Tiêu chí đánh giá khu du lịch năm 2024

Theo đó, việc xác định các điểm đến cần đánh giá căn cứ vào khả năng thu hút khách du lịch và Đề xuất của khu, điểm du lịch. Cụ thể là: Khu du lịch gồm các khu du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hằng năm đón được từ 500.000 lượt khách du lịch trở lên; Điểm du lịch gồm các điểm đã được đầu tư phát triển du lịch, hằng năm đón được 50.000 lượt khách du lịch trở lên. Khu, điểm du lịch đạt điều kiện về khả năng thu hút khách, có hồ sơ đề nghị đánh giá xếp hạng gửi về Tổng cục Du lịch [Bộ VHTTDL].

Cụ thể, tiêu chí đánh giá điểm đến là các Khu du lịch gồm 32 tiêu chí được chia thành sáu nhóm, bao gồm: Nhóm tiêu chí về tài nguyên du lịch, về sản phẩm và dịch vụ, về quản lý điểm đến, về cơ sở hạ tầng, về sự tham gia của cộng đồng địa phương, về sự hài lòng của khách.

Tiêu chí đánh giá điểm đến là các điểm du lịch gồm 29 tiêu chí, chia thành 6 nhóm giống như tiêu chí dành để đánh giá khu du lịch.

Để tôn vinh các điểm đến, tạo động lực cho các điểm đến phấn đấu, duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng môi trường và tính hấp dẫn của điểm đến, Tổng cục Du lịch thực hiện đánh giá định kỳ và công bố với tần suất mỗi năm/lần.

Quyết định cũng nêu rõ quy trình đánh giá điểm đến, việc tổ chức thực hiện, trong đó nêu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của Tổng cục Du lịch là chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến rộng rãi Bộ tiêu chí đến các địa phương, các ban quản lý điểm đến là các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc đánh giá điểm đến phù hợp với từng mục đích cụ thể. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan áp dụng Bộ tiêu chí, triển khai đánh giá, tổ chức tôn vinh các khu du lịch, các điểm du lịch được đánh giá cao về quản lý, về chất lượng dịch vụ, về đảm bảo môi trường, tính hấp dẫn… Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, phát triển Bộ tiêu chí, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý điểm đến.

Quyết định này cũng nêu rõ trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Du lịch, Ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch./.

Theo Bộ quy tắc này, việc xác định các điểm đến căn cứ vào khả năng thu hút khách du lịch và đề xuất của khu, điểm du lịch, cụ thể: Khu du lịch: gồm các khu du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 500.000 lượt khách du lịch trở nên; Điểm du lịch: gồm các điểm du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 50.000 lượt khách du lịch trở lên; Khu, điểm du lịch đạt điều kiện về khả năng thu hút khách, có hồ sơ đề nghị đánh giá xếp hạng gửi về Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về tiêu chí đánh giá điểm đến là các khu du lịch có 32 tiêu chí được chia thành 6 nhóm, gồm: Nhóm tiêu chí về tài nguyên du lịch gồm các tiêu chí gồm các tiêu chí đánh giá: Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên; Sức chưa của điểm tài nguyên; Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên.

Nhóm tiêu chí về sản phẩm dịch vụ gồm các tiêu chí đánh giá: Cung cấp thông tin cho khách hàng; Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ khu du lịch; Thuyết minh; Trung tâm thông tin du lịch; Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch; Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trú; Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch; Dịch vụ ăn uống; Cơ sở phục vụ vui chơi giải trí; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật; Dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu các giá trị về tự nhiên, văn hóa; Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo; Dịch vụ mua sắm.

Nhóm tiêu chí về quản lý điểm đến gồm các tiêu chí đánh giá: Quản lý chung; Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung; Xử lý rác thải; Hệ thống nhà vệ sinh công cộng; Môi trường xã hội; Tổ chức lực lượng an ninh, trật tự; Phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng gồm các tiêu chí đánh giá: Hệ thống đường giao thông; Biển báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch bằng đường bộ, đường thủy; Đường giao thông nội bộ; Hệ thống điện; Hệ thống cấp, thoát nước.

Nhóm tiêu chí về sự tham gia của công đồng địa phương: Tỷ lệ lao động là người địa phương trong điểm du lịch.

Nhóm tiêu chí về sự hài lòng của khách: Sự hài lòng của khách du lịch thông qua phiếu điều tra.

Để tôn vinh các điểm đến, tạo động lực cho các điểm đến phấn đấu, duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng môi trường và tính hấp dẫn của điểm đến, Tổng cục Du lịch thực hiện đánh giá định kỳ và công bố với tần suất mỗi năm/lần.

UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3928/QĐ-UBND [ngày 13-8-2021] về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Đây là cơ sở để các điểm, khu du lịch của Hà Nội rà soát lại các tiêu chuẩn, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng điểm đến, qua đó hoàn chỉnh hơn nữa chất lượng dịch vụ, góp phần tăng sức hấp dẫn cho du lịch Thủ đô.

Khách tham quan, mua sắm sản phẩm gốm sứ tại xã Bát Tràng [huyện Gia Lâm], một trong 21 điểm, khu du lịch của thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Quang

Vẫn còn hạn chế, bất cập

Trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng điểm đến, với phương châm “an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”. Đó là lý do, Hà Nội luôn được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao, liên tiếp lọt vào danh sách những điểm đến được yêu thích, như: “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” và “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới” năm 2018 do Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới [World Travel Awards] vinh danh; tốp 6 thành phố là “Điểm đến hàng đầu thế giới năm 2021” do chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor bình chọn…

Theo Sở Du lịch Hà Nội, với việc vừa có thêm hai điểm du lịch khu vực ngoại thành - Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa [huyện Đông Anh], xã Phù Đổng [huyện Gia Lâm] được UBND thành phố Hà Nội công nhận, hiện trên địa bàn Thủ đô có 21 khu, điểm du lịch. Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, Hà Nội luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều loại hình phong phú, như: Du lịch di sản - di tích, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - vui chơi giải trí, du lịch nông nghiệp. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, du lịch Hà Nội có vị thế riêng trên “bản đồ” du lịch Việt Nam.

Mặc dù các điểm, khu du lịch này góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Thủ đô, nhưng không ít nơi vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Trịnh Thị Mỹ Nghệ cho rằng, hạn chế lớn nhất tại các điểm đến của Hà Nội là thiếu sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, hạ tầng cơ sở vật chất tại một số điểm du lịch, khu du lịch còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao; một số điểm đến còn tồn tại tình trạng bán hàng rong, chèo kéo du khách; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quảng bá, hỗ trợ khách du lịch chưa đáp ứng yêu cầu... “Sự thiếu đồng bộ về hạ tầng; chất lượng dịch vụ, sản phẩm tại một số điểm, khu du lịch còn hạn chế khiến cho du khách ít có sự trải nghiệm, không hào hứng quay trở lại”, ông Trần Trung Hiếu cho hay.

Tăng sức hút với du khách

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động trải nghiệm để nâng cao chất lượng điểm đến, tăng sức hấp dẫn với du khách. Ảnh: Hoàng Quyên

Để thực hiện rà soát, đánh giá lại chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng tại các điểm, khu du lịch, ngày 23-11 mới đây, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức Hội nghị phổ biến, hướng dẫn sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên 6 nhóm tiêu chí lớn, gồm: Tài nguyên du lịch, sản phẩm và dịch vụ, quản lý điểm đến, cơ sở hạ tầng, sự tham gia của cộng đồng địa phương, mức độ hài lòng của khách du lịch. Các tiêu chí này đều có các thang điểm rõ ràng, bảo đảm tính khoa học trong quá trình đánh giá cũng như giúp các điểm, khu du lịch có thể tự đánh giá thực trạng của đơn vị, từ đó có kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng điểm đến.

Theo kế hoạch, các khu, điểm du lịch sẽ triển khai đánh giá chất lượng điểm đến theo Bộ tiêu chí, từ đó đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, góp phần phục hồi du lịch Thủ đô.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho rằng, để nâng cao hơn nữa chất lượng điểm đến, đơn vị cần bổ sung các ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá và xây dựng sản phẩm. “Hiện chúng tôi đã xây dựng xong Đề án phát triển du lịch thông minh, trong đó có điểm nhấn là sản phẩm trình chiếu ánh sáng để phát triển du lịch đêm”, ông Lê Xuân Kiêu cho hay. Còn theo Trưởng phòng Hướng dẫn thuyết minh [Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội] Nguyễn Thị Yến, đơn vị cần nâng cấp hơn nữa hệ thống vệ sinh môi trường để đạt được các tiêu chí về điểm du lịch chất lượng cao.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng [huyện Gia Lâm] Phạm Huy Khôi thông tin, địa phương đang rà soát lại các hạng mục để tiếp tục bổ sung, nâng cấp chất lượng dịch vụ; triển khai hệ thống thuyết minh tự động. Với mục tiêu hấp dẫn du khách hơn, xã tiếp tục kêu gọi người dân xây dựng tuyến phố văn minh, trồng thêm hoa tươi, giữ môi trường sạch đẹp. Còn Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho rằng, để nâng cao giá trị điểm đến, ngoài tiêu chí chung, các điểm, khu du lịch cần có sự liên kết để xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch nổi bật, riêng biệt cho Hà Nội.

Về vấn đề này, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trong bối cảnh “bình thường mới”, các điểm, khu du lịch cần phải bảo đảm yếu tố an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Điểm đến chất lượng cao trước hết phải là điểm đến an toàn, thân thiện, thích ứng linh hoạt trong việc xây dựng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du khách và phù hợp với diễn biến dịch Covid-19.

Chủ Đề