Taper trong kinh tế là gì

Vừa qua hẳn không phải là một khoảng thời gian vui vẻ cho các nhà đầu tư Mỹ, khi FED thông báo nâng lãi suất vào 2023, thay vì 2024 như họ hứa hẹn trước đó., Trong khi thị trường chứng khoán khắp nơi đi xuống thì một thuật ngữ lại nổi lên khắp các mặt báo, là Tapering tantrum, cùng với nỗi lo ngại to lớn về các rủi ro kinh tế.

Vậy từ này có nghĩa là gì? Và nó sẽ có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

1. Nguồn gốc của từ này?

Trong giai đoạn Covid-19 vừa rồi, các Ngân hàng Trung ương khắp thế giới đã áp dụng hàng loạt chính sách, như: bơm tiền cho các ngân hàng thương mại, hạ lãi suất, mua các loại chứng khoán để đưa tiền ra thị trường, v.v. Tất cả những nỗ lực trên đều là công cụ của một loại chính sách to lớn mà hẳn nhiều người đã nghe tên chính sách tiền tệ mở rộng.

Trong số đó, nới lỏng định lượng là một công cụ ưa thích của FED. Hiểu một cách đơn giản là họ sẽ mua hàng loạt các loại chứng khoán, trái phiếu để bơm tiền vào thị trường thay vì in tiền trực tiếp. Chính sách này lại càng được ưa chuộng trong thời kỳ Covid khi lãi suất đã tiệm cận 0% và không thể tiếp tục giảm được nữa.

Mỹ ưu ái công cụ này đến mức số tiền họ dùng để mua chứng khoán trong giai đoạn 2020-2021 là 4500 ngàn tỷ USD, gấp đôi con số của những năm trước. Nhưng cái gì cũng có giá của nó.

2. Vậy thì liên quan gì đến tapering?

Khi tiền được bơm quá nhiều, một điều tất yếu sẽ xảy ra, đó là lạm phát. Trên thực tế, lạm phát tại Mỹ trong tháng 5 vừa rồi ở mức cao nhất kể từ khủng hoảng 2008, đặt dấu chấm hết cho các hoạt động bơm tiền. Cụ thể là FED sẽ dừng không mua các loại chứng khoán nữa. Hiện tượng đó được gọi là tapering

Nhưng trong lúc thị trường đang tận hưởng nguồn tiền dồi dào trong một khoảng thời gian dài, tapering có thể khiến cho thị trường bị sốc thuốc hay còn gọi là taper tantrum.

Theo lý thuyết, khi hoạt động tapering bắt đầu diễn ra, nền kinh tế có thể có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như thị trường chứng khoán sập, do các nhà đầu tư đã trở nên quá phụ thuộc vào việc bơm tiền mạnh mẽ từ FED.

3. Nhưng mọi thứ cũng ổn thôi

Trên thực tế, người ta đã lo sợ taper tantrum xảy ra vào năm 2013, khi FED thông báo hoạt động mua trái phiếu rầm rộ, nhằm giúp nền kinh tế Mỹ hồi phục từ khủng hoảng 2008, sẽ dần dần chậm lại. Đã có một sự hoảng loạn không hề nhẹ trong tâm lý của các nhà đầu tư lúc đó, và chỉ số Dow Jones đã rơi khoảng 1000 điểm.

Tuy nhiên, sau đó chưa đầy 1 tháng, thị trường chứng khoán dần hồi phục và mọi thứ lại quay trở lại bình thường. Lý do là vì FED lúc đó đã không tapering ngay, mà thậm chí còn tiếp tục mạnh tay bơm tiền ra đến tận năm 2015, cùng với đó là những lời cam kết hết sức chắc chắn với thị trường là mọi thứ sẽ rất nhẹ nhàng và không có gì phải hoảng sợ.

Như vậy, trên lý thuyết, tapering có thể dẫn đến taper tantrum và có những ảnh hưởng xấu tới thị trường. Tuy nhiên đến nay thì điều đó vẫn chưa được chứng minh bằng thực nghiệm, do hoạt động đến hiện tại thuật ngữ này vẫn như một ông kẹ, chực chờ đe dọa các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Tags:

Giải nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề