Thị trường sữa Việt Nam bão hòa

Theo số liệu từ Vinamilk, trong năm 2018, công ty này đạt doanh thu 52.561 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với năm trước và là năm tăng trưởng thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Doanh thu tăng chậm lại, trong khi các loại chi phí vẫn phải duy trì ở mức cao khiến lợi nhuận Vinamilk năm nay đạt 12.051 tỷ đồng, giảm 1,4% so với năm trước.

Nguyên nhân chính khiến doanh thu Vinamilk tăng nhưng lợi nhuận vẫn giảm là do chi phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng tăng hơn 850 tỷ đồng so với năm trước, lên 8.524 tỷ đồng, tương ứng mức tăng hơn 11%. Đây cũng luôn là khoản chi phí lớn nhất của Vinamilk trong danh mục các khoản chi.

Theo tính toán, mỗi 100 đồng doanh thu của Vinamilk sẽ bao gồm 47 đồng giá vốn nguyên liệu sản xuất, 16 đồng cho các hoạt động khuyến mại, trưng bày, hỗ trợ bán hàng, 3 đồng cho hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Các khoản chi khác chiếm khoảng 11 đồng và còn lại lợi nhuận cho Vinamilk là 22 đồng.

3 năm gần đây, Vinamilk đang mạnh tay trong hỗ trợ bán hàng, chiết khấu cho các đại lý và nhà phân phối, trưng bày sản phẩm, nên các sản phẩm của Vinamilk thường có vị trí đẹp hơn so với các đối thủ trên các kệ hàng, giúp tăng khả năng tiêu thụ.

Theo thống kê, giai đoạn 2014 trở về trước, khoản chi phí này chỉ chiếm khoảng trên dưới 1.000 tỷ đồng. Sang năm 2015, con số này bất ngờ tăng mạnh lên gần 2.900 tỷ đồng và sang 2016 tiếp tục tăng vọt lên gần 7.000 tỷ đồng.

Năm 2017 và 2018, khoản chi cho khuyến mại, trưng bày và hỗ trợ bán hàng của Vinamilk tiếp tục cao ngất ngưởng, ở mức 7.700 tỷ đồng và 8.500 tỷ đồng.

Việc tăng chi cho các hoạt động bán hàng giúp Vinamilk duy trì được vị thế hàng đầu so với các đối thủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu đã giảm về mức một chữ số, điều này sẽ tác động đến lợi nhuận của Vinamilk, và thể hiện rõ ràng nhất qua việc lợi nhuận giảm năm 2018.

Năm 2019, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu sẽ tăng trưởng 7% lên 56.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hồi phục trở lại, tăng 5% lên 12.650 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ gặp nhiều thách thức, khi ngay trong những tháng đầu năm 2019, giá nguyên liệu đầu vào của Vinamilk đang liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá bột sữa tách kem hồi đầu tháng 4 đã leo lên 2.468 USD/tấn, tăng 12,1% so với đầu năm và giá bột sữa nguyên kem là 3..287 USD/tấn, tăng 21,5% so với đầu năm. Bột sữa nhập khẩu chiếm khoảng 41% giá vốn của Vinamilk.

Do chi phí đầu vào tăng, Vinamilk đã phải tăng giá bán 1-2% từ đầu tháng 4, nhưng mức tăng này không đủ để bù đắp cho chi phí đầu vào.

Theo đánh giá của một công ty chứng khoán, Vinamilk cần củng cố vị thế của mình hơn nữa ở phân khúc sữa nước và sữa công thức thông qua cải tiến sản phẩm và M&A, cũng như tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm không phải truyền thống và các sản phẩm thay thế không phải là sữa. Bên cạnh đó là củng cố chiến lược xuất khẩu dài hạn.

Mới đây, Vinamilk đã có đề xuất mua lại GTN Foods, một động thái cho thấy công ty đang có chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng thông qua M&A.

Cuộc chơi "tất tay" của Coca-Cola: Bước chân vào địa hạt của Vinamilk, TH, chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên trên toàn thế giới ra mắt sản phẩm sữa

Vinaconex tiếp tục bám sát kế hoạch tài chính năm

16 giờ

Theo báo cáo hợp nhất sau soát xét, công ty mẹ Vinaconex ghi nhận doanh thu đạt2.937 tỷ đồng,gấp 2,4 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 123,1 tỷ đồng.

