Tình hình tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh

Tại chương trình, Thượng úy Nguyễn Hải Vương, Học viện Cảnh sát Nhân dân, cho hay, theo các nghiên cứu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, số trẻ em thương vong do TNGT trong 10 năm trở lại đây có dấu hiệu gia tăng, trong đó lứa tuổi 15 - 18 chiếm tỷ lệ tử vong và chấn thương nhiều nhất.

Đáng chú ý, trẻ em nam dưới 18 tuổi tử vong vì TNGT chiếm gần 86%. Thượng úy Vương cũng thông tin, nghiên cứu ở bệnh viện, cứ 10 trẻ 15 -18 tuổi bị thương tích khi vào viện thì có gần 6 em do TNGT. Theo ông Vương, có 4 nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là ý thức, kỹ năng, kiến thức pháp luật và tình trạng cơ thể khi tham gia giao thông.

Ông cho rằng, ở lứa tuổi này, các em quá tự tin có thể làm được dù chưa đủ tuổi lái xe và thích thể hiện bản thân, dễ bị cảm xúc chi phối, không quan tâm đến an toàn của người khác. Sau khi tìm hiểu, ông nhận thấy trang bị các kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên đang thiếu. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNGT.

Ông Vương khẳng định, tỷ lệ uống rượu bia đang bị trẻ hóa. Thống kê cho thấy, ở độ tuổi 14-17, có tới 47,5% các em từng uống rượu 1 lần, ở độ tuổi 18 - 21 tuổi, tỷ lệ này là 67%. “Việc uống rượu bị trẻ hóa, các em tham gia giao thông dễ dẫn đến tai nạn. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của học tập căng thẳng dẫn đến tình trạng stress, nên khi tham gia giao thông học sinh, sinh viên không tỉnh táo để xử lý tình huống”, ông Vương nói.

Để giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc, theo ông Vương, cần xây dựng văn hóa tham gia giao thông, gồm 2 yếu tố là nhận thức, chấp hành đầy đủ, đúng pháp luật và xử sự tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông. Trong đó, yếu tố thứ nhất có một phần trách nhiệm của nhà trường và gia đình.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề nghị, học sinh, sinh viên tuân thủ quy định chưa đủ 18 tuổi không uống rượu bia, không mua bán rượu bia cho bất kỳ ai.

“Cũng đề nghị các bậc phụ huynh bỏ thói quen nhờ bảo con đi mua bia, rượu”, ông Hùng nói. Với sinh viên, học viên, ngoài việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, ông Hùng khuyến khích việc sử dụng phương tiện công cộng ở những nơi có điều kiện, thay vì phương tiện cá nhân.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh

Các câu hỏi tương tự

Nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông và những việc em cần làm để phòng tránh là câu hỏi trong Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề bài: Tai nạn giao thông để lại hậu quả rất nặng nề và lâu dài đối với gia đình và xã hội. Em hãy nêu một vài nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông và những việc em cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông

  • Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.
  • Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.
  • Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn
    Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…

Tham gia giao thông không đội mũ bao hiểm, đã uống rượu mà vẫn lái xe. Vì đi xe không đội mũ bảo hiểm rất nguy hiểm nếu không may có tai nạn xảy ra thì sẽ nguy hiểm đến não. Còn đã uống rượu thì sẽ không tự chủ lái xe lạng lách.

Những việc em cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông

  • Học để hiểu về luật an toàn giao thông và các biển báo trên đường
  • Không dàn hàng ngang khi đi xe trên đường
  • Không đi bộ dưới lòng đường
  • Đi bộ đúng phần đường quy đinh [đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải]
  • Đi xe đạp phải đi sát lề đường hoặc đi đúng phần đường quy định
  • Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy
  • Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành luật giao thông

>> Chi tiết: Những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông

Tham khảo các bài viết về cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông

  • Đáp án cuộc thi an toàn giao thông 2021 dành cho giáo viên.
  • Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2021
  • Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2021
  • Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông 2021

Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ: “Trong quá trình tham gia giao thông, nhóm học sinh THPT là nhóm dễ bị tổn thương". Ảnh: Chí Cường
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Chí Cường
Các giải pháp nhằm nâng ao ATGT cho học sinh THPT rất quan trọng. Các kết quả nghiên cứu, phân tích tỉ lệ TNGT theo nhóm phương tiện, nguyên nhân TNGT, sở thích đi lại, kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh THPT, thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình cùng các kiến nghị... sẽ là các căn cứ quý báu để Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn tai nạn giao thông ở học sinh THPT tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững”. Ảnh: Chí Cường

Theo nghiên cứu tỷ lệ thiệt mạng trên 100 học sinh do TNGT của nhóm học sinh THPT tại Hà Nội vào năm 2016 là 7,39. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình ở khu vực châu Á. Cụ thể như, gấp 1,25 lần tỷ lệ trung bình của Cambodia, 2,73 lần của Nhật  Bản và 1,84 lần Hàn Quốc.

