Tìm trong thơ văn 3 ví dụ có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ

Câu hỏi: Tìm 5 trợ từ, thán từ, tình thái từ trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 

Trả lời :

  + Trợ từ : Ngay

  + Thán từ : Vâng, này, chứ, à 

  + Tình thái từ : À, mau, đâu

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thán từ, trợ từ, tình thái từ nhé!

1. Sự khác nhau giữa trợ từ, thán từ, tình thái từ 

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ : Những, chính, đích, ngay …

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc [a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …] hoặc dùng để gọi đáp [ này , ơi , vâng , dạ ,..]

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

+ Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé.

+  Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé.

+  Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật.

+  Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng.

2. Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ

Có khá nhiều bạn chưa phân biệt được . Cùng xem sự khác nhau giữa các loại từ: phó từ, trợ từ và thán từ là gì để sử dụng sao cho hợp lý trong cuộc sống cũng như trả lời đúng trong các bài kiểm tra Ngữ Văn nhé!

 

Phó từ

Trợ từ

Thán từ

Khái niệm

Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ và tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ đó trong câu. Cụ thể:

Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ là: đã, đang, từng, chưa…

Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ là: lắm,  rất, hơi, khá…

Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu.

Vai trò

Phó từ đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các phương diện cụ thể sau:

Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian, gồm các từ: đang, sẽ, sắp, đương…

Bổ sung ý nghĩa về ý nghĩa tiếp diễn hoặc tương tự, gồm các từ: vẫn, cũng…

Bổ sung ý nghĩa về mức độ, gồm các từ: quá, rất, lắm,…

Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định, gồm các từ: chẳng, chưa, không…

Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến, gồm các từ: đừng, thôi, chớ…

Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng, gồm các từ: có thể, có lẽ, không thể…

Bổ sung ý nghĩa về kết quả, gồm các từ: mất, được…

Bổ sung ý nghĩa về tần số, gồm các từ: thường, luôn…

Bổ sung ý nghĩa về tình thái, gồm các từ: đột nhiên, bỗng nhiên…

Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.  Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.

Phân loại

Tùy theo vị trí trong câu so với các động từ, tính từ thế nào mà phó từ có thể được chia thành 2 loại như sau:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa có liên quan tới đặc điểm, hành động, trạng thái,… được nêu ở động – tính từ, như: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

- Phó từ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng…

- Phó từ chỉ mức độ như: rất, khá…

- Phó từ  chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng…

- Phó từ  chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa…

- Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…

Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

- Bổ nghĩa về mức độ như: rất, lắm, quá…

- Bổ nghĩa về khả năng như: có thể, có lẽ, được…

- Bổ nghĩa về kết quả như: ra, đi, mất…

Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:

Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…

Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…

Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:

Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.

Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.

Ví dụ

Đứng trước hàng triệu khán giả, anh ấy nghẹn ngào không thể nói nên lời. 

=> Phó từ không thể hiện sự phủ định

Chị gái tôi đang học bài. 

=> Phó từ đang chỉ ý nghĩa sự việc này xảy ra ở hiện tại.

Ngoài việc sáng tác nhạc, Hoàng Dũng cũng là một ca sĩ trẻ tài năng.

=> Phó từ cũng là phó từ thể hiện sự tiếp diễn hai nghề nghiệp của chủ ngữ ca sĩ Hoàng Dũng.

Chiếc áo mẹ tặng cho tôi rất đẹp.

=> Phó từ rất đã nhấn mạnh mức độ đẹp hơn mức bình thường của chiếc áo.

Phải kiên nhẫn, chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo. 

=> Phó từ chớ thể hiện sự cầu khiến không nên mất bình tĩnh, sớm bỏ cuộc.

Trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, quân và dân ta có thể làm được những điều kì diệu.

Đạt thành tích cao trong học tập, tôi được bố mẹ thưởng một bộ đồ chơi mới.

Chúng tôi thường tranh luận về các đề tài xã hội trong mỗi buổi họp nhóm.

Cậu ấy đột nhiên dúi vào tay tôi một tờ giấy.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.

Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ  đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

Chính bạn Hoàng là người nói chuyện riêng trong giờ học Ngữ Văn.

=> Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học.

2

★ Kiến thức cơ bản

• Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...

• Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

• Thán từ gồm hai loại chính:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ở, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...

- Thán từ goi đáp: này, gi, công da

Trợ từ là gì?

1. Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Nó ăn hai bát cơm

- Nó ăn những hai bát cơm

- Nó ăn có hai bát cơm

Trả lời

- Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan

- Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường.

- Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

2. Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?.

Trả lời

- Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Thán từ là gì?

1. Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

a] Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

[Nam Cao, Lão Hạc]

b] - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

Trả lời

Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

+ Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

+ Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

+ Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

2. Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng.

Trả lời

Nhận xét về cách dùng các từ "này", "a" và "vâng" bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

Bài 1. Trong các câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ từ.

a] Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

b] Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.

c] Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

d] Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.

e] Cha tôi là công nhân.

g] Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

h] Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

i] Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Trả lời

Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

e, Cô ấy đẹp ơi là đẹp

i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Bài 2. Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.

a] Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

b] Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

[Nam Cao, Lão Hạc]

c] Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!

[Nam Cao, Lão Hạc]

d] Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

[Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội]

Trả lời

a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Bài 3. Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

a] Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

b] – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

c] – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

d] Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

e] Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

Trả lời

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc [Nam Cao]:

- Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc: à, ấy, chao ôi, hỡi ôi

- Thán từ gọi đáp: này, vâng

Bài 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

a] Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”. Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

[Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con]

b] Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

[Thế Lữ, Nhớ rừng]

Trả lời

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

+ Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị

+ Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột [ sự sợ hãi]

+ Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Bài 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau!

Trả lời

+ Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

+ Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

+ Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

+ Than ôi, thân phận bọt bèo.

+ Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

Bài 6: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.

Trả lời

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

+ Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

+ Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Video liên quan

Chủ Đề