Thế nào là dùng người

Việc làm Quản lý điều hành

Yếu tố con người bao đời nay vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của bất cứ một chủ thể nào. Và khi con người quản lý con người, người ta gọi đó là quản trị nhân sự. Trong thời đại ngày nay, quản trị nhân sự là bộ môn dành cho những nhà lãnh đạo tài ba, những cá nhân đi đầu trong mọi cuộc chiến với các đối thủ khác nhờ vào sự chỉ đạo và điều khiển các nhân tố con người khác.

Nếu bạn vẫn nghĩ quản trị nhân sự chỉ cần nắm bắt được những nguyên tắc chuyên môn, những nghiệp vụ đã được đào tạo qua trường hợp, thì bạn hoàn toàn sai. Bởi vì, bản chất quản trị nhân sự chính là một môn nghệ thuật dùng người. Ngạc nhiên đúng không nào? Dùng người cũng cần nghệ thuật? Có thể bạn chưa biết!

Nếu bạn được đào tạo những nghiệp vụ trong công tác quản trị nhân sự, và bạn áp dụng nó trực tiếp trong doanh nghiệp của bạn, đối với mọi đối tượng, mọi nhân viên, hẳn banjc hỉ là một nhà lãnh đạo tầm thường. Một cá thể con người không phải đơn gian được cấu thành nên từ những bộ phận như một cái mày, một công cụ, mà nó được hình thành về cả bộ phận cứng lẫn nhận thức cá nhân, sự giáo dục và tiềm thức khác nhau. Chính vì vậy, quản lý con người cũng không giống như quản lý hay vận hành những công cụ máy móc, mà chất lượng của các con người đó mang lại đa phần chính là nhờ vào sự lãnh đạo của người quản trị họ.

Trong doanh nghiệp cũng thế, mỗi lãnh đạo không phải đều có những phương thức quản trị giống nhau, mà họ thông thường đều có “cái đầu suy nghĩ” tương tự nhau. Nghĩa là còn tùy vào nhóm đối tượng họ quản lý là ai, thuộc dạng nào, có tính cách, nhóm tuổi, đặc trưng phẩm chất ra sao,... Trên cơ sở đó đã được xác định, thì các nhà lãnh đạo khác nhau sẽ có những nghệ thuật dùng người khác nhau. Một vài thực tế chứng minh cho thấy rằng, thành công của một số nhà lãnh đạo được định nghĩa từ cách dùng người của họ, có người nghiêm khắc với nhân viên, có người lại ôn nhu với nhân viên. Nhìn chung, hình ảnh của doanh nghiệp đa phần sẽ toát lên được hình ảnh phía sau là một phẩm chất của một lãnh đạo tài ba.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

Tín nhiệm là một cách giúp nhà quản lý mang đến sự tin cậy cao trong lòng nhân viên. đó chính là cơ sở giúp chúng ta duy trì và thiết lập nên tất cả mọi mối quan hệ tại môi trường làm việc nói riêng. Các mối quan hệ đó khá rộng lớn, điển hình như mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhân viên trong nội bộ công ty. Người đứng đầu nên trở thành một tấm gương sáng đi đầu trong việc liên kết này bằng cách thể hiện sự tôn trọng và tín nhiệm dối với các nhân viên cấp dưới. Bạn có thể lắng nghe ý kiến của họ để họ thấy rằng, giá trị của họ ở công ty đang được sếp tôn trọng. Do đó, họ sẽ càng tôn trọng và cống hiến vì bạn nhiều hơn.

Trong cái nhìn và cách tiếp nhận ý kiến của nhân viên lớn tuổi, bạn cũng nên hết sức khách quan và đừng quy chụp rằng, tuổi tác chính là minh chứng của những điều lỗi thời, cổ hủ mà không tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên lớn tuổi. Hãy nhìn họ với về dày về kinh nghiệm mà những người trẻ non nớt khó mà có được, Như thế, nhân viên dù có lớn tuổi nhưng họ vẫn vì công ty mà tâm huyết. Bởi họ không muốn bạn trao nhầm sự tín nhiệm cho họ. Họ muốn giữ mãi hình ảnh của một nhân viên có bề dày kinh nghiệm đáng nể khi rời khỏi công ty và được mọi người trân trọng .

>>> Tính năng hữu ích cho nhà tuyển dụng, truy cập ngay tại đây để chọn lọc được hồ sơ ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp với doanh nghiệp mà hoàn toàn miễn phí

Việc làm quản lý nhân sự

2.2. Luôn dùng hành động thay cho lời nói

Nếu lời nói chỉ là công cụ giúp con người trình bày suy nghĩ , ý kiến, quan điểm thì hành động là cán cân để con người đo xem, lời nói đó có uy tín hay không và hành động sẽ góp phần làm tăng sự thuyết phục. khi đưa ra một lời đóng góp thì lời nói đó phải có tính khả thi, có hiệu lực thực hiện. Là một người nhân viên, họ không thể nào đứng trước sếp và nói thao thao bất tuyệt. Hơn hết, kèm theo lời nói phải có một bản dự thảo về tính khả thi, giúp người lãnh đạo có thể nhìn thấy được tương lai về những hoạt động đó sẽ được diễn ra như thế nào. Đặc biệt, đối với những nhân viên nói nhiều mà làm ít thì người lãnh đạo cũng cần phải có những sự quan sát để thấy được tiến độ cụ thể rõ ràng của họ. Từ đó, có những kế hoạch xúc tiến để họ có thể nói ít hơn và làm nhiều hơn.

2.3. Công tư phân minh là điều thiết yếu

Muốn dùng người thành công thì người lãnh đạo cũng cần chú ý công tư phân minh. Đối với việc đánh giá nhân viên, càng rõ ràng, càng minh bạch thì bạn sẽ càng tránh được những hiềm khích hay những điều “không phục” ở nhân viên khác. Dựa vào những đánh giá, quan sát kỹ lưỡng của mình kèm theo “bằng chứng” xác đáng, thiết thực thì các bạn có thể chủ động đề cử nhân viên xuất sắc, có đầy đủ tố chất, năng lực vào một vị trí phù hợp để góp phần xây dựng nên một đội ngũ nhân viên ưu tú, có khả năng làm việc hiệu quả.

Người sếp khôn ngoan sẽ lấy sự công bằng trong cách đối xử với nhân viên để thu phục lòng người. Chắc hẳn họ không phải là người đặt cao các mối quan hệ cá nhân lên trên. Đúng người đúng vị trí. Năng lực của ai ở đâu thì được phân đúng cấp bậc, mức độ đó. Tuyệt đối không thiên vị các mối quan hệ tình thân để gây ra mất uy tín trong mắt nhân viên. Đồng thời, dựa vào cơ chế công bằng, bạn hãy tạo ra một môi trường mà ở đó nhân viên có thể cạnh tranh công bằng. Như thế sẽ tốt hơn là việc bạn “cố tình” tạo ra những cuộc đấu tranh gay gắt không lành mạnh. Vì như thế, chắc chắn các bạn sẽ không thể có được một đội ngũ nhân viên phát triển bền vững. Bất kể có một dấu hiệu cạnh tranh không công bằng nào đó xảy ra thì cũng đồng nghĩa với việc bộ máy nhân lực của bạn đang bị sâu mọt đục khoét dần dần.

>>> Tìm hiểu thêm:  10 biểu hiện giúp bạn nhìn ra mẫu nhân viên tuyệt cú mèo

Tuyển dụng

2.4. Nguyên tắc đúng người đúng việc

Bạn không thể để sai vị trí của những thứ đã được làm sẵn khuôn bởi vì như thế nó sẽ không khớp. hình tròn thì để vào khuôn hình tròn, hình vuông nên được để đúng vị trí khuôn hình vuông,. Tronhg công việc cũng vậy, ai ở đâu thì phải đứng đúng ở đó. Không thể vì mối quan hệ quen biết nào đó mà đưa một “ông tiến sĩ giấy” đứng trong hàng ngũ của đội ngũ quản lý tài năng vì như vậy, chỉ một ông tiến sĩ giấy cũng đủ sức mạnh phá tan đi sự gắn kết bền vững của cả một khối tập thể có sức mạnh. Cơ hội A chỉ dành có những người có khả năng A mà thôi. Đây chính là nguyên tắc sử dụng đúng người và là bí quyết hay để bạn dùng người hiệu quả.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết những việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh tốt nhất hiện nay chưa? Nếu chưa, click ngay để có được những những tin tức tuyển dụng mới nhất.

“Hiểu người mới dùng được người” được xem là chân lý đối với những nhà lãnh đạo, bởi chỉ có như vậy mới có thể tránh được việc dùng người một cách mù quáng. Như thế nào là “hiểu người”? Điều kiện tiên quyết là phải đánh giá công minh, công bằng, vô tư, không thiên lệch.

Lãnh đạo phải có tấm lòng như vậy mới có thể “khai quật” được nhân tài thực sự. Có câu, dưới trướng lãnh đạo giỏi, không nhân viên nào là vô dụng. Nhân tài giống như tảng băng trôi, 10% nổi còn 90% chìm. Vốn dĩ hiểu được một người vô cùng khó, nguyên nhân trước hết chính là những chướng ngại khách quan.

Con người không thể dùng phương pháp khoa học để tiến hành xét nghiệm, phân tích được. Người ta vẫn nói “biết người, biết mặt nhưng không biết lòng”. Biểu hiện bên ngoài tuy giống, nhưng lòng dạ thì lại khác. Vẻ ngoài của con người chưa hẳn đã giống nhau, bởi tư tưởng và tình cảm của mỗi người giống như khuôn mặt của họ, không ai giống ai. Thế giới nội tâm của mỗi người khác nhau, cho nên không thể nhìn mặt mà bắt hình dong, những biểu hiện bên ngoài chưa hẳn là bản chất bên trong.

Điều thứ 2, con đường học vấn của con người thay đổi theo thời gian, dài ngắn khác nhau, ẩn hiện không giống nhau. Sự biến đổi đó do thời gian, do khu vực địa lý, thậm chí cùng một người trong một ngày thì tâm trạng cũng thay đổi, lên xuống thất thường.

Ngoài những lý do khách quan, người lãnh đọa cũng gặp phải những chướng ngại chủ quan. Bởi yêu ghét bị ràng buộc bởi thành kiến cá nhân. Người đánh giá có ấn tượng tốt đối với một hai phẩm chất nào đó của người được đánh giá, thì sẽ đánh giá cao đối với toàn bộ những phẩm chất còn lại. Ngược lại, nếu người đánh giá có ấn tượng xấu thì chỉ thấy toàn điều xấu.

Chính vì thế là người lãnh đạo, yêu hay ghét đều phải thận trọng suy xét. Yêu nhưng vẫn biết cái xấu của họ, ghét nhưng vẫn nhìn thấy cái đẹp của họ, thì người đó có thể loại bỏ kẻ gian tà, dùng được người hiền tài. Nhiều khi, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp thiếu năng lực đánh giá người khác hoặc tự cho mình là đúng, tư lợi, đố kỵ với người tài, thích kẻ nịnh bợ để mưu cầu củng cố quyền lợi cá nhân, vì thế mà tìm mọi cách vùi dập nhân tài.

Không những thế, nhân tài dễ bị chôn vùi do chịu sự hạn chế bởi những nhân tố như kinh nghiệm, thâm niên, tư cách và các vấn đề hiện thực khác. Lãnh đạo khi nhận biết người tài, nếu nhầm gian thần thành trung thần, nhầm ác thành thiện, nhầm ngu si thành thông thái, thì việc tất sẽ thất bại. Ngược lại thì kết quả cũng tương tự như vậy. Cho nên, muốn biết người và khéo dùng người thì phải loại bỏ những chướng ngại nói trên mới có thể đạt được hiệu quả.

Tính cách của mỗi người mỗi khác là bởi họ chịu ảnh hưởng của môi trường sống, kinh nghiệm sống và thụ hưởng nền học vấn khác nhau. Cụ thể hơn, có rất nhiều nhân tố quyết định tính cách con người, bao gồm xuất thân, hoàn cảnh gia đình, thói quen, bạn bè, giai tầng xã hội, nghề nghiệp, tâm lý, động cơ, mong muốn…

Vì thế, người làm lãnh đạo phải biết được tính cách của cấp dưới, phải khách quan tìm hiểu những đặc điểm tướng mạo, thân thế, đạo đức, tính cách, tu dưỡng, trình độ,… đồng thời phải đặt mình vào vị trí của cấp dưới để hiểu hơn về bản chất và hoàn cảnh của họ, từ đó có được những đánh giá hợp tình hợp lý, chứ không được dựa vào ấn tượng chủ quan ban đầu.

Người xưa đã nói rằng: “Dùng ngựa tốt bắt chuột không bằng dùng mèo; kẻ đói nhận được vàng bạc châu báu, không bằng có được một bát cháo”. Dùng vật, dùng người phải hợp lý, nếu không sẽ không những chôn vùi bảo vật, mai một nhân tài, mà còn không thu được kết quả gì. Về phương diện này, có rất nhiều lời khuyên cũng như bài học, dưới đây là 8 điều cơ bản cần chú ý:

– Người có đức không quá coi trọng tiền bạc, không thể dùng lợi ích vật chất để mê hoặc họ, có thể để họ quản lý tài chính.

– Người dũng cảm không sợ khó khăn, gian khổ cũng không đánh gục được họ, có thể để họ giải quyết những công việc cấp bách.

– Người tài trí, nhìn xa trông rộng, lễ độ, hiểu lý lẽ, không thể giả vờ chân thành, tin tưởng mà lừa họ, có thể để họ phụ trách những công việc quan trọng.

– Người ngu ngốc, dễ bị lừa phỉnh, không thể làm công việc đàm phán hay nhận xét đánh giá.

– Người bất trung, dễ dao động, không nên để họ biết về cơ hội kinh doanh.

– Người ham muốn tiền tài, dễ bị dụ dỗ, mê hoặc, không nên để phụ trách quản lý tài chính.

– Người nặng về tình cảm, dễ thay đổi ý kiến, không nên để họ phụ trách công việc phải ra quyết sách.

– Người tùy tiện, dễ khiến sự việc rối loạn, không thể để phụ trách công việc có tính lâu dài hoặc đòi hỏi trật tự, ngăn nắp.

Video liên quan

Chủ Đề