Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn của nhất

Biện pháp trị đau răng khôn hiệu quả nhất là nhổ răng. Tuy nhiên, trước đó bạn vẫn có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà để tạm thời xoa dịu cơn đau răng khôn. 

Răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn mọc lên cuối cùng của một người. Trong quá trình mọc răng, chiếc răng này có thể gây nên những cơn đau khó chịu.

Đau răng khôn có thể tự khỏi, nhưng trong vài trường hợp, tình trạng này sẽ cần giảm đau tại nhà hoặc đến bệnh viện điều trị. Vậy, bạn đã biết gì về vấn đề đau răng khôn cũng như nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả chưa?

1. Những triệu chứng đau răng khôn thường thấy

Hình ảnh minh họa tình trạng răng khôn mọc lệch

Răng khôn khi mọc lên có thể gây ra những cơn đau khó tả. Nếu bạn chưa từng nhổ răng khôn và đang phải trải qua cơn đau răng, bạn có thể sẽ nghi ngờ liệu mình có đang bị đau răng khôn? Nếu thật sự như vậy, làm thế nào bạn nhận ra tình trạng này?

Khi xuất hiện, cơn đau răng khôn có thể đi cùng một số dấu hiệu như:

  • Vị trí đau ở trong cùng khoang miệng, phía sau răng hàm
  • Nhìn thấy răng khôn bắt đầu nhú khỏi nướu
  • Khu vực mọc răng khôn có thể sưng đỏ

Tuy vậy, một số người cũng có thể không bộc bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với đau răng khôn.

Bạn biết gì về tình trạng đau răng cấm?

Răng cấm hay răng hàm số 6, 7 thường mọc vào khoảng 6 và 12 tuổi, các răng này còn được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh đó, răng hàm thứ ba chính là răng khôn thường mọc sau khi bạn đã lớn, trong độ…

2. Vì sao bạn bị đau răng khôn?

Đau răng khôn có thể đột ngột xuất hiện hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Tình trạng này có khả năng phát sinh bởi một số lý do.

Trước tiên, bạn cần biết rằng răng khôn có xu hướng mọc lên trong độ tuổi 17 – 21 ở mỗi người. Hành động “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên của răng khôn sẽ gây đau nhức cực khó chịu trong khoang miệng.

Ngoài ra, do răng đã mọc và phát triển đầy đủ, nên răng khôn sẽ không có “chỗ đứng” trong khoang miệng. Điều này đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ mọc lệch sang một bên, chèn ép chiếc răng bên cạnh hoặc mắc kẹt ở nướu. Cả 2 tình huống trên đều có thể gây đau răng khôn.

Mặt khác, răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như: 

  • Bệnh nướu răng
  • Nhiễm trùng cấp
  • Áp xe
  • U nang

Nếu nghĩ bạn có vấn đề đau răng khôn hãy đến gặp nha sĩ để được khám và chụp X-quang nhằm mang lại chẩn đoán chính xác.

3. Những cách giảm đau răng khôn tại nhà mà bạn nên biết

Dù phát sinh bởi nguyên nhân gì, cơn đau răng khôn của bạn vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung.

Phương pháp tốt nhất trong trường hợp này là đến bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, trước đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như: 

Sử dụng gel gây tê răng

Các nhà nghiên cứu đã điều chế ra một loại gel nha khoa có tác dụng gây tê, từ đó làm giảm bớt cảm giác đau buốt răng hoặc nướu. Thành phần chính trong sản phẩm này là hoạt chất benzocaine. 

Hầu hết các sản phẩm gel gây tê răng đều có thể được bôi trực tiếp vào vùng nướu bị ảnh hưởng. Bạn nên theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, không nên dùng gel gây tê răng cho những người dị ứng với benzocaine. 

Uống thuốc giảm đau

Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong việc điều trị nhức răng

Nếu cơn đau răng khôn khiến bạn vô cùng khó chịu, hãy uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hay ibuprofen. Các loại thuốc giảm đau này cũng có khả năng thuyên giảm tình trạng viêm nướu liên quan đến sự phát triển của răng khôn.

 Nên lưu ý tác dụng của paracetamol nói riêng và những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid [NSAIDs] khác nói chung chỉ mang tính tạm thời. Bạn vẫn cần đến gặp nha sĩ để điều trị vấn đề đau răng khôn.

Chườm nước đá

Nhiệt độ thấp từ nước đá có công dụng gây tê. Do đó, khi bạn áp túi chườm nước đá lên khu vực đau răng, cơn đau có thể tạm thời được đẩy lùi. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn sạch bọc nhiều lớp quanh đá viên và giữ nó trong hàm, ngay vị trí răng khôn mọc, trong vòng 15 để xoa dịu cơn đau. 

Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng nước muối pha loãng là một cách điều trị đau răng đơn giản, hiệu quả

Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn “cư ngụ” trong khoang miệng.

Đôi khi sự tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp bạn khử trùng khu vực này, từ đó dễ dàng giải quyết vấn đề nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu. 

Số lần bạn súc miệng mỗi ngày không có tiêu chuẩn chung. Bạn có thể súc miệng 2 – 3 lần một ngày hoặc nhiều hơn, miễn sao bạn cảm thấy cơn đau có xu hướng giảm bớt. 

Ngoài ra, bạn có thể tự chuẩn bị dung dịch nước muối để súc miệng bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối vào cốc nước đun sôi để nguội.

Tuy nhiên, để đảm bảo độ tinh khiết, các chuyên gia vẫn khuyến nghị bạn nên chọn mua dung dịch nước muối sinh lý. Sản phẩm này rất phổ biến và đã có mặt trên kệ hàng của các nhà thuốc trên toàn quốc. 

Dùng đinh hương

Tác dụng gây tê của đinh hương giúp giảm nhẹ sự khó chịu của các cơn đau răng

Các nghiên cứu về hiệu quả của đinh hương trong việc giảm đau răng khôn rất khả quan. Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy có nhiều hứa hẹn cho giả thiết đinh hương hoạt động như một loại thuốc giảm đau tại chỗ, nhờ vào tác dụng gây tê tạm thời của loại thảo dược này.

Để thử áp dụng liệu pháp trên, bạn có thể dùng tinh dầu đinh hương hoặc dùng nguyên miếng thảo dược này. Nếu sử dụng nguyên miếng đinh hương, bạn nên:

  • Đặt đinh hương lên vị trí răng khôn gây đau
  • Khép hàm để cố định miếng thảo dược, dùng lực vừa đủ để không nghiền nát nó
  • Giữ yên tư thế này cho đến khi cơn đau thuyên giảm rồi nhổ đi

Tinh dầu đinh hương, các bước thực hiện cũng tương tự như trên. Điểm khác nhau là bạn sẽ sử dụng bông gòn tiệt trùng thấm qua tinh dầu đinh hương thay cho miếng thảo dược này. 

Nhai hành tây

Hành tây được tin dùng như một cách diệt khuẩn ở răng miệng

Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy hành tây có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn tốt. Điều này đồng nghĩa với việc hành tây sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho việc giảm sưng cũng như chống nhiễm trùng.

Để sử dụng hành tây như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, bạn sẽ cần:

  • Cắt một lát hành tây
  • Nhai lát hành tây ở bên đau răng trong vài phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm
  • Nhổ miếng hành ra

Việc nghiền nát lát hành sẽ giải phóng các hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn từ hành tây, đưa chúng trực tiếp đi vào nướu. 

Đau răng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chúng luôn khiến bạn khó chịu. Khi bị đau răng việc ăn uống cũng khiến bạn gặp phải khó khăn. Vậy bạn đã biết bị đau răng nên ăn gì chưa? Xem qua bài viết của Hapacol để có…

Sử dụng trà và túi trà

Chất tannin chứa trong trà được cho có khả năng chống viêm và làm nhẹ các cơn đau răng

Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu vào năm 2016, chất tannin chứa nhiều trong trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Do đó,trà có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau răng khôn khó chịu.

Trước tiên bạn pha ấm trà túi lọc. Sau đó lấy túi trà còn ấm áp vào bên miệng có triệu chứng đau răng. Tiếp đó, bạn có thể thưởng thức ấm trà nhưng lưu ý không thêm kem, sữa hoặc đường vào trà khi uống nhé. 

4. Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?

Trong một số tình huống, khi những cách chữa trị trên không thể đẩy lùi cơn đau răng khôn, bạn sẽ cần đến gặp nha sĩ để điều trị ngay lập tức.

Đối với trường hợp này, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhổ răng khôn. Thủ thuật này thường tiến hành rất nhanh chóng, chỉ tốn vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thời gian tiểu phẫu có thể kéo dài 20 phút hoặc hơn. 

Một điều khác bạn cần nhớ sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể bị đau nhức vài ngày, có khi đến 1-2 tuần sau. 

Bài viết cùng chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề