hành động của bản thân. Nó là 1 phương pháp luận tư duy cụ thể, 1 nguồn lực tinh thần cho phép bạn thay đổi 1 hoặc 1 hệ thống niềm tin khi nó mâu thuẫn với 1 số mục tiêu hoặc mục đích. Nó cũng có nghĩa hàng động vượt ngoài ranh giới của 1 số niềm tin thông thường mà chúng ta thường nghĩ để đạt được 1 mục tiêu khác. Khi bạn duy trì hành động nằm ngoài niềm tin cố hữu đủ lâu, niềm tin sẽ mất dần đi năng lượng và không còn ảnh hưởng tới bạn nữa, 1 niềm tin mới được hình thành và được duy trì bởi năng lượng bạn cung cấp cho. Tự thôi miên và thiền định: đây là các kỹ thuật thư giãn cho phép người ta bỏ qua quá trình suy luận của tâm trí tỉnh táo để dễ dàng tiếp nhận 1 thông điệp mới hiệu quả hơn hoặc thanh tẩy các niềm tin cũ sai lầm. Khẳng định tích cực: Ta cần tạo nên 1 khẳng định tích cực về 1 hoặc 1 số đặc điểm bạn muốn trở thành. Các lời khẳng định này như tôi muốn là… và sẽ được củng cố hàng ngày nhờ năng lượng tích cực hàng ngày bạn cung cấp cho nó. IV. Cách để trở thành 1 nhà giao dịch kỷ luật 15. Tâm lý học về sự vận động giá cả Mục tiêu nhằm bóc tách cũng như phân tích các động lực và khía cạnh tâm lý học về sự vận động giá cả, trước tiên là ở cấp độ cơ bản nhất, của các nhà giao dịch cá nhân, sau đó mở rộng ra bằng cách xem xét hành vi tập thể của 1 nhóm nhà giao dịch. Việc hiểu được các động lực tâm lý trong hành động của nhà giao dịch, ta sẽ dễ dàng xác định được niềm tin của họ về tương lai chỉ bằng cách quan sát những việc họ làm. Khi ta đã biết họ nghĩ gì về tương lai, việc dự đoán hành động tiếp theo của họ trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định sẽ không còn khó khăn nữa. Nó cũng phân biệt giữa mơ mộng và khả năng thực tế thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng nào. Thành phần cơ bản nhất là nhà giao dịch, họ xác định giá cụ thể giữa giao dịch tại 1 thời điểm cụ thể. Cả 2 khi tham gia đều có chung niềm tin chiến thắng về phía mình, nhưng thường chỉ có 1 người sẽ chiến thắng sau đó. Sau đó thi trường tiếp tục di chuyển lên hay xuống, người mau cao hơn hay thấp hơn, họ đều không có niềm tin chắc chắn rằng thị trường sẽ di chuyển về đâu. Tất cả những người đang thua cuộc ở vị thế gần nhất sẽ phải duy trì niềm tin vào giá trị tương lai để duy trì vị thế hoặc thể hiện niềm tin vào giá trị tương lai này bằng cách bổ sung thêm vào vị thế của họ. Nếu người mua ngày càng nhiều hơn, trong khi người bán ít đi và người bán lớn thiếu hụt thì giá sẽ càng di chuyển theo hướng có lợi hơn cho người mua. Và khi niềm tin vào giá trị tương lai phai nhạt dần do giá tiếp tục di chuyển lên, những người bán sẽ từ bỏ và tham gia vào phe của người mua hiện có và cạnh tranh với họ. Tình trạng này vẫn duy trì thì sự giảm giá xảy ra sẽ còn rất nhỏ. Khi những người mua trước đó bắt đầu chốt lợi nhuận, thị trường sẽ bắt đầu giảm trở lại. Khi đó, họ sẽ tham gia vào nhóm người bán hiện tại, làm tăng số lượng người bán lên cao hơn. Khi số lượng đủ lớn sẽ đẩy giá