Đây là con số được nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa TP. HCM do TS Chu Công Minh làm trưởng nhóm đưa ra tại Lễ ký kết hợp tác giữa Ủy ban ATGT quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam và công bố kết quản nghiên cứu ATGT năm 2016 diễn ra sáng nay 26/7.

Theo nghiên cứu mới nhất, số liệu về TNGT liên quan tới lứa tuổi học sinh THPT cho thấy, học sinh THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong 2 năm gần đây.

Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT của trẻ em được TS Chu Công Minh chỉ ra là đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Học sinh bậc THPT phần lớn sử dụng xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển, chiếm tới 52%.

TS Chu Công Minh cho hay: “Sự thay đổi từ phương tiện là đi xe đạp và đi bộ sang đi xe đạp điện và xe máy điện có thể lý giải tại sao học sinh THPT lại chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em”.

Vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở lứa tuổi học sinh bậc THPT. Bên cạnh vấn đề tốc độ thì học sinh ở lứa tuổi này còn đang vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông, 34% xe mô tô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện là 81%, và xe đạp điện là 90%.

Tất cả các nguyên nhân này đang dẫn tới những con số đáng báo động về tình trạng TNGT ở đối tượng học sinh. Tỷ lệ TNGT của nhóm tự đi xe  đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện, xe máy điện.

Trong khi đó, xe buýt hiện được đánh giá là phương tiện di chuyển an toàn nhất của học sinh từ lớp 9 tới bậc THPT thì lại chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn số học sinh sử dụng phương tiện này. Chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh bậc THPT sử dụng xe buýt đến trường.

Như vậy, theo tính toán của nghiên cứu có tới 55% các vụ  TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện. “Loại hình phương tiện này mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường”, ông Chu Công Minh nhìn nhận.

BNEWS Ngày 26/7, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam [VAMM] và Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia đã ký kết hợp tác về an toàn giao thông năm 2017.

Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch VAMM Yano Takeshi cho biết, qua những số liệu nghiên cứu đã được thực hiện, VAMM nhận thấy trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông.

Đối với học sinh trung học phổ thông [THPT] – đối tượng được phép tham gia giao thông độc lập, nhưng lại thiếu những kỹ năng xử lý tình huống thực tế nên cần phải nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường.

Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh do TS Chu Công Minh làm trưởng nhóm và VAMM chỉ ra tại lễ k‎ý có ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra tai nạn giao thông [TNGT] ở học sinh THPT là đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát.

Đáng chú‎ ý, từ sự thay đổi từ phương tiện là đi xe đạp và đi bộ sang đi xe đạp điện và xe máy điện của học sinh THPT dẫn đến 90% các vụ TNGT và tỉ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong 2 năm gần đây. Nghĩa là cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện.

Điều này cho thấy xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện đến trường mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng nhìn nhận, TNGT đường bộ đang là vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1,3 triệu người chết, có khoảng 50 triệu người bị thương vì TNGT đường bộ.

Tại Việt Nam, trong 7 tháng qua xảy ra 11.172 vụ TNGT, làm chết 4.761 người, bị thương 9.236 người. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ TNGT giảm 5,75%, số người chết giảm 5,23% và số người bị thương giảm 10,21%.

Tình hình TNGT cho thấy vẫn diễn biến phức tạp, còn để xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo ông Khuất Việt Hùng, từ các kết quả nghiên cứu, phân tích tỉ lệ TNGT theo nhóm phương tiện, nguyên nhân TNGT, sở thích đi lại, kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh THPT, thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình cùng các kiến nghị... sẽ là các căn cứ để Ủy ban, các bộ, ngành và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn TNGT ở học sinh THPT tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững.

Tại lễ ký kết này, VAMM công bố gói tài trợ cho dự án nghiên cứu “Vai trò của xe máy tại Việt Nam – Hiện tại và tương lai”, được thực hiện trong năm 2017.

Đồng thời cam kết thực hiện hoá các nhóm giải pháp nhằm góp phần phát triển môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Cũng lễ ký kết, ông Shigeo Yoshizawa, Chủ tịch Ủy Ban an toàn giao thông, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy quốc tế [IMMA] đã có những chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động an toàn giao thông đường bộ trên thế giới, đặc biệt bài học thực tiễn thành công về an toàn đường bộ xe máy tại Đài Loan./.

Xem thêm:

>>>Honda Việt Nam trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm trong năm 2017

>>>Honda Việt Nam đào tạo lái xe an toàn cho hơn 240.000 khách hàng trong quý II

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề