Tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Trong đó, thiết kế xây dựng là một trong các hoạt động xây dựng, diễn ra trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khoản 4, Điều 78, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014], sửa đổi tại Khoản 23, Điều 1, Luật Xây dựng năm 2020 quy định hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng có liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư. 

Từ quy định trên, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ [sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP] quy định chi tiết hơn về hồ sơ thiết kế xây dựng tại Điều 33, cụ thể như sau:

1. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng 

a. Thành phần hồ sơ hồ sơ thiết kế xây dựng 

Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng [nếu có]. Trong đó, 

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;

+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;

b. Cơ quan có thẩm quyền quy định về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

2. Các quy định về chỉ dẫn kỹ thuật 

Căn cứ tại mục 1, chỉ dẫn kỹ thuật là một trong các nội dung nằm trong hồ sơ thiết kế xây dựng. Theo đó, các quy định cụ thể về chỉ dẫn kỹ thuật như sau:

+ Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;

+ Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;

+ Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. 

Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.

3. Lưu trữ hồ sơ thiết kế 

Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

Cụ thể, Điều 26, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định về việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau: 

+ Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. 

Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.

+ Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

Các quy định về việc phân loại dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào?[P2]

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Skip to content

Tiêu chuẩn về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm những gì? Có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn thành phần của hồ sơ bản vẽ thi công không? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây. 

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm những gì?

Khái niệm hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là tập hợp một số loại tài liệu có liên quan đến các thông số kỹ thuật, các loại vật liệu xây dựng. Cùng với chi tiết cấu tạo của các sản phẩm nội thất. Các số liệu được đề cập đến trong hồ sơ này phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong thi công công trình thực tế. 

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Thành phần hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có thể bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau. Nhưng chủ yếu là bao gồm các bản vẽ kiến trúc [bao gồm cả các bản vẽ liên quan đến mặt cắt 2D, và cả bản vẽ cụ thể công năng 3D]. Bản vẽ kết cấu móng, kết cấu cột, kết cấu sàn. Bản vẽ sơ đồ điện, nước. Cùng các thông số, bản vẽ khác liên quan đến công trình xây dựng của chủ đầu tư. 

Tiêu chuẩn quốc gia về hồ sơ thiết kế

Các tiêu chuẩn quốc gia về hồ sơ thiết kế được căn cứ theo các quy định tiêu chuẩn cụ thể đã được nhà nước ban hành. Như TCVN 3827, TCVN 3990, TCVN 5570,… Trong đó, quy định rõ: 

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quốc gia về hồ sơ thiết kế được áp dụng cho những cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu lập hồ sơ thiết kế, phục vụ cho quá trình thi công xây dựng. 

Xem thêm  Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường học mới nhất

Thành phần hồ sơ

Một bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 3 thành phần chính: 

  • Phần thuyết minh và các tài liệu cơ sở
  • Phần các tài liệu kinh tế kỹ thuật liên quan

Trong đó: 

Phần thuyết minh và các tài liệu cơ sở bạn có thể tham khảo các mẫu có sẵn của các bộ ban ngành. Phần này có thể giống nhau giữa các bộ hồ sơ thiết kế. 

Phần bản vẽ có thể bao gồm nhiều loại bản vẽ khác nhau. Tùy vào tính chất của từng loại công trình xây dựng. Có thể bao gồm các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ lò sưởi, bản vẽ hệ thống thông gió,… Số lượng bản vẽ tối đa là 30. Bản vẽ bắt buộc phải thể hiện được kết cấu, thông số của các công trình xây dựng. Mà căn cứ vào đó, các kỹ sư có thể tiến hành xây dựng trên thực tế. Đặc biệt phải đảm bảo chính xác và phù hợp với quy định của nhà nước. 

Phần bản vẽ trong hồ sơ thiết kế có thể bao gồm nhiều bản vẽ khác nhau

Phần tài liệu kinh tế, kỹ thuật liên quan bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình. Các số liệu kinh tế kỹ thuật được tiên lượng có liên quan đến giá thành thi công công trình, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây lắp trên thực tế. 

Quy định, yêu cầu của hồ sơ thiết kế

Khi lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, cần đảm bảo các quy định, yêu cầu sau: 

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trên văn bản pháp luật về trình tự lập và quy cách trình bày, thiết kế hồ sơ
  • Phần thuyết minh và các tài liệu có liên quan được thể hiện trên tờ giấy khổ A4. Các hình vẽ còn lại có thể được trình bày trên các khổ giấy khác nhau. Nhưng cần phải đảm bảo được sự rõ ràng về nội dung và phù hợp các yêu cầu chung của nhà nước về trình bày, thiết kế. 
  • Đối với phần khung tên bản vẽ, cần phải tuân thủ TCVN 5571 [năm 2012] về quy cách trình bày [bao gồm cả kích thước, nội dung, chữ viết,…] 
  • Đường nét thể hiện ở trên bản vẽ phải được trình bày theo quy định TCVN5570 [năm 2012]. Cụ thể, nét đậm trong bản vẽ phải từ 0.5mm đến 0.7mm. Trong quá trình trình bày bản vẽ, phải căn cứ vào tỷ lệ bản vẽ để đưa ra tỷ lệ nét vẽ phù hợp. 

Đường nét thể hiện ở trên bản vẽ hồ sơ thiết kế phải được trình bày theo quy định TCVN5570 [năm 2012]

  • Tỷ lệ bản vẽ được chọn phải thể hiện được chính xác, rõ ràng các chi tiết bên trong. Đảm bảo không gây nên sự hiểu lầm cho người đọc và phải được thống nhất giữa tất cả bản vẽ sử dụng trong hồ sơ thiết kế. 

Xem thêm  Vữa tam hợp là gì? Các tiêu chuẩn của vữa tam hợp

Tiêu chuẩn từng thành phần của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở

Hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm các thành phần sau: 

  • Bản vẽ xây dựng chi tiết về kết cấu hạ tầng kiến trúc, kỹ thuật công trình. Với đầy đủ các thông số như khối lượng, kích thước, tọa độ, độ cao xây dựng của toàn công trình 
  • Các dự toán liên quan. Bao gồm cả dự toán thi công và dự toán về tổng kinh phí xây dựng. 
  • Phần tóm tắt về nhiệm vụ thiết kế giữa công trình với quy hoạch xây dựng tại các khu vực theo quy định của nhà nước. Cùng với các số liệu về điều kiện tự nhiên, tác động của công trình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. 
  • Bản vẽ chi tiết các bộ phận trong công trình. Bao gồm đầy đủ các thành phần như cấu tạo, kích thước, các thông số kỹ thuật, các loại vật liệu xây dựng. Bản vẽ chi tiết các bộ phận phải đảm bảo chính xác và đạt đủ điều kiện thi công trên thực tế. Để có thể lập dự toán cho quá trình xây dựng. 

Bản vẽ chi tiết các bộ phận trong công trình

  • Bản vẽ về sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong ngôi nhà
  • Các bản thuyết minh cho công trình. Bao gồm thuyết minh hệ thống cơ sở, thuyết minh về công nghệ. Trong đó, từng bản thuyết minh sẽ được trình bày riêng trên bản vẽ thiết kế thi công. Và phải giải thích được đầy đủ các chi tiết, nội dung liên quan để người đọc có thể hình dung và thực hiện chính xác trên thực tế. 

Đối với hồ sơ thiết kế kiến trúc

Hồ sơ thiết kế thể hiện đầy đủ công năng của các tầng xây dựng. Bao gồm các mặt đứng, mặt cắt và mặt bằng kỹ thuật thi công. Tiêu chuẩn các danh mục của hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm: 

  • Các mặt bằng kỹ thuật. Bao gồm mặt bằng kỹ thuật thi công, mặt cắt kỹ thuật, mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng. 
  • Mặt bằng bố trí công năng 
  • Mặt bằng thiết kế lát sàn 
  • Các bản vẽ chi tiết về ban công, nhà vệ sinh, tiền sảnh, mặt đứng, cổng tường,… 

Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Đối với hồ sơ thiết kế thi công nội thất

Hồ sơ thiết kế thi công nội thất có vai trò rất quan trọng trong thiết kế xây dựng. Nó giúp kiến trúc sư, chủ đầu tư hiểu được các cách bài trí các món đồ nội thất trong nhà. 

Xem thêm  Vữa xây dựng và yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn

Các danh mục của loại hồ sơ này bao gồm:

  • Mặt bằng  cách bố trí nội thất tại các tầng 
  • Mặt bằng của trần đèn, mặt bằng trang trí

Mặt bằng thi công nội thất

Đối với hồ sơ thiết kế kết cấu, điện nước

Trên thực tế, hồ sơ thiết kế kết cấu, điện nước giúp cho chủ nhà biết được sự bài trí mạch điện và các đường dẫn nước trong ngôi nhà của mình. Và khó có thể phủ định vai trò của bộ hồ sơ này trong bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. 

Hồ sơ thiết kế kết cấu, điện nước bao gồm các danh mục: 

  • Mặt bằng bố trí các thiết bị điện, viễn thông như điện thoại, internet, truyền hình cáp, điều hòa, điện chiếu sáng 
  • Mặt bằng bố trí hệ thống chống sét, thu lôi 
  • Hệ thống sơ đồ nguyên lý cấp điện ở sàn nhà và trong toàn bộ công trình

Hồ sơ kết cấu điện nước công trình

Đối với dự toán hồ sơ thiết kế

Dự toán hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư, kiến trúc sư và đội ngũ thiết kế thi công cái nhìn rõ ràng về các khoản chi phí, nguồn nguyên liệu để đầu tư cho công trình. 

Dự toán này bao gồm: 

  • Khái quát chi phí xây dựng 
  • Bảng tiền lương chi tiết cho đội ngũ thi công

Dự toán hồ sơ thiết kế đem đến cách nhìn rõ ràng cho chủ đầu tư

Đối với hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất

Hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất là bộ hồ sơ đề cập đến cách thức bố trí nội thất theo những phối cảnh cụ thể của công trình. 

Hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất bao gồm các danh mục sau: 

  • Bản vẽ đồ nội thất và bảng thống kê
  • Mặt cắt phần đứng của đường
  • Mặt bằng và chi tiết cách bố trí nội thất 
  • Bộ hồ sơ bố trí cùng phối cảnh nội thất

Phối cảnh nội thất trong hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công trên thực tế. Mong rằng qua những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích cho mình. 

We use cookies on our website to give you the most relevant experience by remembering your preferences and repeat visits. By clicking “Accept All”, you consent to the use of ALL the cookies. However, you may visit "Cookie Settings" to provide a controlled consent.

Cookie SettingsAccept All

Manage consent

Video liên quan

Chủ Đề