Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng

Luyện từ và câu - Luyện tập về quan hệ từ. 1. Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau :

Luyện từ và câu - Luyện tập về quan hệ từ

1. Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau :

a] Gạch dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn.

b] Cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu.

Đoạn văn Tác dụng của quan hệ từ

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như môt chàng hiẽp sĩ cổ đeo cung ra trận.

M:- của nối cái cày với người Hmông .........................

2. Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì ?

a] Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu chú voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu Từ in đậm biểu thị quan hệ.................
b] Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông Từ in đậm biểu thị quan hệ.................

c] Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm

Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ.................

3. Điền quan hệ từ [và, nhưng, trên, thì, ở, của] thích hợp với mỗi chỗ trống đưới đây.

a] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm .............. cao.

b] Một vầng trăng tròn, to .............. đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen một ngôi làng xa.

c] Trăng quầng .............. hạn, trăng tán .............. mưa.

d] Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng .............. thương yêu tôi hết mực .............. sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

4. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau :

- mà :

- thì :

- bằng : 

Trả lời :

1.

a] Gạch dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn.

b] Cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ [được in đậm] trong câu.

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy 

2.

a] Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu chú voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu Từ in đậm biểu thị quan hệ đối lập, tương phản
b] Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi  vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông Từ in đậm biểu thị quan hệ tương phản

c] Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm

Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ giả thiết [điều kiện] - kết quả

3. Điền quan hệ từ [và, nhưng, trên, thì, ở, của] thích hợp với mỗi chỗ trống đưới đây.

a] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm cao.

b] Một vầng trăng tròn, to đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.

c] Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

d] Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như ngưòi làng thương yêu tôi hết mực nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

4. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau :

- mà :

+ Em bé tô màu bức tranh mãi chưa xong.

+ Nếu học không hiểu, nên hỏi thầy giáo, bè bạn. 

- thì :

+ Học hành thật chăm chỉ thì điểm sẽ cao.

+ Nếu em chăm chỉ và ngoan thì ai cũng yêu mến.

- bằng :

+ Hãy học bằng tất cả sự say mê của mình.

+ Chiếc áo mới mẹ cho Nhung may bằng một thứ vải thật là mát.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

5. Đọc bài văn, phần giải nghĩa và thực hiện các nhiệm vụ được nêu ở dưới:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a. Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b. Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?

c. Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d. Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.


a. Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b.  Điều đã gắn bó tác giả với quê hương chính là những kỉ niệm tuổi thơ ấu: tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm...

c. Có 5 câu ghép trong đoạn văn là:

  • Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. 
  • Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
  • Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
  • Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông
  • Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

d. - Các từ tôi, ở mảnh đất ấy được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.

Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

  • Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn [câu 2] thay cho làng quê tôi [câu 1]
  • Đoạn 2: Mảnh đất quê hương [câu 3] thay cho mảnh đất cọc cằn [câu 2]. Mảnh đất ấy [câu 4,5] thay cho mảnh đất quê hương [câu 3].

Hướng dẫn

Đề kiểm tra cuối tuần 10 Tiếng Việt lớp 3

I – Bài tập về đọc hiểu

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da[1] dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm[2] … Những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại ngồi nói chuyện với Cún con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được,có lẽ đã lâu lắm, nay tôi lại cảm thấy nó. Thôi tôi nhớ ra rồi… Đó là thứ mùi vị rất đặc biệt,mùi vị của quê hương.

[ Theo Nguyễn Khải ]

[1] Con da: một loại cua giống cua đồng nhưng chân có lông.

Xem thêm:  Đề số 1 – Đề kiểm tra Kỳ II Tiếng Việt lớp 3

[2] Bánh rợm: một loại bánh làm bằng bột nếp, gói bằng lá chuối tươi.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Đoạn 1 [“Làng quê tôi… mảnh đất cọc cằn này.”] ý nói gì?

a- Tình cảm gắn bó thiết tha,mãnh liệt của tác giả đối với nhân dân

b- Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả với nơi đóng quân

c- Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả đối với quê hương

2. Ở đoạn 2 [“Ở mảnh đất ấy…thời thơ ấu.”], tác giả nhớ những việc gì đã làm từ thời thơ ấu trên quê hương?

a- Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, đi chợ phiên

b- Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da

c- Đốt bãi, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da, đi hát chèo

3. Thứ mùi vị đặc biệt mà tác giả cảm nhận được là mùi vị gì?

a- Mùi vị của đất bãi

b- Mùi nhang ngày Tết

c- Mùi vị của quê hương

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?

a- Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với quê hương qua những kỉ niệm khó quên

b- Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với bạn bè, người thân qua kỉ niệm thời thơ ấu

c- Tình cảm lưu luyến, nhớ thương của anh bộ đội đối với quê hương trước lúc đi xa

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Lừa và ngựa – Tiếng việt 3.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a] oai, oay hoặc oet

– Ng… cửa, cơn gió x…. làm cây cối trong vườn nghiêng ngả.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

– Chú chim nhỏ l…..h….tìm bắt lũ sâu đục kh…thân cây.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

b] l hoặc n

…..ong….anh đáy…ước in trời

Thành xây khói biếc…on phơi bóng vàng

[ Theo Nguyễn Du ]

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a] Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả

b] Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ

c] Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.

3. Ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả

Cháu rất nhớ khu vườn của bà khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháy rất thích hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

4. Viết một bức thư ngắn cho cô giáo [ thầy giáo ] đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11

Gợi ý:

– Dòng đầu như: Nơi gửi, ngày….tháng…năm…

– Lời xưng hô với người nhận thư [ VD: Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến,…]

– Nội dung thư [ 4 – 5 dòng ]: Thăm hỏi, báo tin tới thầy cô.Lời chúc và hứa hẹn…

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Cóc kiện trời – Tiếng Việt 3

– Cuối thư: Lời chào,chữ kí và tên.

……………..,ngày…..tháng……năm……..

…………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Tải về file word tại đây.

Xem thêm: Đề kiểm tra cuối tuần 11 Tiếng Việt lớp 3

Tags:Để học tốt Tiếng Việt 3 · Giáo Án Tiếng Việt 3

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề