Thanh thúy ca sĩ là ai?

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, Thanh Thúy là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, bà được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát khói sương, Tiếng hát lúc 0 giờ, …

Nhắc tới đỉnh cao nhất của Bolero, không thể không nhắc tới Thanh Thúy – một huyền thoại từng được mệnh danh là Nữ hoàng Bolero. Một tài năng với nhan sắc sương khói, giọng ca trầm buồn, vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi. Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã tán tụng :

“Từ em tiếng hát lên trời. Tay xoa dòng tóc, tay vời âm thanh Giọt buồn nhỏ xuống tim anh

Lắng nghe da thịt tan tành khói xương…”

Thanh Thúy sinh ra ở quê ngoại là Huế, gia đình có 5 chị em. Bà Tường Vi – mẫu thân của danh ca Thanh Thúy – là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thương chồng thương con, vừa chăm lo cho gia đình vừa làm việc tất bật ngoài xã hội, Thanh Thúy khởi đầu đi hát được mẹ chăm lo rất nhiều từ miếng ăn, quần áo đến tóc tai, giày dép. Nhưng mẹ bà bị bệnh nan y khi còn trẻ, gia đình đưa bà cụ vào Sài Gòn chữa trị và thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Cho đến giờ mẹ của bà đã mất mấy chục năm rồi nhưng Thanh Thúy vẫn mang nỗi nhớ hình ảnh mẹ khôn cùng. Thanh Thúy vẫn nói rằng trên đời đã ban phước phần cho mình có một người mẹ như vậy, mẹ như một vị bồ tát cứu giúp cho cuộc đời của bà. Thanh Thúy hát rất nhiều bài hát về người mẹ và đem vô vàn tình cảm vào trong những bài hát đó, tiêu biểu là bài Đèn Khuya của nhạc sĩ Lam Phương.

Vì người mẹ của bà bệnh khi bà còn rất nhỏ, nên Thanh Thúy đi hát rất sớm để kiếm tiền lo thuốc cho bà cụ, bà cụ mất khi chỉ vừa 39 tuổi để lại niềm đau rất lớn trong lòng của Thanh Thúy. Bà để tang mẹ suốt 3 năm nên có một đoạn thời gian, khán giả chỉ thấy Thanh Thúy mặc áo dài trắng đi hát, cũng có thể vì những hình ảnh hiền lành, dè dặt, chỉ ca một loại nhạc buồn, Thanh Thúy chính là người tình trong mộng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ thời trai trẻ. Vị nhạc sĩ tài hoa này đã từng ghi trong hồi ký rằng bài sáng tác đầu tay Ướt mi và Thương một người là viết dành tặng cho danh ca Thanh Thúy mà sau này bà mới biết.

Phòng trà đầu tiên Thanh Thúy vừa ra hát là phòng trà Việt Long do người chị Kim Chi dẫn vào [sau này đổi tên thành phòng trà Văn Hoa], bà luôn nhớ ơn ca sĩ Kim Chi- Một người chị rất đáng kính- đã dẫn dắt bà vào con đường ca hát khi còn chân ướt chân ráo vào ngành. Thời đó phòng trà Việt Long nổi tiếng với các danh ca như Kim Chi, Thái Xuân, Mỹ Hòa, Thu Hương…

Tiếp theo, bà đi hát cho phòng trà Anh Vũ – phòng trà này xuất thân từ một quán ăn của kiến trúc sư Võ Đức Diên, duyên số đưa đẩy bà quen thêm nhiều ca sĩ như Lệ Thanh, Kim Bằng, … Thời bà đi hát ở Night club, bà chơi rất thân với nhóm ca sĩ hát ở vũ trường như Bích Chiêu, Bạch Yến, Linda. Cho đến bây giờ, Thanh Thúy đã cộng tác với vài hãng dĩa Sóng nhạc, hãng dĩa Continental, hãng dĩa Việt Nam.

Tháng 11.1961, tài tử Nguyễn Long thực hiện cuốn phim Thúy đã đi rồi, theo ca khúc của nhạc sĩ Y Vân và nhạc phim do ca sĩ Hùng Cường hát. Nữ ca sĩ Minh Hiếu đóng vai Thanh Thúy. Ngoài bộ phim này, hình ảnh Thanh Thúy còn xuất hiện trên kịch sân khấu, kịch truyền hình. Các nghệ sĩ Kim Cương, Bích Thủy, Xuân Dung… đều đã đóng vai Thanh Thúy.

Ngoài ra Thanh Thúy còn hát cho Tuyển lựa ca sĩ của rạp hát Quốc Thanh, hát cho Xổ số quốc gia hàng tuần, bà còn xuất hiện nhiều trên những chương trình đại nhạc hội, phim ảnh, ti vi, thâu băng vào thập niên 60, bà đã quen với một cuộc sống vô cùng bận rộn. Năm 1961 bà được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ sau một lần vô tình hát ở phòng trà Anh Vũ trong cuộc thi Hoa hậu. Năm 1970, bà đoạt giải thưởng Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ được ái mộ nhất trong năm với nhạc phẩm Tình đời của 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Vũ Chương. Ca khúc này 2 nhạc sĩ sáng tác nhân dịp Thanh Thúy trở lại nghiệp cầm ca sau vài năm vắng bóng.

Cũng năm 1970, bà cùng ca sĩ Ngọc Chánh [Shotguns] đi hát ở Queen Bee, và nhận được lời đề nghị cộng tác trong băng nhạc cùng phần hòa âm của Lê Văn Thiện, bà phát hành rất nhiều băng có tiếng hát Thanh Thúy. Nhắc đến thâu băng, bà vẫn còn nhắc lại kỉ niệm khi chưa kịp phát hành cuốn băng thứ 26 đã phải xuất ngoại [30/4/1975]. Hầu như những cuốn băng nhạc của Thanh Thúy đều do bác Lê Văn Thiện chịu trách nhiệm hòa âm. Ngoài ra trước đó Thanh Thúy còn cộng tác với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong cuốn Sài Gòn ơi Vĩnh Biệt [Số 1 đến số 8]

Nhạc sĩ Song Ngọc với nhạc phẩm Một Chuyến Bay Đêm, đã là những yêu dấu khó quên của Thanh Thúy và khán giả, được mọi người thương mến. Bà đã thu một số ca khúc của ông, khi còn ở Việt Nam bà chỉ gặp nhạc sĩ mỗi khi đến nhà thương Cộng Hòa, lúc đó cả 2 đã quen biết nhau nhưng không thân thiết. Sau này ra hải ngoại, những con người thương nhớ quê hương trở nên thân thiết hơn, mỗi lần từ Houston về Cali thì nhạc sĩ vẫn thường đến thăm gia đình bà. Nhạc sĩ Song Ngọc từ trần vào tháng 10, 2018 đã để lại rất nhiều bàng hoàng và tiếc thương cho khán giả ái mộ lẫn danh ca Thanh Thúy.

Ngoài ra, tên tuổi của Thanh Thúy còn gắn liền với nhạc sĩ Trúc Phương, tuy vào thời gian ấy có rất nhiều nhạc sĩ đến đưa tác phẩm cho bà hát, nhưng là một sự bất ngờ khi ca khúc Nửa đêm ngoài phố của nhạc sĩ Trúc Phương và tiếng hát của ca sĩ Thanh Thúy lại nhận được vô số lời khen ngợi và ủng hộ từ khán giả. Ngoài ra bà còn rất thân với người nhạc sĩ đồng hương Châu Kỳ, bà xem nhạc sĩ như một người anh trai hiền hòa của mình.

Năm 1964, bà lập gia đình với tài tử Ôn Văn Tài, diễn viên kiêm Trung tá Không quân của Quân Đội Miền Nam. Hai người gặp nhau khi ông đến làm quen với bà ở buổi văn nghệ mãn khóa huấn luyện quân đội ở Nha Trang. Hai người là đôi Kim Đồng – Ngọc Nữ trong giới nghệ sĩ lúc bấy giờ. Bài hát “Được tin em lấy chồng” của nhạc sĩ Châu Kỳ được viết khi ông hay tin Thanh Thúy sắp cưới, bài hát bán rất chạy giúp cho nhạc sĩ Châu Kỳ mua được 1 chiếc xe hơi sau đó.

Thanh Thúy còn quay hình cho bộ phim Tơ Tình [lúc hát bài Chuyện chúng mình], Mưa trong bình minh trước khi qua hải ngoại. Thanh Thúy lúc đó vô cùng nổi tiếng bên mảng âm nhạc nên ca sĩ Kim Cương có lời mời đến đóng phim và khá bất ngờ khi Thanh Thúy đồng ý nhận vai sau khi từ chối rất nhiều hãng phim lúc trước. Ngoài ra Thanh Thúy còn đóng chung với nghệ sĩ Thanh Nga trong phim Hai chuyến xe hoa.

Nữ danh ca Thanh Thúy thật sự là một con người tài sắc nổi trội, nhân cách đẹp và phẩm hạnh vượt bậc khiến cánh đàn ông lúc đó mê mệt.

Trọng Văn.

Quý vị có thể xem thêm chương trình Jimmy Show phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy.

Ca sĩ Thanh Thúy - Ảnh: TRẦN GIA TIẾN

Tôi luôn tâm niệm xây dựng một sự nghiệp mang tính nền tảng và bền vững. Được đi phục vụ khắp đất nước, gặp gỡ nhiều tấm gương sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng, cho xã hội cũng đã tác động lớn đến nhận thức và hành động của mình

Ca sĩ Thanh Thúy

Đó là con đường dài từ khi còn là văn công trẻ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7, đến khi là đại biểu HĐND TP.HCM hai nhiệm kỳ và nay lại ở một vị trí mới "đòi hỏi sự chuyên sâu mà tôi vẫn đang tiếp cận mỗi ngày" như cách chị chia sẻ.

Thanh Thúy hát Mùa xuân đầu tiên 

Phấn đấu không ngừng nghỉ

* Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có ba là sĩ quan quân đội, mẹ là thanh niên xung phong, chị nghĩ mình bị ảnh hưởng điều gì nhiều nhất từ gia đình?

- Đó chính là nề nếp, tính kỷ luật, không ngại gian khổ và rất nhiệt thành của người lính.

* Chắc không ít người biết bài hát đầu tiên chị trình diễn lại là một bài cải lương. Nhưng sau này chị lại theo đuổi dòng nhạc nhẹ, nhạc cách mạng. Từ chiến thắng đầu tiên năm 17 tuổi tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM, thời điểm nào chị cảm nhận được rõ nhất "đỉnh cao" của mình trong âm nhạc nhất?

- Theo tôi, nghệ thuật khó có đỉnh cao và giới hạn. Tôi cũng chưa khi nào hài lòng tuyệt đối với sự nghiệp âm nhạc của bản thân, mà luôn đặt ra cho mình những mục tiêu để cố gắng. 

Dù từng có những sản phẩm âm nhạc, chương trình biểu diễn đạt được thành công nhất định, nhưng có lẽ cảm nhận sự "thăng hoa" nhất với tôi là khi được hát cho những chiến sĩ trẻ xem, hạnh phúc không thể tả được.

Tôi còn nhớ mãi trong live show "Dấu ấn của riêng tôi" vào năm 2015, khán phòng phía dưới tràn ngập sắc áo xanh của các chiến sĩ trẻ. Đây cũng là giai đoạn mình thấy sự nghiệp nghệ thuật của mình đạt độ chín muồi nhất.

* Hành trình từ một cô văn công của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7, đến hai lần làm đại biểu HĐND TP.HCM và nay là phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao là một hành trình ra sao?

- Đó là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập và lao động nghệ thuật, quan sát, nắm bắt nhiều mặt của cuộc sống.

Ca sĩ Thanh Thúy - Ảnh: GIA TIẾN

Công việc tại Sở Văn hóa - thể thao hiện rất mới mẻ với tôi, cần thời gian để tiếp cận và nắm bắt. Kinh nghiệm trong chuyên môn chỉ là một phần, quản lý nhà nước là một lĩnh vực rộng và đòi hỏi sự chuyên sâu. Với tôi, cương vị mới là vinh dự, đồng thời là trọng trách, là nhiệm vụ được các cấp lãnh đạo giao phó, mình phải nỗ lực để làm tròn.

Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao TP.HCM

Nghệ sĩ và trách nhiệm với cộng đồng

* Chị có nhớ chuyến đi thiện nguyện đầu tiên trong vai trò ca sĩ của mình như thế nào không? Chuyến đi đó để lại trong chị những ấn tượng gì?

- Đó là chuyến thăm và biểu diễn phục vụ tại một huyện vùng sâu của tỉnh Long An cách đây hơn 20 năm. Đường đi lúc ấy rất khó khăn, không có đường trải nhựa và rộng như bây giờ, khoảng 90km thôi nhưng đi phải gần 4 tiếng mới tới. 

Đường đất đỏ, đi xe hiệu Hải Âu của Liên Xô cũ, ngồi trên xe mà cứ "giật, nảy" liên tục, đến nơi tóc tai, quần áo dính đầy bụi đỏ... Xuống xe tưởng tới nơi, ai dè đâu phải đi đò gần một tiếng nữa. Lúc đó trời gần tối, ngồi trên đò mà bụng đói cồn cào.

Rồi cuối cùng cũng đến nơi. Đón chúng tôi là rất đông khán giả. Họ là những người dân hồn hậu với sân khấu đơn sơ, hoa tặng ca sĩ là những nhánh hoa mận, hoa giấy, nhánh lá đơn sơ, tiết mục nào được khán giả khoái thì có cả chùm quýt căng mọng. 

Diễn xong, bầy con nít chen chúc bên trong sân khấu với tờ giấy học trò trên tay đặng... xin chữ ký ca sĩ. Giản dị nhưng là những tình cảm rất thật, ấm áp và trên hết là giá trị tinh thần mà các nghệ sĩ mang lại cho nhân dân ở nơi còn thiếu thốn về nhiều thứ.

Tất cả tình cảm đó đã khiến tôi cảm nhận được rất rõ ý nghĩa của việc mình làm, những vất vả khó khăn của bản thân trở nên nhỏ bé trước tình cảm đong đầy của khán giả.

* Từ đó đến nay, những chuyến đi hát dường như chiếm một phần lớn trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của chị. Phần đông nghệ sĩ vẫn nghĩ vị trí của họ là trên sân khấu, chứ không phải là ở những nơi xa xôi hẻo lánh như vậy. Tại sao chị lại chọn lựa "sân khấu" ấy cho mình?

- Mỗi sân khấu biểu diễn đều có giá trị riêng và mang lại sự thăng hoa nhất định cho người nghệ sĩ. 

Tôi không muốn lý tưởng hóa công việc của mình, chỉ là đặc thù công việc thường xuyên đi phục vụ, ưu tiên phục vụ vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. 

Những nơi ấy điều kiện đảm bảo cho hoạt động biểu diễn còn nhiều khó khăn, nhưng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vô cùng ấm áp, nhất là khi họ được đón nghệ sĩ từ TP.HCM về biểu diễn.

Những chuyến đi ấy tạo cho mình những điều không thể nào đong đếm được bằng những giá trị hữu hình, nó xây dựng nên phong cách nghệ sĩ lính Thanh Thúy và nuôi dưỡng hình ảnh lâu bền của mình trong lòng khán giả.

Thanh Thúy hát Gần lắm Trường Sa

* Thanh Thúy vẫn luôn là cái tên được biết đến, nhưng chưa bao giờ "hot". Chị nghĩ thế nào về sự "hot" của một nghệ sĩ, khi thời điểm hiện tại rất nhiều người theo đuổi điều này bất chấp là nổi tiếng hay tai tiếng?

- Ai cũng có sự lựa chọn của mình, nó gắn với lý tưởng sống và mục tiêu phấn đấu của bản thân mỗi người. Tôi là một sĩ quan trong quân đội [hàm trung tá - PV], bên cạnh đó tham gia biểu diễn trên thị trường âm nhạc nên sự nghiệp nghệ thuật cũng ảnh hưởng bởi môi trường làm việc trong quân ngũ.

Tôi luôn tâm niệm xây dựng một sự nghiệp mang tính nền tảng và bền vững. Được đi phục vụ khắp đất nước, gặp gỡ nhiều tấm gương sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng, cho xã hội cũng đã tác động lớn đến nhận thức và hành động của mình.

Ca sĩ Thanh Thúy - Ảnh: GIA TIẾN

Đưa âm nhạc vào trường học

* Trong lần tái đắc cử HĐND TP.HCM, một trong những dự án mà chị tâm huyết nhất là đưa âm nhạc vào nhà trường, nhất là trường cấp 1 và cấp 2. Điều này có được chị tiếp tục theo đuổi trong cương vị mới của mình hay không, hay chị còn có những ấp ủ khác dành cho thế hệ trẻ?

- Dự án "Đưa âm nhạc dân tộc vào trường phổ thông" đã xây dựng kế hoạch thí điểm tại huyện Hóc Môn, đang chờ UBND huyện cho ý kiến và vận động kinh phí để thực hiện. Đây là một dự án mà tôi luôn quan tâm và mong muốn được nhân rộng, duy trì lâu dài.

* Bây giờ là phó giám đốc Thanh Thúy, liệu có "mất đi" NSƯT - ca sĩ Thanh Thúy của làng nhạc? Nói một cách khác, chị còn tha thiết với nghiệp hát và còn nghĩ đến chuyện cầm mic lại không?

- Yêu cầu công việc hiện tại đòi hỏi ở mình nhiều sự tập trung. Thôi thì cống hiến cho nghệ thuật trên lĩnh vực quản lý vậy.

* Sau hai ngày nhậm chức, lịch trình mỗi ngày của chị có gì thay đổi?

- Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi tiếp cận ngay công việc. Mỗi ngày đọc các văn bản pháp luật trên lĩnh vực liên quan, tham dự vài cuộc họp là chuyện bình thường [cười].

Âm nhạc và điện ảnh

Ca sĩ Thanh Thúy hát giao lưu với các chiến sĩ trên đảo Sơn Ca [Trường Sa] - Ảnh: T.T.D.

Ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1977 tại Trà Vinh. Năm 15 tuổi, cô tham gia hoạt động tại Đoàn nghệ thuật Quân khu 7.

Năm 1993, Thanh Thúy từng dự thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM nhưng chỉ đoạt giải thí sinh nhỏ tuổi nhất.

Đến năm 1994, cô dự thi lại và sau đó được xướng tên cho ngôi vị cao nhất. Năm 1997, Thanh Thúy đoạt giải nhất Tiếng hát truyền hình toàn quốc.

Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Thanh Thúy còn có các vai điện ảnh như chị Võ Thị Sáu trong bộ phim Người con gái đất đỏ của đạo diễn Lê Dân vào năm 1995, Lệ Mai trong Đất khách, hai vai Ngọc Hoa - Ngọc Lan trong phim Mắt bướm, Dưới cờ đại nghĩa, Bước qua bóng tối...

Năm 2014, Thanh Thúy lấy bằng loại ưu ngành đạo diễn sân khấu của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh và lại thử sức ở lĩnh vực mới là nhạc kịch sân khấu.

Trước khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM, Thanh Thúy là phó trưởng đoàn Đoàn nghệ thuật Quân khu 7. Chị đã có bằng thạc sĩ nghệ thuật âm nhạc, cao cấp lý luận chính trị.

MINH TRANG thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề