Thuốc mê dạng khói tiếng anh là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nếu chuẩn bị phải trải qua một cuộc phẫu thuật, bệnh nhân thường được gây mê để chìm sâu vào giấc ngủ, tạm quên đi cảm giác đau đớn. Bác sĩ thường gây mê với các ca phẫu thuật kéo dài hoặc các ca phẫu thuật yêu cầu người bệnh cố định trong một tư thế không thoải mái. Có 2 loại thuốc gây mê chính là: thuốc gây mê qua đường hô hấp và gây mê qua tĩnh mạch.

Việc gây mê giúp bệnh nhân chìm sâu vào giấc ngủ và không cảm thấy đau đớn gì trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho các thuốc để giúp bệnh nhân tỉnh lại nhanh chóng và bệnh nhân cũng không có bất kỳ ký ức gì về quá trình vừa trải qua. Nếu bệnh nhân phải thở máy trong quá trình gây mê phẫu thuật, khi có đầy đủ các điều kiện, bệnh nhân sẽ được ngắt kết nối với máy thở để có thể thở tự nhiên như bình thường một cách an toàn. Sau đó, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức theo dõi kỹ càng và sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi lơ mơ, buồn ngủ, buồn nôn sau phẫu thuật nhưng cảm giác này sẽ sớm biến mất. Khi cơ thể dần ổn định bệnh nhân sẽ được chuyển về phòng bệnh thông thường hoặc về nhà.

Gây mê trước khi phẫu thuật

Thuốc gây mê là thuốc ức chế có hồi phục hệ thần kinh trung ương ở liều điều trị. Có tác dụng làm mất ý thức, mất cảm giác [đau, nóng, lạnh...], mất phản xạ, giãn mềm cơ nhưng không gây xáo trộn chức năng tuần hoàn và hô hấp.

Thuốc gây mê gây ức chế thần kinh trung ương theo thứ tự: Các trung khu trên vỏ não - vỏ não - dưới vỏ não và tủy sống.

Theo đường sử dụng, thuốc gây mê được chia thành 2 loại:

  • Thuốc gây mê qua đường hô hấp: Ether Ethylic, Nitrogen oxyd [N2O], Cloroform, Desfluran, Halothan, Enfluran, Isofluran, Methoxyfluran, Sevofluran...
  • Thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch: Thiopental, Propofol, Ketamin [Ketalar], Fentanyl, Etomidat, Gamma OH...

Thuốc gây mê Halothan

Một thuốc gây mê lý tưởng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Có tác dụng gây mê đủ mạnh và đủ dùng trong phẫu thuật
  • Gây mê nhanh, tác dụng êm dịu, hồi tỉnh nhanh
  • Làm mất phản xạ và giãn cơ ở mức độ thích hợp cho phẫu thuật, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.
  • Mức độ an toàn cao, không có tác dụng phụ ở liều điều trị, ít độc
  • Không cháy nổ, dễ bảo quản, chi phí hợp lý

Tuy nhiên không một thuốc gây mê nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn trên, do đó trong một ca phẫu thuật người ta thường kết hợp cả 2 hình thức gây mê qua đường hô hấp với gây mê qua đường tĩnh mạch để tăng hiệu quả gây mê.

Thuốc gây mê qua đường hô hấp thường được dùng để duy trì mê hoặc cũng có thể được sử dụng để khởi mê [nhất là ở trẻ em]. Các thuốc gây mê qua đường hô hấp thường ở dạng khí hoặc chất lỏng bay hơi. Khi bệnh nhân hít vào thuốc gây mê sẽ từ mũi qua tới phổi, khuếch tán vào máu rồi đến thần kinh trung ương và gây tác dụng ức chế. Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu: an thần, giãn cơ, giảm ý thức, mất phản xạ, vô cảm và trạng thái mê xuất hiện.

Với đặc tính lỏng, khí của mình, thuốc gây mê qua đường hô hấp có ưu điểm: dễ sử dụng, dễ chỉnh liều, hấp thu nhanh, mau đào thải [đào thải qua phổi nên giúp loại trừ tai biến].

Ngoài ra, thuốc gây mê còn có tác dụng lên các cơ quan:

  • Đối với hệ hô hấp: Đa phần các loại thuốc gây mê qua đường hô hấp đều gây ức chế hô hấp ở mức độ khác nhau. Trong đó gây ức chế mạnh nhất là Enfluran và Isofluran.
  • Đối với não bộ: do thuốc gây mê làm giảm chuyển hóa ở não nhưng tăng lưu lượng máu lên não nên cũng góp phần tăng áp lực sọ não [đặc biệt ở người bị chấn thương vùng đầu hay u não]. Nitrogen Oxyd là loại thuốc hạn chế tăng áp lực sọ não nhất.
  • Đối với hệ tim mạch: Nhìn chung thuốc gây mê [Halothan] đều gây ức chế tim, giãn mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên một số thuốc như Isofluran, Methoxyfluran và enfluran lại có thể gây tăng nhịp tim.
  • Đối với các cơ: Hầu hết các thuốc gây mê qua đường hô hấp đều có tác dụng giãn cơ
  • Đối với thận: Tất cả các loại thuốc gây mê đều làm giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận do tăng sức cản mạch thận, tuy nhiên mỗi loại có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Thuốc gây mê qua đường hô hấp gây ức chế hô hấp

Là chất lỏng trong suốt, không màu, không tan trong nước, có mùi thơm đặc biệt, dễ cháy nổ. Khi gặp không khí, ánh sáng Ether chuyển thành Peroxyd Ethyl rất độc.

  • Ưu điểm: Gây mê chậm, an toàn. Giãn cơ thích hợp ở giai đoạn 3, giới hạn an toàn rộng và ít ảnh hưởng đến tim.
  • Nhược điểm: ở liều gây mê Ether kích thích nhẹ thần kinh giao cảm làm giải phóng các Catecholamin nên gây tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp, đồng thời cũng gây giãn mạch não, tăng áp lực sọ não.

Ether gây giãn nhẹ khí quản nhưng kích thích mạnh niêm mạc hô hấp nên có thể tăng tiết đờm dãi, gây phản xạ co thắt thanh quản, gây nôn. Do ảnh hưởng hôn mê kéo dài, dễ gây nôn và kích thích nên hiện nay Ether ít được sử dụng.

Chỉ định: Gây mê cho phẫu thuật nhỏ, ngắn, phối hợp với các thuốc gây mê khác để giảm liều. Chống chỉ định cho phẫu thuật trên 90 phút.

5.2. Halothan

Halothan là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi thơm dễ chịu, không gây cháy nổ, ít tan trong nước.

  • Ưu điểm: Do có hoạt tính gây mê tương đối cao nên tác dụng gây mê nhanh, mạnh [gấp 4 lần Ether], bệnh nhân tỉnh nhanh [

Chủ Đề