Tiêu chí đánh giá các phường

Sở Nội vụ có Công văn số 2551/SNV-XDCQ ngày 17/10/2023 về việc hướng dẫn một số nội dung đánh giá chấm điểm và công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “chính quyền thân thiện”.

Ảnh minh họa.

Cụ thể như sau:

1. Nguyên tắc đánh giá, công nhận

- Việc xét, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chính quyền thân thiện được thực hiện định kỳ hằng năm; chỉ đánh giá, công nhận các xã, phường, thị trấn có đăng ký công nhận đơn vi ̣đạt chuẩn chính quyền thân thiện của năm đánh giá; bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch; kết quả, chất lượng thực hiện các tiêu chí đến đâu chấm điểm, đánh giá đến đó; coi ý kiến đánh giá của người dân là tiêu chí quan trọng để xem xét, công nhận.

- Không xét chính quyền thân thiện đối với đơn vị cấp xã trong năm đánh giá có cán bộ, công chức bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong năm đánh giá, nếu cứ có mỗi cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật khiển trách thì trừ 03 điểm.

- Có trên 80% tiêu chí đạt [các tiêu chí đạt là các tiêu chí có số điểm tối thiểu bằng 25% số điểm chuẩn của tiêu chí] và có tổng điểm đạt được của các tiêu chí từ 80 điểm trở lên.

- Các xã, phường, thị trấn sau khi được công nhận đạt chuẩn “chính quyền thân thiện” cần phải tiếp tục phấn đấu để nâng cao chất lượng các tiêu chí và có kế hoạch, chương trình, mục tiêu cụ thể để tiến hành xây dựng nâng hạng “chính quyền thân thiện”.

2. Nội dung đánh giá, công nhận

Thực hiện theo quy định tại Bộ tiêu chí và thang điểm xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chính quyền thân thiện Ban hành kèm theo Quyết định số 3064/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể:

2.1. Các tiêu chí thành phần của Tiêu chí về công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tuyên truyền về “chính quyền thân thiện”.

Đối với tiêu chí thành phần số 8 “Lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh tới các thôn, tổ dân phố và duy trì hoạt động bảo đảm công tác công khai”, trường hợp các đơn vị có trang bị hệ thống truyền thanh thông thường đang được sử dụng và duy trì hoạt động tốt thì được 1 điểm.

2.2. Các tiêu chí thành phần của Tiêu chí về công tác thực hiện cải cách hành chính.

- Đối với tiêu chí thành phần số 16 “Thực hiện hệ thống tin nhắn, trả kết quả cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi đến giao dịch tại UBND xã, phường, thị trấn”. Các đơn vị có thể thực hiện việc gửi tin nhắn qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến tại bộ phận một cửa nếu chưa có hệ thống tin nhắn riêng và được chấm 1 điểm.

- Đối với tiêu chí thành phần số 21 “Trang bị máy phô tô phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với trường hợp cần thiết tại bộ phận một cửa”. Trường hợp các đơn vị sử dụng máy phô tô của cơ quan, đơn vị để phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong các trường hợp cần thiết tại bộ phận một cửa thì được chấm 1 điểm.

- Đối với tiêu chí thành phần số 22 “Lắp đặt thiết bị điện tử tại bộ phận một cửa để người dân tổ chức và doanh nghiệp đánh giá trực tiếp công tác tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chín”. Trường hợp các đơn vị lấy ý kiến bằng phiếu hoặc đánh giá qua mã QR về đánh giá trên cổng dịch vụ công thì được 1 điểm.

2.3. Các tiêu chí thành phần của Tiêu chí về thực hiện văn minh, văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.

Đối với tiêu chí thành phần số 25 “Có bố trí hòm thư góp ý tại trụ sở UBND xã, đảm bảo dễ quan sát và thuận tiện trong việc góp ý của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Có hòm thư điện tử, địa chỉ zalo, facebook... để tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân, tổ chức và doanh nghiệp”. Trong đó bố trí hòm thư góp ý được 0,25 điểm, hòm thư điện tử 0,25 điểm, địa chỉ zalo 0,25 điểm, địa chỉ facebook hoặc địa chỉ khác 0,25 điểm [tối đa 1 điểm].

2.4. Các tiêu chí thành phần của Tiêu chí mức độ hài lòng của cán bộ, công chức, người dân, tổ chức, doanh nghiệp [36 đến 42] của Bộ tiêu chí: Lấy theo kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp của Ban Dân vận, các tổ chức chính trị - xã hội theo Kết luận số 54-KL/TU ngày 03/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 110-NQ/TU ngày 11/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay. Nội dung các mẫu phiếu khảo sát có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế.

Ban chỉ đạo chính quyền thân thiện cấp huyện đã tổ chức lấy ý kiến về mức độ hài lòng của cán bộ, công chức, người dân, tổ chức và doanh nghiệp theo 07 mẫu phiếu khảo sát [kèm theo Kế hoạch số 152-KH/BCSĐU-BDVTU] thì tiến hành chấm điểm và gửi kết quả kèm bộ hồ sơ. Nếu đơn vị nào chưa thực hiện thì Ban chỉ đạo chính quyền thân thiện cấp huyện để điểm tối đa, Hội đồng chấm điểm cấp tỉnh sẽ căn cứ kết quả khảo sát sự hài lòng do Ban chỉ đạo QCDC tỉnh tổ chức để chấm điểm các địa phương, đơn vị.

3. Phương pháp chấm điểm, đánh giá, công nhận

- Điểm thưởng [tự chọn các tiêu chí hoàn thành xuất sắc]: không quá 02 điểm/tiêu chí và tối đa 10 điểm/đơn vị.

- Điểm trừ: từng tiêu chí trừ điểm làm tròn đến 0,5 điểm.

- Các xã, phường, thị trấn tự chấm điểm theo mức độ hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí và thang điểm xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chính quyền thân thiện. Căn cứ điểm tự chấm của các xã, phường, thị trấn, UBND cấp huyện tổng hợp, thẩm định điểm đạt được của các xã, phường, thị trấn gửi Sở Nội vụ.

- Điểm để công nhận “chính quyền thân thiện”:

4. Thời gian, trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận

- Hằng năm UBND cấp xã tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn “chính quyền thân thiện” gửi UBND cấp huyện trước ngày 25/10. Thành phần hồ sơ gồm: [1] Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp huyện; [2] Báo cáo kết quả xây dựng “chính quyền thân thiện” của UBND cấp xã; [3] Bảng tự chấm điểm theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí.

- UBND cấp huyện tổ chức tổng hợp, thẩm định đánh giá kết quả, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “chính quyền thân thiện” của các xã, phường, thị trấn gửi về Sở Nội vụ [qua Phòng Xây dựng chính quyền] trước ngày 05/11. Thành phần hồ sơ gồm: [1] Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh; [2] Báo cáo kết quả xây dựng “chính quyền thân thiện” của UBND cấp huyện; [3] Báo cáo kết quả thẩm định chấm điểm, đánh giá của UBND cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị của UBND cấp xã; [4] Biên bản họp xét duyệt của Ban Chỉ đạo thực hiện “chính quyền thân thiện” cấp huyện; [5] Kết quả [hoặc ý kiến] thực hiện tiêu chí 36 đến tiếu chí 42 thuộc Mục V của Bộ tiêu chí của cơ quan liên quan [nếu có]; [6] Hồ sơ đề nghị của UBND cấp xã; [7] Các tài liệu minh chứng.

4 - Cơ quan thường trực Tiểu ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn [Sở Nội vụ] chủ trì phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu Tiểu ban tổ chức thẩm định, đánh giá xã, phường, thị trấn đề nghị công nhận đạt chuẩn “chính quyền thân thiện” và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “chính quyền thân thiện”. Thực hiện trong tháng 12 hằng năm.

5. Ra mắt chính quyền thân thiện

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, đơn vị được công nhận tổ chức công bố đạt chuẩn và gắn sao [có mức sao đạt được], biển “chính quyền thân thiện” ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tùy tình hình thực tế tại địa phương và không gian, vị trí của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các đơn vị trang trí gắn sao, gắn biển đảm bảo trang trọng.

Công văn này thay thế Công văn số 1053/SNV-XDCQ ngày 18/5/2023 của Sở Nội vụ.

Trên đây là một số hướng dẫn về thực hiện đánh giá chấm điểm công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “chính quyền thân thiện” của Sở Nội vụ. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nội vụ hoặc Ban Dân vận Tỉnh ủy để được giải đáp./.

Chủ Đề