Tiếp xúc f0 bao lâu bị nhiễm

F0 đã khỏi, ngồi ăn cơm với F0, có mắc bệnh lại không?

Bác sĩ Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM - trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • F0 đã khỏi, có tiếp xúc gần với người F0, có bị nhiễm lại?

  • Cách ly ra sao khi cả nhà là F0 lần lượt xuất viện?

  • F0 khỏi bệnh, ngồi ăn cơm chung với người nhà có nguy hiểm?

  • F0 xuất viện về nhà, nguy cơ lây nhiễm cho người nhà có cao không?

Hỏi: Bạn đọc hỏi: F0 mới khỏi, có tiếp xúc với F0, liệu có bị lại?

Trả lời: Người mắc Covid-19 sau khi khỏi sẽ có miễn dịch và kéo dài bao lâu thì vẫn chưa rõ, vẫn có thể bị mắc chủng này nhưng tái nhiễm chủng khác. Bạn là F0 mới khỏi bệnh, khả năng tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp. Song bạn vẫn có khả năng [dù rất nhỏ] sẽ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với các F0 khác. Vì vậy, tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc, trong trường hợp cần phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên.

Hỏi: Bạn đọc hỏi: F0 đã khỏi, sau đó hơn 1 tháng thì có các triệu chứng hậu Covid-19. Gần đây, tôi có tiếp xúc với F0 và có các triệu chứng ho, đau họng, nhức đầu, sốt. Test nhanh tại nhà dương tính, kết quả này có chính xác, tôi có cần làm xét nghiệm PCR không?

Trả lời: Trường hợp của bạn chưa xác định được lần đầu là bạn đã khỏi hẳn, lần này là tái nhiễm hay lần đầu vẫn chưa khỏi hẳn. Dựa trên mốc thời gian giữa 2 lần nhiễm cách nhau hơn 1 tháng, khả năng tái nhiễm là cao hơn. Để xác định, PCR là một lựa chọn phù hợp. Nếu PCR dương tính có nghĩa bạn bị tái nhiễm, khả năng là bị 1 biến chủng khác so với lần mắc đầu tiên.

Hỏi: Bạn đọc hỏi: Tôi bị F0 đã khỏi bệnh được 1 tháng, có ngồi ăn cơm với F0, liệu có bị F0 lại không?

Trả lời: F0 khỏi bệnh sẽ có miễn dịch nhưng không bảo vệ trọn đời, không bảo vệ được các biến chủng khác. Việc tiếp xúc trực tiếp [ăn chung, nói chuyện...] hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh. Bạn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên và không sinh hoạt trực tiếp với người F0.H.

H. Yến ghi

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sau tiếp xúc F0 bao lâu test COVID-19 mới chính xác?

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp nên nguy cơ chúng ta tiếp xúc với F0 là rất lớn. Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19 nhưng có phải test nhanh ngay không? Lúc nào cho kết quả chính xác?

Theo BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Không thể biết chắc chắn là test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác”. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày. Do đó, không ai có thể nói chắc chắn rằng sau khi tiếp xúc với F0 test nhanh vào ngày nào sẽ cho kết quả chính xác 100%, nhất là khi không có triệu chứng.

Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.

Nếu có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra nhằm có những tư vấn chuyên môn.

XEM THÊM:

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên nguy cơ tiếp xúc  F0 của mỗi người đều rất lớn. Vậy sau khi tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh? Sau bao lâu thì test cho kết quả chính xác?

Trên thực tế, sau khi biết mình vừa tiếp xúc với F0, chúng ta cần làm test nhanh hoặc đến cơ sở y tế làm xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có chính xác hay không phụ thuộc vào người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào việc tiêm vắc xin

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu như bạn chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất để cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 tiếng, còn trong trường hợp đã tiêm vắc xin thì thời gian này kéo dài hơn, từ 5 đến 7 ngày. Nguyên nhân là do khi xâm nhập vào cơ thể người, virus Sars-CoV-2 cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến khi số lượng virus đủ lớn để các phương pháp test có thể phát hiện ra.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa, mọi người cũng nên có ý thức tự cách ly, tuân thủ 5K, thường xuyên rửa tay và theo dõi các triệu chứng để tránh lây bệnh cho người khác.

Sau khi tiếp xúc với F0 cần test và khai báo y tế

Vắc xin hiện tại dù đã có hiệu quả cao nhưng cũng không thể đảm bảo 100% không lây nhiễm, một người nhiễm bệnh dù chưa phát bệnh cũng có khả năng lây cho người khác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 59% số người lây bệnh từ F0 không có triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu như test nhanh ra kết quả âm tính thì cần test lại lần 2 sau đó khoảng 24 đến 36 tiếng. Nếu lần hai vẫn cho kết quả âm tính thì cần xét nghiệm PCR để khẳng định chính xác.

Khi Covid-19 vẫn là mối đe dọa với cộng đồng, tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, mỗi người cần có ý thức tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tránh tụ tập đông người, luôn đeo khẩu trang, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ thông thoáng. Trong trường hợp tiếp xúc với F0, cần test theo đúng hướng dẫn về thời gian như trên và khai báo với trạm y tế tại địa phương để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, không thể biết chắc chắn rằng nên test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác nhất, nhất là khi bạn không có triệu chứng gì. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày.

Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, việc test nhanh ngay và liên tục sau khi tiếp xúc F0 là không cần thiết và gây lãng phí. Bởi sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị. Ít nhất bạn nên chờ 3-4 ngày sau hãy test.

Chia sẻ về băn khoăn này, BS. Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM khẳng định: "Việc liên tục xét nghiệm Covid-19 là điều không cần thiết. Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay, chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3, hoặc khi có triệu chứng.

Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7. Còn người nào tự test hàng ngày mong âm tính thì chỉ tốn test, tốn tiền".

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.

Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các triệu chứng nghi ngờ của COVID-19 như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Lưu ý để có kết quả test nhanh chuẩn

Hiện nay, test nhanh COVID-19 là phương pháp xét nghiệm dễ thực hiện và nhanh nhất để phát hiện bạn có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Nhiều người dân đã mua kit test nhanh để tự test tại nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả test nhanh COVID-19 cũng chính xác, nhiều trường hợp có thể cho kết quả dương tính giả.

Theo Sức khỏe đời sống, các kit test nhanh hiển thị kết quả bằng 2 vạch chữ C và chữ T. Nếu sau khi test, que test hiện thị cả 2 vạch thì bạn đã dương tính với virus SARs-COV-2. Nếu chỉ hiện thị 1 vạch ở chữ C là âm tính, nếu chỉ hiện thị 1 vạch chữ T là không hợp lệ.

Trong trường hợp, vạch chữ C rõ nét, vạch chữ T mờ nhạt, không rõ ràng, thì khó có thể khẳng định kết quả dương tính có chính xác hay không.

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: CDC Bình Dương

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 bạn phải chọn lựa loại kit test nhanh uy tín, được cấp phép bởi các cơ quan y tế và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Trong đó, khi dùng kit test, người dùng cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Bởi khoảng thời gian đọc kết quả xét nghiệm của các loại kit test nhanh có sự khác nhau. Bạn nên theo dõi và đọc kết quả trong khung giờ quy định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu vạch chữ T xuất hiện sau khung giờ đó, rất có thể đó là kết quả dương tính giả.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng có thể tác động, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bằng kit test nhanh như: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

4 việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh COVID-19:

Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:

1. Rửa tay thật sạch

2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi

3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó

4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.


Theo //moh.gov.vn/, Suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề