Thí nghiệm nào chứng tỏ Trái Đất là một nam châm khổng lồ

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất:

Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường – C5 trang 62 sgk Vật lí lớp 9. Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Hướng dẫn giải:

Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

Trong chương trình học lớp 7, các bạn đã biết cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ thì nó có tác dụng từ hay không?

Để làm sáng tỏ cho câu hỏi trên, mời các bạn cùng đi tìm hiều nội dung chi tiết bài 22 tác dụng từ của dòng điện – từ trường.

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

– Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.

– Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của nam châm hoặc của dòng điện. Kim nam châm đều chỉ một hướng nhất định.

Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng, ví dụ như dùng kim nam châm.

Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.

Bài 1: Vì sao ở mọi nơi trên mặt đất kim nam châm đều định hướng theo một phương xác định, đó là phương nào ?

Trả lời: Vì Trái Đất có từ trường nên kim nam châm đặt ở bất kì nơi nào trên Trái Đất (trừ hai đầu cực), cực Bắc của nó cũng luôn hướng về phía cực Bắc của Trái Đất và cực Nam của nó hướng về phía cực Nam Trái Đất (phương Bắc –Nam).

Các em hãy đọc thông tin sau đây:

Xét về phương diện từ, Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực Bắc địa lí và cực từ Bắc của Trái Đất ở gần cực Nam địa lí. Chính vì vậy, kim nam châm dù ở nơi nào trên mặt đất cũng định hướng gần theo phương Bắc – Nam địa lí.

Bài 2: Trong một phòng kín không có ánh sáng mặt trời, được thắp sáng bằng đèn và có một kim nam châm. Liệu có thể biết được phương hướng bằng kim nam châm đó không?

Trả lời: Có thể không xác định được phương hướng bằng kim nam châm. Nếu xung quanh có những thiết bị gây từ trường mạnh thì kim nam châm bị ảnh hưởng của từ trường ấy và nó không còn chỉ hướng Bắc – Nam nữa.

Bài 3: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, hãy nêu một phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra pin có còn điện hay không?

Trả lời: Nối dây dẫn với hai cực của pin, sau đó đưa kim nam châm đặt tự do trên trục nhọn lại gần, chờ cho kim nam châm cân bằng, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì trong dây dẫn có dòng điện, hay pin còn sử dụng được (Pin còn điện).

Bài 4: Nếu một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa sẽ có mấy cực?

Trả lời: Mỗi nửa vẫn có hai cực và trở thành hai nam châm riêng biệt.

Hướng dẫn giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa bài 22 tác dụng từ của dòng điện – từ trường chương 2 vật lý 9. Bài học giúp các bạn tìm hiểu tác dụng từ và dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng gì không?

Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?

>> Xem: giải bài tập c1 trang 61 sgk vật lý lớp 9

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm.

Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?

>> Xem: giải bài tập c2 trang 61 sgk vật lý lớp 9

Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?

>> Xem: giải bài tập c3 trang 61 sgk vật lý lớp 9

Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?

>> Xem: giải bài tập c4 trang 62 sgk vật lý lớp 9

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

>> Xem: giải bài tập c5 trang 62 sgk vật lý lớp 9

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

>> Xem: giải bài tập c6 trang 62 sgk vật lý lớp 9

1. Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện

2. Hiểu được từ trường tồn tại ở đâu

3. Biết cách nhân biết từ trường

Thí nghiệm trên hình 22.1 được gọi là thí nghiệm Ơ-xtét do nhà vật lí học người Đan Mạch H.C.Ơ-xtét (Hans Christian Oersted, 1777 – 1851), tiến hành năm 1820. Phát kiến của Ơ-xtét về sự liên hệ giữa điện và từ (mà hàng ngàn năm về trước con người vẫn coi là hai hiện tượng tách biệt, không có liên hệ gì với nhau) mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỉ XIX và XX. Thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện của Ơ-xtét là cơ sở cho sự ra đời của động cơ điện.

Trên là toàn bộ nọi dung chi tiết bài 22 tác dụng từ của dòng điện – từ trường chương 2 vật lý 9. Bài học này có thật sự làm bạn quan tâm không? Có mang lại nhiều kiến thức không? hãy để lại ý kiến đóng góp bằng cách bình luận ngay bên dưới nhé. Chúc các bạn học tốt vật lý 9.

Bài Tập Liên Quan:

Khi đặt một kim nam châm ở một vị trí xác định ta thấy kim nam châm luôn hướng theo hướng Bắc – Nam địa lí. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, sau khi cân bằng kim nam châm lại trở về theo hướng Bắc - Nam địa lí. Điều này chứng tỏ Trái Đất là một nam châm, có cực Bắc của nam châm là cực Nam địa lí và cực Nam của nam châm là cực Bắc địa lí.

⇒ Có thể coi Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất

→ Đáp án D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Bài C5 (trang 62 SGK Vật Lý 9)

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Lời giải:

Thí nghiệm: đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, khi cân bằng, kim nam châm vẫn trở về theo hướng Bắc Nam. Chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường.

Tham khảo toàn bộ: Giải bài tập Vật Lý 9

Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín ( Nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện

Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.

D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

Làm cách nào để nhận biết không gian có từ trường? Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ?

A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A dẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loai rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, làm thế nào để có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín nếu để công tác của nam châm điện luôn đóng?

Thí nghiệm nào chứng tỏ Trái Đất là một nam châm khổng lồ

Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:

Thí nghiệm nào chứng tỏ Trái Đất là một nam châm khổng lồ

Hay cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.

A. Nam châm a

B. Nam châm b

C. Cả a và b mạnh như nhau

D. Không thể so sánh được