Thịt lợn bị hôi có ăn được không

Khi đi chợ hoặc đi siêu thị để mua thực phẩm về nấu ăn, bà nội trợ nào cũng muốn tìm mua cho bằng được những sản phẩm tươi nhất ngon nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà lại có bữa ăn thơm ngon hấp dẫn.

Và việc chọn mua được thịt lợn tươi ngon lại cần có bí quyết và kinh nghiệm dày dặn.

Ấy thế mà thỉnh thoảng chị em dù "soi" kỹ lắm vẫn mua phải miếng thịt lợn bị hôi.

Bởi lẽ, thông thường thì những con lợn khỏe mạnh thịt sẽ rất thơm và ngon, nhưng ngày nay lợn thường được nuôi bằng cám tăng trọng nên đôi lúc không thể tránh khỏi thịt có mùi hôi.

Ảnh minh họa.

Trong tình huống ấy, chị em hãy áp dụng ngay mẹo nhỏ này, đảm bảo bạn vẫn có thể làm món thịt chế biến từ thịt lợn thơm ngon, mà chỉ cần dùng đến 2 thức nguyên liệu cực rẻ có sẵn trong bếp là hành khô và rượu.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người sau khi mua thịt về không nên dùng tay rửa thịt sống với nước lã bình thường vì đó là hành động giúp lây lan vi khuẩn có hại ra bồn rửa, nhà bếp và cả bàn tay của bạn.

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe lại có thể khử mùi hôi của thịt, bạn hãy làm theo cách sau.

Dùng 3-4 củ hành khô đã bóc vỏ sạch sẽ và đập dập thả vào rồi nước, cho luôn miếng thịt vào đun sôi trong vòng 3 phút bởi hành sẽ giúp khử mùi hôi cực tốt.

Sau đó bạn cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi đổ bỏ nước đi và lấy miếng thịt ra rửa lại và để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa. Lúc này, bạn có thể thái thịt và chế biến theo nhiều cách khác nhau.

Ảnh minh họa.

Còn nếu muốn làm món thịt luộc được trắng và không bị thâm lại sau khi vớt ra để ngoài không khí thì bạn hãy làm thêm bước nữa là cho ít muối và vài giọt dấm vào nồi nước.

Sau đó, thả miếng thịt vào, để nước sôi khoảng 3 phút rồi vớt thịt ra, rửa thịt lại bằng nước ấm cho thật sạch.

Sau đó đun sôi một nồi nước khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín, bạn sẽ có món thịt lợn luộc thơm ngon, hấp dẫn và đẹp như ý.

Để kiểm tra xem thịt chín hay chưa thì bạn chỉ cần dùng chiếc đũa xiên qua miếng thịt. Nếu không thấy nước màu hồng chảy ra từ miếng thịt thì nghĩa là thịt đã chín.

Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng mẹo này vì có thể khiến nước ngọt trong thịt sẽ chảy ra hết, hương vị thịt cũng chẳng còn thơm ngon nữa.

Vì vậy chị em chỉ nên chọc đũa vào thịt thật hạn chế thôi để vẫn giữ được hương vị thơm ngon cho thịt nhé!

[Nguồn: Tổng hợp]


Hành khách Mỹ bị bắt vì tiểu tiện lên hành khách khác

Nhận biết thịt lợn sạch

Theo kinh nghiệm của những người bán thịt lâu năm, thịt lợn tươi thường có màu hơi hồng, không đỏ rực. Nhìn vào phản thịt thấy cả nạc và mỡ, không phải toàn nạc. Mỡ và bì càng dày, lợn được nuôi càng lâu, không ăn cám tăng trọng. Bên cạnh đó, màu mỡ trắng phau chứng tỏ con lợn khỏe mạnh, không bị bệnh.

Thịt lợn sạch không chứa chất tạo nạc sẽ có lớp mỡ dày khoảng 1.5 - 2cm, chỗ kết nối giữa phần mỡ và phần nạc có sự liên kết và không có chất dịch màu vàng. Khi ấn tay vào không để lại vết lõm trên miếng thịt và khi bỏ ngón tay ra không bị dính. 

Bên cạnh đó, thịt lợn sạch có khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều mềm nhưng vẫn đứng thẳng, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước, khi luộc nước trong, nổi váng to.

Thịt lợn tươi thường có màu hơi hồng, không đỏ rực, mùi không bị ôi thiu. Ảnh: Minh Quang

Nhận biết thịt lợn ốm chết, thịt lợn bẩn

Thịt lợn ốm chết, thịt lợn ôi thường có mùi hôi. Nếu đã được khử mùi hôi bằng bằng hóa chất có thể quan sát bằng mắt. Theo đó, miếng thịt thường nhợt nhạt, ngả màu xanh hoặc đỏ bầm. Cầm miếng thịt trên tay thấy nhớt. Nếu đã được ngâm qua hàn the thì miếng thịt khô, se nhưng khi ấn ngón tay vào sẽ để lại vết lõm, sau đó mới trở lại bình thường và có độ dính nhất định.

Khi cắt sâu vào miếng thịt sẽ thấy nhũn, chảy chất dịch và có mùi hôi, khi rửa sẽ chuyển sang màu nhạt và có mùi tanh. 

Bên cạnh đó, thịt lợn có chứa chất tạo nạc sẽ có lớp mỡ rất mỏng, chỉ khoảng 1cm. Chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ tách rời rõ rệt và có dịch màu vàng chảy ra.

Thịt lợn có chứa chất tăng trọng thường mềm, không đứng thẳng, khi chế biến thịt ra nhiều nước và hao thịt, thịt có mùi hôi khác thường. Khi luộc nước có màu đục, tanh, hôi, các két đen đóng thành mảng trên thành xoong.

Thịt có mùi hôi, khi dùng tay bóp nhẹ là thịt nát ra. Ảnh: LĐO

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể phân biệt các loại thịt lợn mắc bệnh như sau:

Lợn bị sán dây [lợn gạo]: Trong thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có thể lớn bằng hạt đậu.

Lợn bị thương hàn: Bề mặt da lợn có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.

Lợn bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.

Lợn bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Thông thường, chị em luộc thịt lợn lên đều thấy hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những lần mà các mẹ mua đúng miếng thịt có "mùi hôi" khó chịu, ăn không được mà vứt cũng chẳng xong. Tại sao lại như vậy nhỉ? 1. Tại sao thịt luộc có mùi hôi? Mùi hôi của thịt lợn chính là do con vật đó đã bị nhiễm vi sinh vật, tức là chúng đã chết trước khi giết mổ hoặc bảo quản quá lâu, sai cách dẫn đến bị vi khuẩn tấn công. Ở nhiệt độ thấp thì những con vi khuẩn này không phát triển được nhưng nhiệt độ cao khoảng 37-38 độ C là chúng sinh sôi kinh khủng. Chị em có thể tự nhận thấy điều này khi làm thử nghiệm nhỏ tại nhà. Chỉ cần mua 2 miếng thịt cùng lọai ngay khi vừa mổ xong. 1 miếng để trong tủ lạnh 2-5 độ C thì để đến 3 ngày sau vẫn không bị hôi [do vi khuẩn gây thối gây bệnh không phát triển được], 1 miếng để ở ngòai [nhiệt độ thường] thì đến 10h sáng, tức là chỉ 4 tiếng sau là đã bốc mùi nồng nặc rồi. Và tất nhiên, mùi khó chịu này còn "lan tỏa" hơn khi nó được đun sôi lên. Khi thịt tiêu thụ không hết, phải bán vào buổi chiều trong nhiệt độ thường, một số người bán hàng phải dùng thủ thuật như ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn màu tươi và không có mùi gì.Một công nghệ mà dân buôn thịt sử dụng để biến thịt ôi thành tươi là nhúng thịt trong nước có pha chất tẩy đường. Chỉ cần mua chút ít tẩy đường về hòa vào nước, nhúng thịt vào, để ráo, chiều lại đi bán tiếp thì thịt vẫn tươi rói nhé. Tuy nhiên, khi mua về, cắt vào bên trong, chị em sẽ thấy thịt nhũn nhão, rỉ dịch và có mùi. Còn nếu đun lên nấu là bốc lên mùi hôi không chịu được. 2. Tại sao luộc thịt lại có bọt nổi lên? Các mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao trong nồi nước luộc thịt của mình thường có bọt nổi lên không? Nhiều người khẳng định hiện tượng này là do thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu. Số khác lại cho rằng đó là điều hoàn toàn bình thường vì chất đạm trong thịt khi đun sôi lên thì kết tủa tạo ra bọt... Thực ra, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt lợn [hoặc hầm xương] có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. Chất bất này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được. Đặc biệt, lí do cũng xuất phát từ cả thức ăn chăn nuôi và môi trường sống nữa. Trước kia, khi lợn gà chưa được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chúng ta ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt như hiện nay. Tuy nhiên, ngày nay, phần vì do môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phần do người dân không còn nuôi lợn theo lối truyền thống mà bằng các thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, khi chế biến làm thức ăn, miếng thịt thường tiết ra những chất bẩn, điển hình là bọt nâu nổi váng nên người nội trợ cần phải chú ý loại bỏ nó đi. 1. Không nên chần thịt khi luộc Các chuyên gia giải thích rằng, đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngấm hóa chất nguy hại hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội] cho biết, khi cho vào nước đun sôi để chần, thịt sẽ bị biến tính co lại nên càng làm cho nó hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cụ thể: “Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định. Theo chuyên gia, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Ngoài ra, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt vì nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn ra khỏi thịt.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Không biết mẹo hay này thì không phải gái đảm: Bỏng kiểu gì cũng không sợ, cứ bôi thứ này lên 5 phút sau là hết đau rát, khỏi lo phồng rộp, sẹo thâm luôn nhé Đắp thứ này lên bàn chân 1 đêm, độc tố trong người bị HÚT ra hết sạch, lắng cặn thành màu đen xì nhìn rõ mồn một Đàn bà đùi to, mông nở có tới 4 điều PHI THƯỜNG khiến đám chân dài phát thèm Cách nhận diện thịt lợn sạch bằng smartphone

//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/IYYFQYKnHz-480x270.jpg

Video liên quan

Chủ Đề