sụt giảm mạnh và buộc những người mua trước đó cũng phải tham gia vào phe bán với họ. Khi mất đi sự cân bằng giữa 2 bên, 1 bên sẽ giành được ưu thế và giá sẽ di chuyển mạnh theo hướng đó. Nhóm thua lỗ sẽ phải từng người từng người chấp nhận thất bại và từ bỏ vị thế của mình và càng tạo đà cho phía đội lập hơn khi họ đóng vị thế hiện tại của mình. Bên mạnh hơn sẽ tiếp tục chiếm thế thượng phong cho tới khi tất cả nhận ra giá đã đi quá xa và vượt ngoài phạm vi của các yếu tố liên quan. Khi giá dịch chuyển qua lại trong cuộc chiến này, nó tạo ra những biến động có thể nhận thấy trên biểu đồ giá. Hành vi của thị trường: là tổng hòa hành động của mỗi cá nhân vì lợi ích của chính mình để kiếm lời từ biến động giá trong tương lai, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển giá đó như 1 cách thể hiện niềm tin về tương lai. Các mô hình hành vi bắt nguồn từ hành vi tập thể của các nhà giao dịch cá nhân bắt đầu với 3 việc: mở vị thế, duy trì vị thế và đóng vị thế. Niềm tin rằng anh ta có thể kiếm được tiền và trạng thái hiện tại của thị trường mang lại cơ hội tham gia gia dịch ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức giá thanh lý đã kích thích anh ta tham gia thị trường. Để duy trì vị thế: đó là niềm tin vứng chắc rằng giao dịch vẫn còn khả năng sinh lời. Để đóng vị thế: đó là niềm tin rằng thị trường không còn mang đến cơ hội kiếm tiền nữa. Đó có thể là lãi đã đủ và không còn cơ hội, hoặc rủi ro duy trì vị thế ngày càng cao hơn cần đóng vị thế để giảm thiểu thua lỗ Điểm tham chiếu qua trọng: ta tìm kiếm trên biểu đồ các điểm tham chiếu quan trọng để xem xét cuộc chiến giữa 2 phe này. Đó là bất cứ thứ gì khiến kỳ vọng của nhà giao dịch về xác suất xảy ra 1 kịch bản tăng lên. Đó là những điểm mà nhiều nhà giao dịch tham gia với vị thế đối lập. Dựa trên những kỳ vọng đó họ sẽ tiếp tục duy trì vị thế với niềm tin rằng kỳ vọng sẽ trở thành hiện thực và sẽ thay lý nó khi thực tế không được như kỳ vọng. Điểm tham chiếu càng quan trọng, tác động của nhà giao dịch lên giá càng lớn, vì cán cân quyền lực sẽ thay đổi đáng kể giữa 2 lực lượng đối lập tại những điểm này. Điểm tham chiếu là mức giá mà tại đó nhiều nhà giao dịch ở 1 bên của thị trường từ bỏ niềm tin của họ về tương lai, trong khi niềm tin của bên kia lại được củng cố. Đó là điểm mà mỗi bên kỳ vọng thị trường xác nhận niềm tin của mình là đúng. Đây là điểm gặp gỡ giữa kỳ vọng của nhà giao dịch về tương lai và tương lai đó. Và khi bên thua cuộc muốn đóng vị thế, họ sẽ phải giành giật rất quyết liệt các vị thế ít ỏi ở phía đối lập để đóng lại vị thế thua cuộc của mình và càng củng cố thêm chuỗi phản ứng dây truyền cho bên thắng cuộc. Vùng cân bằng: là khu vực phần lớn khối lượng giao dịch diễn ra trọng 1 khoảng giá cụ thể, bởi đó là những gì thị trường đã thiết lập như mức giá hợp lý đại diện cho giá trị của những thứ được giao dịch. Khu vực này các nhà giao dịch tiến hành giao dịch với tâm lý ít lo sợ và sợ hãi nhất, và tâm lý khá thoải mái vì đi theo đám đông. Cuối cùng, sẽ có 1 người mua tham gia thị trường, người không đồng tình với những người khác và tin rằng giá có khả năng tăng cao hơn/hoặc giảm thấp hơn và tiến hành giao dịch làm mất đi sự cân bằng của giá tại đó, từ đó gây ra phả nứng dây chuyển tới các nhà giao dịch khác. Mức giá cao nhất và thấp nhất: Đây là 2 điểm tham chiếu quan trọng nhất. Nếu giá đang tăng đều, người mua sẽ bắt đầu dự đoán xem liệu giá có thể vượt mức cao nhất trước đó hay không, còn người bán sẽ kỳ vọng vào 1 đỉnh mới. Mọi người đều xem đỉnh gần nhất là điểm kháng cự mạnh là nơi sẽ ngăn cản đà tăng hiện tại, hay nơi có đủ người bán tham gia thị trường với số lượng lớn đủ áp đảo bên mua. Họ sẽ dự đoán xem có tạo đỉnh mới hay không tạo đỉnh mới, và khi giá đến gần đỉnh này, nếu có ai đó đặt mua với giá chênh lệch đáng kể, sẽ lôi kéo được nhiều người tham gia vào phe mình, nếu là bên mua sẽ lôi kéo thêm nhiều người gia gia để tạo ra đỉnh mới sau đó. Hỗ trợ và kháng cự: trong thị trường đang giảm, hỗ trợ là mức giá mà người mua tham gia thị trường hoặc người bán cũ thanh lý vị thế bán với đủ lực để giữ giá không xuống thấp hơn nữa. Trong thị trường đang tăng, kháng cự là mức giá mà người bán tham gia thị trường hoặc người mua cũ thanh lý vị thế mua với đủ lực để giữ giá không tăng cao hơn nữa. Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là các điểm tham chiếu quan trọng, bởi nhiều nhà giao dịch xác định được mức này trên biểu đồ và tin vào ý nghĩa của chúng. Các nhà giao dịch, thực hiện hành động dựa trên niềm tin về giá trị tương lai. Tất cả niềm tin cuối cùng trở thành những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Nếu có đủ 1 số lượng lớn các nhà giao dịch tin tưởng vào tầm quan trọng của mức hỗ trợ và kháng cự, đồng thời thể hiện niềm tin bằng cách thực hiện giao dịch ở các mức đó thì trên thực tế, họ đang hiện thực hóa niềm tin của chính mình về tương lai. Cuộc chiến dai dẳng giữa 2 bên sẽ còn kéo dài, khi giá đang lên, 1 lượng lớn người bán đủ lớn để ngăn chặn nó sẽ tạo ra ấn tượng trong tâm trí những người khác tại vùng giá đó giá đã đảo chiều và hình thành nên ngưỡng kháng cự trong tâm lý các nhà giao dịch quan sát nó. Nếu sự đảo chiều mạnh ở đỉnh 1, thì họ sẽ tin rằng lần 2 sẽ tiếp tục bị đảo chiều lần nữa mà chưa thể vượt ngay được. Hỗ trợ thành kháng cự và kháng cự thành hỗ trợ: các điểm kháng cự ban đầu nhiều lần không vượt qua được và xuất hiện nhiều người bán tại đây. Nhưng sau đó nhờ lực mua mạnh mẽ đã vượt qua vùng kháng cự này dù những người bán tai đó vẫn xuất hiện. Ngay sau đó, 1 số người bán sẽ cover với khoản lỗ nhỏ, và 1 số lượng lớn sẽ chờ đợi. Khi giá quay trở lại mức này họ sẽ ồ ạt mua vào để đóng vị thế bán của mình tạo ra 1 vùng hỗ trợ mạnh. Từ ban đầu là 1 vùng kháng cự, tới giờ nó lại trở thành vùng hỗ trợ bởi chính những người từng bán tạo ra kháng cự trước đó. Xu hướng và đường xu hướng: 1 loạt các đỉnh và đáy cao hơn hoặc thấp hơn trong 1 khoảng thời gian, xảy ra vì không có đủ nguowì bán để khớp với những người mua đang cạnh tranh với nhau nhằm tham gia thị trường trong khoảng thời gian đó. Thêm vào lực lượng mua hùng hậu này là những người bán cũ ở các mức giá thấp hơn, những người cuối cùng đã mất niềm tin và muốn rút khỏi vị thế. Họ sẽ đồng loạt làm vậy khi mức giá vượt ngoài những điểm tham chiếu họ cho là quan trọng. Trong thị trường có xu hướng đi lên, giá sẽ thoái lui vì người mua chốt lời. Điều này sẽ tạo ra 1 số áp lực theo chiều ngược lại, nhưng nếu xu hướng tiếp tục sau 1 đợt thoái lui bình thường, nó cho bạn biết vẫn không có đủ số lượng người bán để khớp với tất cả người mua, nhưng vẫn đủ để tạo ra động lực giảm. Thị trường sẽ giao dịch theo 1 dạng cân xứng nào đó. Sau 1 thời gian, dòng chảy bị phá vỡ, giao dịch thị trường sẽ nằm trên hoặc dưới 1 đường xu hướng quan trọng, đó là dấu hiệu cho thấy sự cân bằng giữa các lực lượng trên thị trường đã thay đổi. Khi đó, ta hãy đặt lệnh tại 1 điểm xác nhận xác suất thay đổi cao nhất và chờ thị trường xác nhận điều đó, đi kèm sau đó đặt 1 lệnh dừng ở điểm thị trường không xác nhận tiếp để đóng vị thế nếu có sự đảo chiều ngược lại. Ví dụ: khi thị trườn tạo đỉnh mới và bị bán tháo, giá sẽ giảm cho tới khi có đủ nhà giao dịch thấy mức giá đủ rẻ để tham gia vào cân bằng lại. Sau đó giá sẽ lại quay lại đỉnh cũ, nếu người mua mới đủ mạnh sẽ thu hút thêm nhiều người mua theo và giá vượt qua đỉnh cũ thuyết phục, những người đứng ngoài sẽ thấy sốt ruột và vào mua ồ ạt để tránh mất cơ hội. 1 số người bán cũng thừa nhận sai lầm và cover lại trạng thái đã bán trước đó. Công chúng đại chúng có ngưỡng chịu đựng rủi ro thấp, họ chỉ tham gia khi thấy an toàn, và giá tăng là 1 cơ hội thì họ sẽ tham gia ồ ạt mua ở vùng giá cao vì người khác cũng đang kiếm được rất nhiều tiền. 1 thị trường bò tót kéo dài đòi hỏi liên tục có nhà giao dịch mới tham gia để tiếp thêm nhiên liệu cho nó. Và khi số lượng người đặt giá cao hơn ngày càng ít đi, những người mua từ trước bắt đầu bán ra, đặc biệt các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Và khi nguồn cung người mua mới cạn kiệt, thị trường sẽ rơi tự do trở lại khi công chúng bắt đầu bán ra ồ ạt tại các mức giá mà trước đây họ tranh giành nhau để được mua. Lý do thực sự khiến mọi người hoảng sợ và khiến giá giảm đơn giản là vì giá không tiếp tục tăng, không ai muốn bị coi là hành động phi lý trí cả. 16. Các bước dẫn đến thành công Tự kỷ luật chỉ đơn giản là 1 kỹ thuật tinh thần để tập trung vào những gì bạn cần học hoặc làm để hoàn thành mục tiêu của mình. Ta cần phải thay đổi để có thể thay đổi quan điểm của bản thân, thay đổi các thành phần tinh thần ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về thông tin môi trường. Ta không thể kiểm soát cách thị trường hoạt động, nhưng có thể học cách kiểm soát nhận thức của mình về thị trường để có khả năng chia sẻ mức độ thực tế cao nhất. Để trở thành nhà giao dịch thành công, ta cần giao dịch mà không sợ hãi. Khi sợ hãi, bạn sẽ tự tạo ra các tình thế mà bạn muốn né tránh nó. Tuy nhiên, mọi người thường trở nên liều lĩnh khi không còn sợ hãi. Bạn cần hạn chế bản thân mình trong 1 khuôn khổ cho phép để tránh liều lĩnh. Việc làm giầu nhanh là điều không thực tế trong quá trình giao dịch.Nếu thành công mà bạn không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm duy trì sự giầu có đó cũng là 1 hiểm họa cho bạn. Quy tắc giao dịch: – Tập trung vào những gì bạn cần học: Bạn có thể phải thay đổi quan điểm hoặc trọng tâm giao dịch của mình. Ta cần đặt trọng tâm vào việc nắm vững các bước để tiến tới thành công thay vì là tiền. Tiền bạc là kết quả cuối cùng sẽ đến khi ta có cách làm đúng đắn. 1 cơ hội đầu tư hoàn hảo bạn có thể đã bỏ lỡ, nhưng không sao cả, thị trường luôn vận đồng và có hàng ngàn cơ hội khác vẫn còn cho ta thực hiện thay vì ngồi tiếc nuối cơ hội hoàn hảo đã qua. – Đối phó với tổn thất: xác định trước mức lỗ với mọi giao dịch tiềm năng; Ngay lập tức thực hiện các giao dịch thua lỗ [cắt l của mình ngay khi nhận thấy sự tồn tại của chúng. – Trở thành chuyên gia ở 1 hành vi duy nhất của thị trường: đặc biệt tại giai đoạn đầu, bạn nên tập trung vào 1 loại giao dịch cụ thể nào đó thay vì bị ảnh hưởng bơi sự trần ngập thông tin quá nhiều tác động đến các quyết định giao dịch của mình. – Học cách xây dựng 1 hệ thống giao dịch hoàn hảo: hệ thống giao dịch giúp ta thu được lợi nhuận ổn định khi tham gia giao dịch và giúp loại bỏ những thứ ta không am hiểu để chỉ tập trung vào những thứ ta am hiểu nhất, từ đó giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao dịch. – Học cách suy nghĩ theo xác suất: khi đã am hiểu các kỹ năng cơ bản, ta có thể sử dụng xác suất, và trực giác vào các giao dịch của bản thân. Đây là lúc bạn đã có dầy dặn kinh nghiệm trong đầu tư. Đặt lệnh tại các điểm đảo chiều quan trọng, đặt các lệnh cắt lỗ ở vị trí xác nhận phù hợp,.. – Rèn luyện tính khách quan: Ta phải hành động dựa trên niềm tin rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, trái ngược với niềm tin rằng thị trường chỉ có những giới hạn nhất định. Ta có thể dự đoán nhiều khả năng khác nhau có thể xảy ra, và kỳ vọng lợi nhuận thu được trên mỗi khả năng đó của thị trường để hành động phù hợp khi khả năng nào xảy ra. – Học cách tự giám sát: Ta cần chu sý đến những gì đang nghĩ và những thông tin thị trường mà mình đang tập trung vào. Quy tắc giao dịch: ta mong muốn thị trường đi theo mong muốn của bản thân, nhưng nó vốn đi theo cách riêng của nó độc lập với mong muốn của cá nhân ta. 17. Lời nhắn cuối cùng

Các giao dịch ta thực hiện về cơ bản chỉ là 1 cơ chế phản hồi cho biết ta thích bản thân đến mức nào ở 1 thời điểm bất kỳ. Khi ta đủ tin tưởng bản thân, thứ kìm hãm bản thân ta chính là mức độ ta tự định giá giá trị của bản thân mình. Nghĩa là, ta mong muốn bao nhiêu thì sẽ chỉ nhận về mức

Video liên quan

Chủ Đề