Tiền trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào năm 2024

Trong thời gian tìm kiếm một công việc mới, người lao động rất cần đến khoản hỗ trợ từ bảo hiểm thất nghiệp để có thể trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, thời hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không phải là vô hạn. Pháp luật đã quy định về thời gian mà một người lao động đủ điều kiện được phép hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa trong bao nhiêu tháng? 12 tháng là thời gian tối đa mà một người lao động đạt đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nhận được. Các bạn hãy lưu ý nhé!

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện, đó là:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Tiền trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào năm 2024
Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Mức lương cơ sở năm 2024 là 1.800.000 đồng/tháng); hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. (Mức lương tối thiểu vùng năm 2024: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng).

Như vậy, năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp; nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở (5 x 1.800.000 đồng = 9.000.000 đồng) hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng (5 x 4.680.000 đồng = 23.400.000 đồng). Theo đó, năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định

Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024 quy định, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày. Trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.

Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp. Với cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động chủ động tính toán được mức hưởng trợ cấp của mình.

.jpg)

Hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

1. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp là phương pháp tính toán mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động khi thất nghiệp. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Luật Việc làm 2013 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ.

1.1. Công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp nhận được hàng tháng, người lao động có thể áp dụng công thức tính được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng với người lao động theo chế độ tiền lương của Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng BHTN của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

1.2 Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 cụ thể như sau:

"Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng"

​Như vậy, quy tắc tính số tháng hưởng BHTN sẽ là:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng

Số tháng hưởng BHTN

Dưới 12 tháng

Không được hưởng

Từ 12 đến 36 tháng

Được hưởng 3 tháng BHTN

Trên 36 tháng

Tính theo công thức:

"Thời gian đóng BHTN chưa hưởng"/12

(Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng)

Ví dụ:

1. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 60 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 60/12 = 5 (tháng)

2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 59 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 59/12 = 4,9 => làm tròn xuống = 4 (tháng)

3. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 15 tháng => vì 12 < 15 < 36 => Số tháng hưởng BHTN = 3 (tháng)

Ví dụ: Bạn làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân với mức lương trung bình trong 6 tháng cuối cùng là 10 triệu đồng/tháng. Bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 18 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn thuộc vùng I với mức lương tối thiểu vùng năm 2023 là 4,68 triệu đồng/tháng.

Bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

- Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 10 triệu x 60% = 6 triệu đồng/tháng.

- Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 4,68 triệu x 5 = 23,4 triệu đồng/tháng.

- Vì mức trợ cấp hàng tháng không vượt quá mức tối đa, bạn sẽ được hưởng 6 triệu đồng/tháng.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp = 3 tháng (vì thời gian đóng BHTN chưa hưởng của bạn trong khoảng từ 12 - 36 tháng).

1.3 Cách xác định mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để xác định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng và thuận tiện nhất. Bạn có thể tra cứu nhanh bảo hiểm thất nghiệp để biết quá trình tham gia và mức đóng BHTN trên ứng dụng VssID theo các bước sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào năm 2024

Hướng dẫn tra cứu tiền lương đóng BHTN trên ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng tài khoản BHXH của cá nhân.

Bước 2: Chọn "Quá trình tham gia" sau đó bạn chọn "BHTN"

Bước 3: Bạn chọn biểu tượng xem chi tiết đơn vị làm việc trong 6 tháng liền kề trước thất nghiệp

Bước 4: Xem kết quả tại mục "tiền lương đóng BHTN"

Như vậy là bạn đã có thể biết được mức lương đóng BHTN tại các đơn vị làm việc và thời gian tham gia bảo hiểm với cách tra cứu trên.

2. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2023

Căn cứ theo các quy định tại điều 50, Luật việc làm 2013 và điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về cách tính tiền BHTN của người lao động sẽ cần xác định được yếu tố sau:

  1. Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
  2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = Tổng thời gian đóng BHTN - Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
  3. Chế độ tiền lương: Doanh nghiệp Nhà nước/ Doanh nghiệp tư nhân
  4. Mức lương tháng đóng BHTN tối đa

- Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng năm 2023 mới nhất.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở năm 2023 mới nhất, theo đó từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở mới tăng từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu.

Ví dụ: Người lao động A làm việc tại 1 công ty tư nhân tại Hà Nội

- Trong 6 tháng gần nhất tiền lương tháng đóng BHTN hàng tháng là 5.008.000 VNĐ

- Tổng thời gian đóng BHTN là 3 năm 10 tháng và A chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp trước đây.

\=> Hãy tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng và số tháng hưởng mà người lao động A được hưởng?

2.1 Cách tính BHTN áp dụng theo công thức thông thường

Diễn giải cách tính chi tiết

(1) Bình quân tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng = 5.008.000 đồng

(2) Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 tại Hà Nội (thuộc Vùng I) = 4.680.000 đồng

\=> (3) Mức lương tháng được đóng BHTN tối đa = 20 x 4.680.000 = 93.600.000 đồng

(4) Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (Không vượt quá mức lương tháng đóng BHTN tối đa (3) ) = 5.008.000 đồng

(5) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 5 x 4.680.000 = 23.400.000 đồng

(6) Thời gian đóng BHTN chưa hưởng: 3 năm 10 tháng = 46 (Tháng)

\=> Số tháng được hưởng BHTN = 46/12 = 3,83 => làm tròn xuống = 3 (Tháng)

(7) Chế độ lương Doanh nghiệp tư nhân

\=> (8) Mức trợ cấp hàng tháng theo mức lương áp dụng = 60% x Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (4) = 0,6 x 5.008.000 = 3.004.800 đồng

Như vậy, lao động A sẽ được hưởng 3 tháng tiền BHTN với Mức hưởng BHTN hàng tháng thực nhận (không vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa (5) ) = 3.004.800 đồng

2.2 Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp online năm 2023

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp online là phương pháp sử dụng các công cụ, tiện ích trên website để tính toán mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cách tính BHTN trực tuyến giúp người lao động nắm được mức hưởng của mình khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bạn có thể tham khảo một số tiện ích tính bảo hiểm thất nghiệp online trên các trang web sau:

  1. Trang web Joboko (https://vn.joboko.com/tinh-muc-huong-bao-hiem-that-nghiep)
  2. Trang web TopCV (https://www.topcv.vn/cong-cu-tinh-muc-huong-bao-hiem-that-nghiep)
  3. Trang web LuatVietnam (https://luatvietnam.vn/tinh-muc-huong-bao-hiem-that-nghiep.html)
  4. Trang web 123job (https://123job.vn/wiki/unemployment-insurance)

Để sử dụng các công cụ tiện ích trên, bạn cần nhập các thông tin về mức lương, thời gian đóng BHTN chưa hưởng và chế độ tiền lương. Sau đó nhấn nút Tính BHTN để xem kết quả.

Để chắc chắn bạn có thể so sánh kết quả giữa các trang web khác nhau để kiểm tra tính chính xác. Dưới đây là ví dụ:

2.2.1 Cách tính BHTN Joboko online

Với cách này bạn sẽ thực hiện việc tính BHTN trực tuyến trên công cụ tính mức bảo hiểm thất nghiệp Joboko. Theo đó đối với trường hợp của lao động A trong ví dụ trên sẽ có mức hưởng và số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:

.jpg)

Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Joboko

Bạn cần nhập hoặc lựa chọn các thông tin cần thiết để tính BHTN gồm:

(1) Lương đóng BHTN không thay đổi trong vòng 6 tháng.

(2) Tiền lương đóng BHTN = 5.008.000 đồng.

(3) Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 46 tháng.

(4) chọn Vùng I do A làm việc tại Hà Nội.

(5) Chế độ tiền lương, bạn chọn Doanh nghiệp tư nhân.

(6) Chọn "tính bảo hiểm" và xem kết quả tính mức hưởng BHTN hàng tháng và số tháng hưởng BHTN của A gồm:

  • Mức hưởng BHTN hàng tháng = 3.004.800 đồng
  • Số tháng hưởng là 12 tháng (không giống với kết quả của cách tính áp dụng công thức)

2.2.2 Cách tính BHTN online trên TopCV

Bạn nhập các thông tin từ Lao động A tương ứng trên công cụ tính BHTN trực tuyến của TopCV như hình sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào năm 2024

Cách tính BHTN trực tuyến trên trang web TopCV

Theo kết quả nhận được từ công cụ tính này thì mức hưởng BHTN hàng tháng của lao động A là 3.004.800 đồng và số tháng hưởng BHTN là 3 tháng (Kết quả này giống với cách tính áp dụng công thức)

2.2.3 Cách tính BHTN online trên LuatVietNam

Tiền trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào năm 2024

Các bước tính mức hưởng BHTN trên web LuatVietNam

Theo như kết quả nhận được từ tiện ích tính BHTN online Luatvietnam của người lao động A như sau: Mức hưởng BHTN hàng tháng là 3.004.800 đồng và số tháng hưởng BHTN là 3 tháng (giống với đa số kết quả tính được ở ví dụ trên).