Thanh hóa khi nào được lên trực thuộc trung ương năm 2024

Việc quy hoạch tỉnh nào sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương và các huyện nào của Hà Nội và TP.HCM sẽ lên quận là thông tin thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân cũng như của các nhà đầu tư tại khu vực này.

Việt Nam sẽ có thêm 3 thành phố trực thuộc trung ương

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có nêu rõ dự kiến ba tỉnh thành sau sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, sánh ngang với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ hiện nay.

3 tỉnh này là: Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.

Cụ thể, theo mục tiêu, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 và trở thành thành phố Festival trong tầm nhìn đến năm 2045.

Trong tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa cũng phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân.

Khánh Hòa với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2030

Như vậy, nếu mục tiêu trên trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ có tất cả 8 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Đà Nẵng
  • TP. Hồ Chí Minh
  • Cần Thơ
  • Bắc Ninh
  • Thừa Thiên Huế
  • Khánh Hòa

Theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, từ ngày 01/01/2023, các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

Thứ nhất, quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên,

Thứ hai, diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên

Thứ ba, có 9 huyện trực thuộc trở lên

Thứ tư, Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I,

Thứ năm, thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước gấp 1,75 lần, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt bình quân của cả nước; và một số tiêu chí khác.

Hà Nội - 5 huyện dự kiến lên quận

Ngoài thông tin về 3 tỉnh sẽ lên Thành phố trực thuộc trung ương sắp tới, thông tin huyện nào của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên quận cũng được rất nhiều người quan tâm.

Cũng theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 do Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội sẽ có thêm 5 huyện sắp lên quận, gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng.

Kế hoạch này đang được Hà Nội gấp rút triển khai. Điển hình là vào ngày 24/10 vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành Phố đã ủy quyền cho các huyện nêu trên lập Đề án thành lập quận, phường trực thuộc.

Trong 5 huyện định hướng lên quận, Đông Anh có quy mô lớn nhất, tiếp đến là Gia Lâm. Vì thế, Thành phố sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận ngày vào năm 2023. 3 huyện còn lại có thể sẽ lên quận vào năm 2025.

Nếu như 5 huyện này được lên quận, Hà Nội sẽ có tổng 17 quận.:

Ba Đình

Hoàn Kiếm

Đống Đa

Hai Bà Trưng

Bắc Từ Liêm

Nam Từ Liêm

Cầu Giấy

Hà Đông

Hoàng Mai

Long Biên

Tây Hồ

Thanh Xuân

Hoài Đức

Gia Lâm

Đông Anh

Thanh Trì, Đan Phượng

Đáng chú ý, theo chương trình dự kiến của thành phố, trong giai đoạn 2026 - 2030, 3 huyện sẽ lên quận tiếp theo gồm: Thanh Oai, Thường Tín và Mê Linh.

TP. Hồ Chí Minh - 1 huyện lên quận, 4 huyện "lên thẳng" thành phố?

Giữa năm 2022, tại Hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2023, TP Hồ Chí Minh có định hướng phát triển các huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh lên thành thành phố trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, giống như Thành phố Thủ Đức hiện nay.

Còn huyện Nhà Bè cũng được định hướng chuyển lên thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, mới đây nhất, vào tháng 10/2022, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cả 5 huyện đều chưa đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để nâng cấp thành quận và thành thành phố.

Do đó, đến nay TPHCM chưa có chủ trương chính thức xây dựng các huyện thành quận hay thành phố.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ trương tỉnh nào sắp lên thành phố trực thuộc trung ương và các huyện nào của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ lên quận.

Do vậy, đó mới chỉ là chủ trương, đề xuất, thông tin chính thức cần đợi các cơ quan chức năng công bố. Trên thực tế, việc công bố sớm dễ dẫn đến tình trạng “mua bán đất ào ào, không tốt cho người dân”, hậu quả là giá đất tăng nhưng chất lượng cuộc sống người dân không tăng.

Theo Cục Thống kê Bắc Ninh, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 18.668 tỷ đồng, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách địa phương ước 9.591 tỷ đồng, tăng 3,7%, các nhiệm vụ chi tiếp tục được đảm bảo.

Cục Thống kê địa phương nhận định, cân đối thu chi cho thấy tổng thu đang giảm so với cùng kỳ năm trước, ở chiều ngược lại chi ngân sách địa phương vẫn tăng lên. Điều này sẽ phần nào tạo ra một rào cản cho sự vận hành trong cân đối lớn của tỉnh.

Về thu hút đầu tư FDI, số lượng dự án và vốn đăng ký mới tính từ đầu năm đến 20/8/2023 tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước [+226,5%] về số dự án đăng ký mới và [+455,6%] về vốn đăng ký mới; tuy nhiên, vốn điều chỉnh lại đạt rất thấp, chỉ bằng 23,5%.

Cụ thể, tính từ đầu năm đến 20/8/2023, toàn tỉnh đã thu hút được 222 dự án FDI đăng ký cấp mới [tăng 154 dự án] so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký mới đạt 806,3 triệu USD [tăng 658,5 triệu USD]. Ngoài ra, điều chỉnh vốn cho 101 dự án [tăng 12 dự án], với số vốn điều chỉnh tăng là 369,3 triệu USD [giảm 1.191 triệu USD]; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 40 lượt [tăng 13 lượt] với giá trị là 17,6 triệu USD [giảm 14,9 triệu USD]; thu hồi 36 dự án [tăng 4 dự án] với tổng vốn đầu tư là 71 triệu USD [giảm 13 triệu USD].

Riêng trong tháng 8/2023, tỉnh đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 37,45 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 13 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 16,9 triệu USD; 7 lượt ra thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị là 1,15 triệu USD; chấm dứt hoạt động 10 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 8,21 triệu USD.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 2.005 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 24.489 triệu USD.

Liên quan đến tình hình sản xuất công nghiệp, báo cáo cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp [IIP] tháng 8/2023 tuy tăng 8,24% so với tháng trước nhưng giảm nhiều [-15,75%] so với cùng tháng năm trước. Xét chung 8 tháng đầu năm 2023, IIP thậm chí còn giảm nhiều hơn [-16,77%] so với cùng kỳ [giảm sâu hơn 0,15% so với mức giảm của 7 tháng đầu năm 2023].

Khánh Hòa

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023 của Cục Thống kê Khánh Hòa,Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tháng 8/2023 ước được 1.306,7 tỷ đồng: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được 244 tỷ đồng và thu từ nội địa 1.062,7 tỷ đồng.

Lúy kế 8 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước được 10.356 tỷ đồng, bằng 67,05% dự toán và giảm 8,33% so cùng kỳ năm trước: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.520 tỷ đồng, bằng 76,57% và giảm 40,74%; thu nội địa 8.836 tỷ đồng, bằng 65,65% và tăng 1,19%.

Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước địa phương tháng 8/2023 ước được 1.709,4 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 973,7 tỷ đồng; chi thường xuyên 735,6 tỷ đồng. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, tổng chi cân đối ngân sách nhà nước địa phương ước được 7.765 tỷ đồng, bằng 52,14% dự toán và tăng 10,93% so cùng kỳ năm trước.

Về hoạt động du lịch, báo cáo cho biết, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục tăng trưởng khá so cùng kỳ, doanh thu du lịch tháng 8/2023 ước được 4.869,5 tỷ đồng, giảm 15,95% so tháng trước và gấp 2,62 lần so cùng kỳ năm trước; với 1.000 nghìn lượt khách, giảm 20% và gấp 2,6 lần [trong đó 245,1 nghìn lượt khách quốc tế tăng 0,02% và gấp 6,24 lần]; 2.690,2 nghìn ngày khách, giảm 16,97% và gấp 3,01 lần [trong đó 1.029,4 nghìn ngày khách quốc tế, tăng 0,02% và gấp 6,2 lần].

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, doanh thu hoạt động du lịch được 23.909,7 tỷ đồng, gấp 2,52 lần so cùng kỳ năm trước; khách lưu trú được 5 triệu lượt người với 13.434,8 nghìn ngày khách, lần lượt gấp 2,72 lần và gấp 3,09 lần [trong đó 1.240,8 nghìn lượt khách quốc tế với 5.275,1 nghìn ngày khách quốc tế, lần lượt gấp 10,74 lần và gấp 10,49 lần].

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 8/2023 ước được 194,3 triệu USD, tăng 0,7% so tháng trước và giảm 30,45% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng ước được 1.746 triệu USD, giảm 22,72% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 9,99%; nhập khẩu giảm 34%.

Thừa Thiên Huế

Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, trong 8 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 6.705,5 tỷ đồng, bằng 67,6% dự toán, bằng 51,6% so với chỉ tiêu phấn đấu và giảm 14,2% so với cùng kỳ; trong đó: Thu nội địa ước đạt 6.281,1 tỷ đồng, bằng 67,1% dự toán, bằng 51,1% chỉ tiêu phấn đấu và giảm 14,9% [chiếm 93,7%]; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 411 tỷ đồng, bằng 74,1% dự toán, bằng 60,4% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 1,2% so với cùng kỳ; Thu viện trợ, huy động đóng góp 13,4 tỷ đồng, vượt 22% dự toán, bằng 33,5% chỉ tiêu phấn đấu và giảm 25,6% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách nhà nước ước đạt 8.086,3 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển 2.692,3 tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán.

Về phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư, báo cáo cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp phép cho 12 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.795 tỷ đồng [gồm 6 dự án FDI vốn đăng ký tương đương 963,8 tỷ đồng]. Trong đó, địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp cấp 8 dự án với tổng vốn đầu tư 1.767,8 tỷ đồng. Ngoài ra, có 10 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư 1.888 tỷ đồng.

Về hoạt động du lịch, theo Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, trong tháng 8, lượng khách ước đạt 272,1 nghìn lượt, tăng 12% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 60,9 nghìn lượt, gấp 2,7 lần. Doanh thu từ du lịch ước đạt 504,7 tỷ đồng, giảm 14,6%.

Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch ước đạt 2.126,7 nghìn lượt, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 672,3 nghìn lượt, gấp 8,8 lần. Tổng thu từ du lịch ước đạt 4.606,4 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8 ước đạt 4.747,2 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.447,4 tỷ đồng, chiếm 73%, tăng 11,6%. Lũy kế 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 36.462 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 26.981,5 tỷ đồng, chiếm 74%, tăng 13,1%.

Chủ Đề