Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

Theo Điều 7 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL quy định tổ chức mừng thọ người cao tuổi từ đủ 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau: Ngày người cao tuổi Việt Nam (06/6), Ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10), Tết Nguyên đán hoặc sinh nhật người cao tuổi.

2. Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ

Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Điều 11 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL như sau:

- Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo Hội người cao tuổi cấp xã.

- Trường hợp người được mừng thọ ốm, yếu không đến dự lễ mừng thọ, ban tổ chức có trách nhiệm đến tận nơi trao giấy mừng thọ và tặng quà.

- Việc tổ chức mừng thọ tại gia đình phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.

3. Trình tự tiến hành buổi lễ mừng thọ mới nhất

Trình tự tiến hành buổi lễ mừng thọ theo Điều 10 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL như sau:

- Thông báo chương trình buổi lễ.

- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.

- Phát biểu khai mạc.

- Công bố danh sách người cao tuổi được tổ chức mừng thọ.

- Trao giấy mừng thọ và tặng quà cho người cao tuổi được mừng thọ.

- Văn nghệ chúc mừng: hát, đọc thơ hoặc hình thức văn nghệ khác.

- Đại diện lãnh đạo chính quyền phát biểu chúc mừng.

- Người được mừng thọ phát biểu ý kiến. Trong trường hợp nhiều người được mừng thọ thì cử đại diện phát biểu ý kiến.

- Kết thúc buổi lễ.

4. Hướng dẫn trang trí buổi lễ mừng thọ

Hướng dẫn trang trí buổi lễ mừng thọ theo Điều 8 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL như sau:

- Treo Quốc kỳ ở phía bên trái của sân khấu (nhìn từ phía dưới lên).

- Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên). Logo Hội người cao tuổi đặt trên và chính giữa phía trên tiêu đề buổi lễ (cách 25-30cm).

- Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ in hoa trên nền phông về phía bên phải sân khấu.

- Nội dung tiêu đề thể hiện theo độ tuổi như sau:

+ Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;

+ Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;

+ Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.

+ Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ

- Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Khẩu hiệu của buổi lễ (nếu có) được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do ban tổ chức quyết định.

5. Quy định về trang phục trong buổi lễ mừng thọ

Quy định về trang phục trong buổi lễ mừng thọ theo Điều 9 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL như sau:

- Trang phục người cao tuổi được mừng thọ: trang phục truyền thống theo phong tục của dân tộc, tôn giáo.

- Trang phục người tham dự buổi lễ mừng thọ; trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.

6. Quy định về kinh phí tổ chức mừng thọ

Theo Điều 12 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL thì kinh phí tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015; Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi và quy định của pháp luật về tài chính có liên quan.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Khi người lớn tuổi được tổ chức lễ mừng thọ thì điều quan trọng nhất là người đó được đoàn tụ với con cháu, mọi người cùng nhau vui vẻ, hòa thuận, tận hưởng khoảnh khắc đầm ấm bên nhau.

I. Cách tổ chức lễ mừng thọ truyền thống

Lễ mừng thọ nói chung phải được tổ chức hoành tráng, đồng thời trước đó phải mời người thân, bạn bè.

1. Quy trình tổ chức

Sau khi xác định được ngày tổ chức mừng thọ thì viết giấy mời hoặc lời mời tới người thân, bạn bè đến dự tiệc. Không gian tổ chức thường là phòng khách gia đình, một ngày trước ngày tổ chức, gia chủ sẽ dán chữ “trường thọ” bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hán bằng giấy màu đỏ lên bức tường ở giữa phòng khách, đặt bàn nhận quà của khách mời sát vào tường, đặt 3 đĩa đào (mỗi đĩa 9 quả) và mì trường thọ, nến, bánh sinh nhật lên bàn. Ngày nay nếu không phải mùa đào thì làm bánh giả đào cũng được.

Vào ngày tổ chức, người chủ lễ trước tiên sẽ bày biện đồ cúng lên bàn thờ gia tiên để cúng tế tổ tiên, sau đó người lớn tuổi mặc áo tân thời màu đỏ hoặc màu vàng truyền thống và ngồi trên một chiếc ghế lớn đặt phía trước & ở dưới bàn thờ gia tiên, con cái xếp hàng và lần lượt gửi lời chúc sinh nhật & trường thọ, người lớn tuổi sẽ lì xì phong bì màu đỏ hoặc kẹo cho con cháu, sau đó tất cả sẽ hướng đến chiếc bánh sinh nhật, đốt nến và mời người lớn tuổi thổi nến, tất cả mọi người đều hòa mình vào không khí vui tươi của buổi lễ.

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024
Cách-tổ-chức-lễ-mừng-thọ-truyền-thống

Ngày xưa ở nhiều nơi có ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, người lớn tuổi sẽ ăn mì trường thọ trước, sau đó sẽ dự tiệc uống rượu và ăn uống hòa chung không khí cùng con cháu và khách mời. Ngày nay, điều kiện sống được cải thiện rất nhiều nên không thể ăn nhiều, do đó gia đình thường chỉ làm một ít mì trường thọ hoặc chia nhau một miếng bánh nhỏ sau bữa tiệc, bữa tiệc kết thúc thì lễ mừng thọ cũng hoàn thiện. Khi khách về, chủ nhà nên tặng một món quà nhỏ cho khách mời ví dụ như hoa quả hoặc chia phần quà của chính khách tặng.

Mỗi gia đình hiện đại ngày nay sẽ có cách tổ chức lễ mừng thọ khác nhau, chẳng hạn như nhiều gia đình làm một thước phim quay lại những hình ảnh cũ của người lớn tuổi, tổ chức xem phim nhưng đa phần là tổ chức tiệc tại nhà để tất cả mọi người đều có thể thưởng thức; đôi khi cả gia đình đơn giản là tặng một bó hoa tươi cho người lớn tuổi, cùng gửi lời chúc trường thọ sau đó tất cả cùng dự tiệc.

Phong tục ở nhiều nơi chỉ mời khách mời có tuổi ngang hàng với người được tổ chức mừng thọ hoặc trẻ hơn, còn những người lớn tuổi hơn sẽ không được mời bởi vì người lớn tuổi hơn lại chúc mừng thọ cho người trẻ hơn sẽ khiến người được tổ chức bớt tuổi thọ, tất nhiên đó chỉ là quan niệm và không phải đã đúng. Ngoài ra những gia đình không có điều kiện khi tổ chức lễ mừng thọ thì rất đơn giản với vài chén rượu, đĩa rau củ, tuy không có yến tiệc nhưng việc con cháu lần lượt gửi lời chúc tới người lớn tuổi là không thể thiếu.

Những người từ 70 tuổi trở lên còn được tổ chức mừng thọ tại trụ sở của UBND xã, thị trấn, nhà văn hóa hoặc đình làng theo nghi thức, phong tục truyền thống của từng địa phương.

2. Món ăn trong bữa tiệc

Ở Trung Quốc có phong tục ăn mì trường thọ và uống rượu trường thọ, sợi mì càng dài thì càng ngon và tuổi thọ càng cao, đồng thời việc ngắt ngắn sợi mì là không tốt, thay vào đó phải dùng đũa cuộn sợi mì lại rồi nhấc lên và ăn hết 1 lần.

Nguồn gốc của món “mì trường thọ” có thể xuất phát từ ngày xưa, Hán Vũ Đế từng nói đùa với các quan đại thần rằng tuổi thọ của một người có quan hệ mật thiết với nhân trung, ai sống lâu hơn thì nhân trung cũng dài hơn. Đông Phương Sóc liền nói: “Nhân trung dài, mặt còn dài hơn” nhưng khi lưu truyền trong nhân gian, vì phát âm của “mặt” và “mì” tương tự nhau nên người ta tin rằng ăn mì sẽ sống lâu hơn.

Bạn tham khảo

  • 20+ Tranh mừng thọ ông bà, cha mẹ nghĩa nhất
  • Ý nghĩa & cách treo bộ tranh chữ “Phúc Lộc Thọ”
    Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024
    mì-trường-thọ-là-món-ăn-truyền-thống-trong-lễ-mừng-thọ-của-người-Trung-Quốc-xưa

Các món ăn trong tiệc mừng thọ cũng rất đặc biệt và nên bố trí ít nhất một món mang ý nghĩa mừng sinh nhật như cà rốt hình cây tùng chim hạc, sau đó bổ sung thêm các món ngon với số lượng là bội số của 9 vì 9 là số lớn nhất trong các số có một chữ số, đồng thời cũng là số Dương, phát âm tiếng Hán là “Cửu” nghĩa là “mãi mãi và bất diệt” rất phù hợp với dịp này.

Đối với những gia đình có điều kiện thì có thể chuẩn bị một số món hảo hạng như gà nguyên con, cá nguyên con cũng như một số món ăn đặc biệt mang ý nghĩa mừng sinh nhật như rượu nhân sâm…

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

3. Quà mừng thọ

Những món quà tặng mừng thọ phải ẩn chứa những ý nghĩa chúc thọ, chúc sức khỏe và trường tồn và thường liên quan tới quả đào. Kinh Dịch có viết: “Phương Đông có một cây cao 50 thước gọi là đào, đường kính 3 thước 2 tấc, quả rất ngon, có thể giúp người sống lâu hơn”. Đào cũng xuất hiện trong tiểu thuyết Tây Du Ký về việc ăn một quả đào và trở nên bất tử. Ngoài ra còn có câu chuyện về hai vị thần Thần Đồ và Uất Lũy trên núi Độ Sóc có một cây đào giúp cai quản lũ quỷ dữ nên đào cũng có ý nghĩa xua đuổi tà ma.

Vào những năm 1960, việc tặng trướng mừng thọ là rất phổ biến cho tới hiện nay. Trong những năm 1980 – 1990, giá trị quà tặng chúc mừng ngày càng cao và sự đa dạng cũng tăng lên, từ những nhu yếu phẩm hàng ngày như radio, đồng hồ để bàn, bình nước nóng đến quà tặng đồ gia dụng như TV màu, máy giặt. máy móc. Hiện nay, một số đã phát triển hình thức tặng điện thoại di động, máy tính và xe máy.

Với sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của kinh tế, sự đa dạng về quà mừng thọ ngày càng lớn nhưng chúng ta nên hiểu rằng mối quan hệ con người dựa trên tiền bạc là không đáng tin cậy.

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024
Banner mừng thọ ông bà, cha mẹ

II. Một số lưu ý khi tổ chức mừng thọ

1. Trên 9 nhưng không phải 10

Điều này có nghĩa là khi bạn chuẩn bị tổ chức mừng thọ lần thứ 60, 70, 80, 90 của người thân thì bạn nên chuẩn bị trước 1 năm tức là năm 59 tuổi, 69, 79, 89… Lý do này có liên quan đến cách phát âm của chữ Hán. Người Trung Quốc tin rằng cách phát âm của “十” (thập) và “死” (tử) giống nhau, và “tử” là một từ rất không may mắn đặc biệt đối với người già; trong khi đó số 9 phát âm là “cửu” nghĩa là mãi mãi trường tồn nên họ cho rằng tổ chức vào năm x9 tuổi sẽ phù hợp với dịp này hơn. Tất nhiên quan niệm này bây giờ chỉ để tham khảo!

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024
Cách-tổ-chức-lễ-mừng-thọ-cho-người-cao-tuổi

2. Một khi đã tổ chức thì không được gián đoạn

Lễ mừng sinh nhật, xét cho cùng là lễ cầu phúc cho người lớn tuổi có nhiều sức khỏe, bình an trong cuộc sống, sống lâu hơn cùng con cháu và tạo cơ hội để mọi thành viên tụ họp vui vẻ. Vì vậy sau lần tổ chức đầu tiên thì các lần tổ chức mừng thọ sau đó (ví dụ năm 75, 80, 85, 90…) cũng nên tổ chức vào cùng một thời điểm trong năm và không gián đoạn để người cao tuổi hiểu rằng năm này qua năm khác con cháu vẫn luôn nhớ đến họ, như một cách tri ân người già.

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

Tổ chức lễ mừng thọ như thế nào năm 2024

3. Không thể hiện thái độ tiêu cực

Con cháu không nên bộc lộ những cảm xúc tiêu cực trong ngày này, cũng không nên để người già cảm thấy sự tồn tại của mình đang gây phiền phức cho con cái vì trên thực tế, trong nhiều gia đình ngày nay mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không phải lúc nào cũng hòa thuận, mâu thuẫn, bất hòa có thể là chuyện thường xuyên xảy ra.