Vinaconex góp 133 tỷ đồng thành lập Đầu tư Vinaconex Quảng Ninh Vinaconex phát hành thêm hơn 44 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%

Cập nhật: 08:18 | 02/01/2019

VDSC cho rằng, các yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học cùng thu nhập tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng sẽ là bệ đỡ thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành sữa trong dài hạn.

Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng sữa đang chứng kiến sự giảm tốc, một vài ý kiến cho rằng đây là chỉ báo cho thấy ngành sữa đã đạt tới ngưỡng bão hòa không thể tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] nhu cầu tiêu dùng sữa tại Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, chuyển dịch sang tiêu dùng các loại sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Vì thế, họ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các dòng sữa cao cấp, sữa chua và sản phẩm sữa thay thế từ thực vật. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng hiện tại ở các nước phát triển như Mỹ, EU.

Đồng thời, việc giảm tiêu thụ sản phẩm “sữa hoàn nguyên” truyền thống vốn có sản lượng cung ứng cao nhất, nhưng giá trị dinh dưỡng mang lại khá thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành giảm tốc tăng trưởng.

VDSC cho rằng những chiến lược mở rộng trang trại bò sữa của các doanh nghiệp hiện nay sẽ giúp tăng tỉ lệ tự chủ vùng nguyên liệu, tăng nguồn cung sữa tươi chất lượng cao trên thị trường. Đồng thời, các yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học cùng thu nhập tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng sẽ là bệ đỡ thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trong dài hạn.

Hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực, chỉ vào khoảng 26 lít/năm so với mức tiêu thụ 35 lít/năm tại Thái Lan hay Singapore với 45 lít/người.

VDSC cho biết, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Vì thế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp [organic, sữa A2] và các loại sữa thay thế từ thực vật [sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa macca] đang ngày càng gia tăng.

Ưu thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đón đầu cơ hội. Các doanh nghiệp tiên phong như Vinamilk, TH True Milk sẽ có lợi thế hơn các đối thủ trong ngành khi đã sở hữu được hệ thống nhà máy sữa đạt chuẩn quốc tế, cho ra mắt các dòng sản phẩm cao cấp phù hợp với nhu cầu thị trường.

Cũng theo Báo cáo của Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ, tổng doanh thu sản phẩm sữa organic trên toàn cầu đạt 15 tỉ USD năm 2014 và 16,7 tỉ USD năm 2015. Dự báo doanh thu sản phẩm sữa organic tăng lên 26 tỉ USD năm 2019 và 32,2 tỉ USD năm 2021.

Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỉ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỉ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.

Với quy hoạch kể trên, các hãng sữa phải thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm để thu hút được người tiêu dùng và việc sản xuất các sản phẩm sữa organic là điều khó có thể thiếu với các doanh nghiệp sản xuất sữa.

Nắm bắt xu hướng tăng trưởng của ngành, các doanh nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam đang tiến hành mở rộng trang trại bò sữa để tăng tỉ lệ tự chủ nguồn cung. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong ngành có thể kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào, giảm ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên liệu trên thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng “khắt khe” của thị trường.

Vô số mặt hàng sữa tại siêu thị [ảnh: Minh Anh].

Áp lực cạnh tranh về giá gay gắt với các đối thủ ngoại ngay trên chính sân nhà

Tuy nhiên, VDSC lưu ý khi hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] có hiệu lực, thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Đồng thời, việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm mất nhiều thời gian để thực hiện. Dòng sản phẩm sữa cao cấp vẫn còn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng sản lượng sữa cung ứng toàn ngành. Trong khi đó, 70% sản lượng sữa nước sản xuất tại Việt Nam hiện nay là từ sữa hoàn nguyên truyền thống, với giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều các loại sữa tươi nguyên chất.

Việc nâng cao nhận thức tiêu dùng từ khách hàng đã kéo theo việc giảm nhu cầu tiêu thụ sữa hoàn nguyên. Nếu sự chuyển dịch cao cấp hóa dòng sản phẩm này diễn ra chậm hơn so với dự kiến, tổng sản lượng sữa tiêu thụ toàn ngành sẽ tiếp tục suy giảm.

Minh Anh

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Video liên quan

Chủ Đề