Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu máu?

Có rất nhiều loại vitamin cần bổ sung cho cơ thể và mỗi loại đều có chức năng nhất định. Tuy nhiên, đây lại là hợp chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Do đó, bản thân mỗi người cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu các vitamin, khoáng chất thiết yếu và bổ sung hợp lý. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến tình trạng thiếu vitamin C, mời các bạn tham khảo.

1. Khái niệm về vitamin và vitamin C

Vitamin là một loại hợp chất hữu cơ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng việc tham gia vào việc tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể.

Trong đó, vitamin C là một hợp chất có nhiều chức năng trong cơ thể, hoạt động chủ yếu chống lại sự oxy hóa của các gốc tự do và giúp bảo vệ các tế bào, mô trong cơ thể. Vì vậy, việc thiếu vitamin C có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Nhu cầu cung cấp vitamin C

Vitamin C được cơ thể hấp thụ chủ yếu tại ruột non trong một lượng nhất định khoảng 60 - 180mg. Nhu cầu cung cấp vitamin C càng tăng cao đối với người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá, suy thận và bị ung thư.

Vitamin C có tác dụng giảm huyết áp

Vai trò đối với cơ thể của vitamin C

Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính:

Khả năng chống các gốc oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tránh sự xâm hại của các phân tử có hại.

Giúp kiểm soát huyết áp:

Vitamin C có tác dụng làm giảm huyết áp nên có thể dùng để làm ổn định huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.

Hỗ trợ hấp thu sắt:

Vitamin C giúp chuyển hóa sắt từ dạng hấp thụ kém sang dạng dễ hấp thụ hơn đối với cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu.

Tăng khả năng miễn dịch:

Vitamin C thúc đẩy sự sản sinh của các tế bào bạch cầu giúp khả năng hồi phục của cơ thể nhanh hơn và hạn chế sự nhiễm trùng trong quá trình chữa lành vết thương.

2. Các triệu chứng khi cơ thể cần cung cấp vitamin C và các bệnh lý liên quan

Cơ thể khi thiếu vitamin C thường không có những biểu hiện rõ ràng, chỉ khi tình trạng đã kéo dài và trầm trọng.

Dấu hiệu thiếu vitamin C bao gồm:

  • Tăng cân không rõ nguyên nhân bởi vì vitamin C giúp đốt cháy chất béo.

  • Xuất huyết dưới da, xuất huyết khớp do tổn thương collagen dẫn đến suy yếu các mao mạch, có thể bị chảy máu kết mạc mắt, cơ thể dễ bị bầm tím.

  • Bị viêm lợi, chảy máu chân răng dẫn đến viêm chân răng.

  • Phụ nữ hành kinh ra nhiều máu hơn bình thường, có thể bị rong kinh.

  • Dễ bị cảm lạnh, viêm họng, sốt,... do khả năng chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào miễn dịch bị giảm sút do thiếu vitamin C.

  • Tác dụng chống oxy hóa bị giảm sút khiến da bị khô, dễ cháy nắng, xỉn màu và hình thành nếp nhăn.

  • Thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu cam do mạch máu nhỏ nằm bên trong mũi bị vỡ.

Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin C có thể khiến da khô và dễ bị tổn thương

Vậy tình trạng thiếu vitamin C gây ra bệnh gì?

Thiếu máu

Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt trong thực phẩm nạp vào cơ thể và sản sinh ra hemoglobin và hồng cầu. Vì vậy, việc thiếu hụt vitamin C tương ứng với việc thiếu các nguyên tố tạo máu như sắt, từ đó có nguy cơ thiếu máu.

Thoái hóa khớp

Tác dụng chống oxy hóa của vitamin C đối với cơ thể sẽ giúp hạn chế thoái hóa ở các sụn khớp nhờ tổng hợp collagen và aggrecan.

Vitamin C giúp làm gia tăng mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương

Các bệnh về tim mạch

Một số bệnh tim mạch có thể liên quan đến việc cơ thể thiếu hoặc thừa vitamin C như bệnh suy giảm chức năng tim, yếu mạch,...

Bệnh Scorbut

Bệnh Scorbut là căn bệnh phổ biến đối với những người có tình trạng thiếu vitamin C kéo dài với các triệu chứng như chảy máu chân răng, tụ máu dưới da, viêm lợi,...

ung thư

Ung thư có thể gây ra do sự tấn công cơ thể của các tế bào tự do và các gốc oxy hóa khi lượng vitamin C không đủ để bảo vệ các mô và tế bào.

3. Tại sao thiếu vitamin C và những kiến thức bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vì là hợp chất không tự tổng hợp được, nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin C là nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin này.

Do đó, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn để cải thiện tình trạng. Các loại rau củ giàu vitamin C gồm có măng tây, bông cải xanh, cà chua, cần tây,... các loại trái cây như dứa, táo, các loại quả họ cam bưởi, quýt,... đặc biệt giàu vitamin C và giảm stress hiệu quả.

Các loại trái cây họ cam đặc biệt giàu vitamin C

Ngoài việc thay đổi thực phẩm, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin C, thuốc bổ sung vitamin C các dạng viên nén, dung dịch, viên nang,...

Tuy nhiên tình trạng thừa vitamin C cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn. Cơ thể không giữ lại lượng vitamin C thừa ra và sẽ thải ra ngoài qua đường bài tiết. Nạp quá nhiều vitamin C cho cơ thể có thể khiến bạn bị đau dạ dày, tiêu chảy, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy, hãy cân bằng lượng khoáng chất nạp vào cơ thể hằng ngày, và tránh việc lạm dụng đến các thực phẩm chức năng và thuốc cung cấp vitamin C.

Có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc

Mỗi dấu hiệu bất thường của cơ thể đều biểu hiện những bất ổn về sức khỏe, hãy cẩn thận quan sát để có những phương pháp đúng đắn để cải thiện. Mọi thắc mắc của độc giả đối với tình trạng thiếu vitamin C sẽ được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp miễn phí khi gọi điện đến hotline 1900565656.

Cơ thể mệt mỏi, làn da nhợt nhạt, thiếu sức sống là các biểu hiện của bệnh thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bồi bổ cơ thể. Vậy, người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thực phẩm giúp tăng cường sự lưu thông và cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm thiểu tình trạng thiếu máu.

1. Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến công việc của bạn bị ngưng trệ. Vậy, người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì để bổ máu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu?

Trước tiên, trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần đa dạng hóa bữa ăn và bổ sung đủ 4 nhóm chất thiết yếu. Tiếp theo, người bệnh cũng nên ưu tiên các nhóm thực phẩm có tác dụng tăng lượng máu trong cơ thể như:

Thực phẩm giàu Sắt:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu là do thiếu sắt - thành phần tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu. Vậy người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì, chắc chắn rằng bạn không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu sắt giúp tăng lượng máu tuần hoàn. Những thực phẩm giàu sắt phải kể đến đó là:

- Hải sản:

Hải sản được biết đến là nguồn thực phẩm giàu heme - iron một loại sắt được cơ thể hấp thu dễ dàng. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, phốt pho, kẽm,… các kháng chất tốt cho xương khớp. Vì vậy, người bị thiếu máu nên bổ sung các loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai,… vào thực đơn của mình, điển hình nhất đó là:

Hàu một loại hải sản có vỏ chứa khoảng 7,2 mg sắt/100g thịt hàu. Đồng thời, hàu cũng chứa nhiều acid amin có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Những người bụng yếu, khó tiêu hoặc đau dạ dày thì không nên sử dụng hàu sống. Vì vậy, trước khi ăn bạn nên nấu chín hàu để tránh trường hợp bị tiêu chảy.

- Thịt đỏ:

Các loại thịt đỏ đều chứa nhiều sắt và giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin B, đồng, selen, choline,… Trong đó, thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày, đặc biệt phải kể đến là gan bò có hơn 600% nhu cầu sắt/ngày. Người bị bệnh thiếu máu có thể chế biến loại thịt này thành nhiều món ăn ngon.

Thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày

Ngoài thịt bò, bạn có thể sử dụng thịt heo và các bộ phận như: óc, tim, cật,… để bổ sung sắt cho cơ thể.

- Các loại rau xanh:

Bên cạnh thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật thì người bị bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại rau, hạt dưới đây để tăng lượng sắt trong máu:

  • Hạt thông, hạt mè, hạt điều, hạt bí đỏ, hạnh nhân, óc chó,…

  • Các loại rau có màu xanh đậu như: rau ngót, súp lơ xanh, cải xoong,… Đặc biệt, rau chân vịt là loại rau có thể cung cấp 10% lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong ngày. Lưu ý: người mắc các bệnh liên quan đến thận thì nên hạn chế ăn loại rau này, bởi chúng chứa rất nhiều acid oxalic.

  • Các loại đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan,…

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:

Vitamin B9, vitamin B12,… đều là các chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và biệt hóa hồng cầu. Vì vậy, bạn nên cung cấp đủ các loại vitamin này để tránh mắc phải bệnh thiếu máu.

- Vitamin B12:

Bởi vì, cơ thể không có khả năng sản sinh vitamin B12 để đáp ứng nhu cầu tạo máu, do đó bạn phải bổ sung loại vitamin này từ chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin B12 như:

  • Cá ngừ là nguồn thực phẩm vừa giàu sắt vừa giàu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

  • Trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua,…

  • Các loại thịt trắng, thịt đỏ,…

Cá ngừ là nguồn thực phẩm vừa giàu sắt vừa giàu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

- Vitamin B9:

Hemoglobin là thành phần giúp hồng cầu trao đổi oxy. Để sản xuất chất này, cơ thể phải sử dụng vitamin B9 [Folate]. Nếu không cung cấp đủ, hàm lượng hemoglobin sẽ giảm thấp khiến hồng cầu không tham gia vào quá trình biệt hóa, do đó không thể trưởng thành.

Sau khi biết được tầm quan trọng của vitamin B9 trong quá trình tạo máu, bạn nên ăn những thực phẩm như: đậu bắp, măng tây, lòng đỏ trứng, rau diếp cá, bơ,… để bổ sung loại vitamin này vào cơ thể mỗi ngày.

Thực phẩm giàu Vitamin C:

Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,... Bởi vì loại vitamin này không chỉ có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách dễ dàng.

Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, bưởi,... để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn

Bên cạnh những nhóm thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ, thì bạn cũng có thể bổ sung vào bữa ăn của mình các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, đồng,… nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tạo máu tốt hơn.

2. Những lưu ý khi sử dụng các thực phẩm tạo máu

Để cơ thể có thể hấp thụ tốt sắt và các loại vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu, khi sử dụng thực phẩm bạn nên nắm vững những lưu ý dưới đây:

  • Sau khi ăn, người mắc bệnh thiếu máu không nên uống trà hoặc cà phê sau khi ăn. Bởi vì các loại đồ uống này chứa nhiều polyphenol khiến cơ thể khó có thể hấp thụ tối đa hàm lượng sắt trong thức ăn.

  • Không ăn cùng lúc các thực phẩm giàu sắt và giàu canxi, vì như vậy sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

  • Người bị thiếu máu không nên hút thuốc lá để tránh giảm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng khác được nạp vào cơ thể sau khi ăn.

  • Để có thể hấp thụ sắt tốt hơn, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, B,… với nhau.

  • Người thiếu máu không nên ăn các loại thực phẩm giàu gluten cùng lúc với thực phẩm giàu sắt. Vì Gluten có thể ngăn cản khả năng thu nhận sắt của cơ thể.

Người mắc bệnh thiếu máu không nên uống cà phê để tránh giảm sự hấp thụ sắt từ thức ăn

Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?”. Mong rằng, các loại thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tăng lượng máu tuần hoàn. Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm này, bạn cũng nên nhớ một vài lưu ý để giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề