Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

Trái Đất chúng ta được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau, một trong những thành phần có diện tích lớn nhất là khí quyển. Khí quyển của Trái Đất cũng gồm nhiều tầng khác nhau với tổng bề dày lên tới hơn 100 km, bên cạnh đó Trái Đất cũng có một lớp bọc khác nữa là chất lỏng mà mắt thường chúng ta có thể quan sát được, người ta gọi đó là thuỷ quyển, đây là lớp có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà sự sống và môi trường trên Trái Đất. Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục vì bị chia cắt bởi các đất liền và lục địa bao quanh Trái Đất, thuỷ quyển gồm nước ngọt của sông hồ, nước mặn của biển ở cả 3 trạng thái tự nhiên là rắn, lỏng và thể khí.

Nói cách khác, thuỷ quyển được tạo nên bởi toàn bộ lượng nước trên hành tinh này, đây là nơi sinh sống của hàng triệu loài sinh vật và rất nhiều loài trong số đó nằm trong chuỗi thức ăn của con người như cá, tôm, cua, mực,… Ngày nay lớp thuỷ quyển này đang ngày càng bị đe doạ bởi các tác động từ công nghiệp hoá và khai thác tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ ở nhiều quốc gia, vậy làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn lớp chất lỏng của Trái Đất thêm bền vững?

Cấu tạo thuỷ quyển của Trái Đất gồm những gì?

Cấu tạo thuỷ quyển Trái Đất gồm đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm 1,98%. Nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Trong đó, ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp. Từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm. Cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Cấu tạo thuỷ quyển của Trái Đất gồm những gì?

Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất. Với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.

Ngoài ra, đại dương chiếm phần quan trọng của Trái Đất. Gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Ðộ Dương và Bắc Băng Dương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùng biển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Ðông, biển Nam Trung Hoa… Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại dương như biển Caspi, biển Aral được gọi là biển hồ. Một số phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnh Bắc Bộ.

Nước là tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất của các sinh vật trên Trái Đất

Trong khi đó, khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ không đều bởi mặt nước. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thủy quyển. Do đó, tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống. Quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái Đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt. 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước. 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Nước là tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất của các sinh vật trên Trái Đất

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên. Nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu. Thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nước.

Tài nguyên nước đang ngày càng đối mặt với nguy cơ ô nhiễm

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỉ km3. Tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỉ km3). Còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn. 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm. Còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%. Trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái Đất.

Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên Trái Đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong khung cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

I - KHÁI QUÁT

Đại dương là khối chất lỏng tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, mỗi đại dương là một đại bộ phận quy ước của đại dương thế giới (hay đại dương toàn cầu). Theo thứ tự diện tích giảm dần, chúng gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, và Bắc Băng Dương.

Xét Trái Đất, nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2 và thường được chia thành một số đại dương chính và những biển nhỏ hơn, trong đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. 97% lượng nước trên Trái Đất thuộc về đại dương và các nhà hải dương học đã phát biểu rằng hơn 95% đại dương thế giới chưa được khám phá. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km3 với độ sâu trung bình gần 3.700 m (12.100 ft).

Vì là thành phần chủ yếu của thủy quyển Trái Đất, đại dương thế giới không thể thiếu đối với toàn bộ sự sống đã biết; nó làm thành một phần chu trình cacbon, ảnh hưởng đến khí hậu và các kiểu thời tiết. Đại dương là sinh cảnh của 230.000 loài đã biết, song do phần lớn chưa được khám phá, thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu. Con người vẫn chưa biết về nguồn gốc đại dương trên Trái Đất; chúng được cho là hình thành vào thời hỏa thành và có lẽ đã thúc đẩy sự sống xuất hiện.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Vị trí địa lí của 5 Đại Dương trên Trái Đất

Trong một thời gian dài, chỉ có 4 đại dương được chính thức công nhận. Cho đến mùa xuân năm 2000, Tổ chức Thủy văn Quốc tế đã phân chia vùng biển phía nam thành Nam Đại Dương, vùng biển xung quanh châu Nam Cực. Ranh giới của Nam Đại Dương được xác định là tất cả vùng biển nằm dưới 60 vĩ độ nam, bao gồm một số nơi mặt biển bị đóng băng.

II - CÁC ĐẠI DƯƠNG

1 - Thái Bình Dương

  • Diện tích: Thái Bình Dương rộng khoảng 165.250.000 km2, là đại dương lớn nhất trên thế giới.
  • Độ sâu trung bình: 4.280 m.
  • Độ sâu tối đa: 10.911 m.
  • Thái Bình Dương kéo dài từ Bắc Cực ở phía bắc đến Nam Đại Dương ở phía nam, giới hạn bởi Châu Á và châu Úc ở phía tây và Châu Mỹ ở phía đông. 
  • Thái Bình Dương chiếm khoảng 46% bề mặt nước của Trái Đất và khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt, làm cho nó lớn hơn tất cả diện tích đất của trái đất cộng lại.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Kéo dài khoảng 7.500 km (9.600 dặm) từ Biển Bering ở Bắc Cực đến phía bắc của Nam Đại Dương. Thái Bình Dương đạt chiều rộng đông-tây lớn nhất ở vĩ độ khoảng 5°N, nơi nó trải dài khoảng 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia và Peru - cách nửa vòng trái đất và gấp hơn năm lần đường kính của Mặt trăng.
  • Điểm thấp nhất được biết đến của Thái Bình Dương và thấp nhất trên trái đất là rãnh Mariana ở phía đông của đảo Mariana. Đạt độ sâu 10.911 mét (35.797 ft) dưới mực nước biển.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Thái Bình Dương hiện đang bị thu hẹp do kiến ​​tạo địa tầng, trong khi Đại Tây Dương đang tăng lên về kích thước, bằng khoảng một inch mỗi năm (2-3 cm / năm).

2 - Đại Tây Dương

  • Diện tích: Đại Tây Dương rộng khoảng 106.460.000 km2 là đại dương lớn thứ hai trên thế giới.
  • Độ sâu trung bình: 3.646 m.
  • Độ sâu tối đa: 8.486 m.
  • Đại Tây Dương chiếm khoảng 22% bề mặt Trái đất và khoảng 26% diện tích mặt nước.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Đại Tây Dương chiếm một lưu vực hình chữ S kéo dài theo chiều dọc giữa châu Mỹ ở phía tây, và châu Âu và châu Phi ở phía đông. Nó được kết nối ở phía bắc với Bắc Băng Dương, với Thái Bình Dương ở phía tây nam, Ấn Độ Dương ở phía đông nam và Nam Đại Dương ở cực nam.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Chiều rộng của Đại Tây Dương thay đổi từ 2.848 km (1.770 dặm) giữa Brazil và Sierra Leone đến hơn 6.400 km (4.000 dặm) ở phía nam.

3 - Ấn Độ Dương

  • Diện tích: Ấn Độ Dương rộng khoảng 75.000.000 km2 là đại dương lớn thứ ba trên thế giới, chiếm khoảng 20% ​​lượng nước trên bề mặt Trái đất.
  • Độ sâu trung bình: 3.741 m.
  • Độ sâu tối đa: 7.258 m.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Ấn Độ Dương được giới hạn ở phía bắc bởi tiểu lục địa Ấn Độ; ở phía tây bởi Đông Phi; ở phía đông bởi bán đảo Đông Dương, quần đảo Sunda và Úc; và ở phía nam bởi Nam Đại Dương.
  • Ấn Độ Dương rộng gần 10.000 km (6.200 dặm), bao gồm Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Thể tích của đại dương này được ước tính là 292.131.000 km3.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?

  • Các quốc đảo trong Ấn Độ Dương là Madagascar, hòn đảo lớn thứ tư thế giới; Đảo Reunion; Comoros; Seychelles; Maldives và Sri Lanka. Quần đảo Indonesia giáp ở phía đông.

4 - Nam Đại Dương (Nam Băng Dương)

  • Diện tích: Nam Đại Dương rộng khoảng 21.960.000 km2, còn gọi là Đại dương Nam Cực hay Nam Băng Dương, là đại dương lớn thứ tư trên thế giới.
  • Nam Đại Dương bao gồm các vùng nước cực nam trên hành tinh, từ vĩ độ 60° nam trở xuống và bao quanh lục địa Nam Cực.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Các tảng băng lớn ở Nam Băng Dương

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Những đàn chim cánh cụt ở Nam Cực

  • Các tảng băng lớn rất phổ biến trong vùng nước Nam Đại Dương, cũng như vô số các mảnh băng trôi và băng biển có độ sâu khác nhau. Gió mạnh và sóng lớn ở phía bắc. Bị chi phối bởi Hải lưu vòng châu Nam cực

5 - Bắc Băng Dương

  • Diện tích: Bắc Băng Dương có chiều rộng khoảng 14.090.000 km2, là đại dương nhỏ nhất và nông nhất trong năm đại dương chính của thế giới.
  • Độ sâu trung bình: 1038 m.
  • Đường bờ biển được ước tính dài 45.390 km. Được bao quanh bởi các khối đất ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Greenland và một số hòn đảo.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Gấu Bắc Cực

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
Những tảng băng tan ở Bắc Băng Dương

  • Bắc Băng Dương được bao phủ một phần bởi băng biển trong suốt cả năm và gần như hoàn toàn trong những tháng mùa đông. Bắc Băng Dương hầu như bị đóng băng từ tháng 10 đến tháng 6. Trước khi có sự ra đời của tàu phá băng hiện đại, các tàu thuyền đi ra Bắc Băng Dương có nguy cơ bị mắc kẹt hoặc nghiền nát bởi băng biển. Nó bao gồm Vịnh Baffin, Biển Barents, Biển Beauford, Biển Chukchi, Biển Đông Siberia, Biển Greenland, Vịnh Hudson, Biển Kara, Biển Laptev, Biển Trắng và các nhánh sông khác. Nó được kết nối với Thái Bình Dương bởi Eo biển Bering và Đại Tây Dương qua Biển Greenland và Biển Labrador.

Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?