Thủ tục thanh lý nguyên vật liệu lỗi năm 2024

1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.

2. Thủ tục thanh lý

  1. Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
  1. Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;

b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, thủ tục thanh lý nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất theo hình thức bán tại thị trường Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.

Đối với trường hợp công ty thực hiện thủ tục thay đổi mục đích sử dụng thì công ty phải kê khai, nộp thuế theo quy định và sau khi thay đổi mục đích sử dụng thì việc bán tại thị trường Việt Nam không phải thực hiện thủ tục hải quan.

Đối với trường hợp công ty thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định.

Việc xử lý thuế đã nộp trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng sau đó xuất vào doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo chính sách thuế hiện hành.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Kính gửi: Cục Hải quan Bình Dương Công ty 100% vốn của nước ngoài. Năm 2013, cơ quan Hải quan đã phát hiện ra lượng nguyên phụ liệu tồn trong kho nhiều hơn so với số liệu trên hệ thống hải quan nên công ty đã tiến hành kê khai và nộp đầy đủ các khoản thuế (thuế nhập khẩu, thuế GTGT, tiền chậm nộp) cho lượng nguyên liệu chênh lệch theo quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan. Hiện nay số lượng nguyên phụ liệu tồn này cũng đã khá lâu không còn phù hợp để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nữa, công ty đã liên hệ với đối tác nước ngoài để bán lượng nguyên phụ liệu này đi. Vậy công ty có được phép tái xuất lượng nguyên vật liệu đã bị ấn định thuế trên không? Nếu được phép tái xuất công ty có được hoàn lại số tiền thuế đã nộp không?

Câu trả lời:

Về vướng mắc của công ty, Cục Hải quan Bình Dương xin được trao đổi như sau: – Căn cứ Điểm 4 Mục II Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định: “4. Thanh lý hàng nhập khẩu a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy. b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm: – Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp; – Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động; – Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động. c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu: Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau: – Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển: + Hết thời gian khấu hao; + Bị hư hỏng; + Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động; + Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới. – Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác: + Dư thừa, tồn kho; + Không đảm bảo chất lượng; + Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” – Căn cứ khoản 8 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu: a.1) Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam; a.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc văn bản chấp nhận nhận lại hàng hóa của chủ hàng nước ngoài. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì người nộp thuế phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định; a.3) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vào khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài. b) Trường hợp các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng khi xuất khẩu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa đã nhập khẩu trước đây; c) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất.”

Căn cứ quy định nêu trên, Công ty được thanh lý lượng nguyên liệu còn tồn kho bằng hình thức xuất khẩu (xuất bán) ra nước ngoài, nếu công ty đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sẽ được hoàn thuế của số nguyên liệu đã tái xuất.