Top 10 máy bay trong thế chiến thứ 2

Căn cứ vào tính năng và khả năng, một tạp chí trực tuyến Mỹ vừa đưa ra danh sách 10 tiêm kích làm thay đổi cuộc chiến trên không.

So sánh, tổng hợp và xếp hạng các thiết bị quân sự là một trong những chủ đề vĩnh cửu của các báo, tạp chí. Tạp chí trực tuyến Mỹ We Are The Mighty [WATM] vừa đưa ra danh sách 10 tiêm kích làm thay đổi cuộc chiến trên không, căn cứ vào khả năng hoạt động tác chiến của chúng.

Cụ thể là: 10. Su-27 Flanker; 9. F-86 Sabre; 8. Fokker Dr. 1; 7. F-4 Phantom; 6. Supermarine Spitfire; 5. F-117 Nighthawk; 4. F/A-18 Hornet; 3. MQ-1 Predator; 2. F-15 Eagle; 1. F-22 Raptor. Trong top 10 này, chủ yếu là các máy bay do Mỹ sản xuất, chỉ có ba mẫu nước ngoài và số này không lọt vào top 5.

Su-27 - chiếc khóa đuôi top 10

Tiêm kích Su-27. Nguồn: nationalinterest.org

Tiêm kích Su-27 của Liên Xô/Nga WATM được đưa vào vị trí thứ 10 là chiến đấu cơ của Liên Xô, được phát triển để đối trọng với sự xuất hiện của chiến cơ F-15 Mỹ - đánh chặn các mục tiêu trên không, nhưng nó cũng có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Su-27 đã được trao danh hiệu "một trong những máy bay chiến đấu ấn tượng nhất thế kỷ XX". Trong cơ động cận chiến, Su-27 là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu nước ngoài nhờ được trang bị tên lửa không đối không R-73 và hệ thống chỉ định mục tiêu; Su-27 thậm chí có ưu thế trước F-15 của Mỹ và hiện vẫn còn trong trang bị.

F-117 Nighthawk tàng hình - vị trí số 7

Máy bay F-117 Nighthawk. Nguồn: wikipedia.org 

F-117 Nighthawk được xếp ở vị trí thứ bảy nhờ được tích hợp các công nghệ tiên tiến và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành hàng không. Vấn đề tàng hình radar đã được nghiên cứu gần như sau Thế chiến II, nhưng F-117 là trường hợp đầu tiên sử dụng các khả năng như vậy trong thực tiễn. Năm 1981, chính Nighthawk đã trở thành máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới đi vào trực chiến. Có thông tin, năm 1999, tại Nam Tư, Mỹ đã mất một trong những chiếc F-117. Trong hai thập kỷ, F-117 Nighthawk đã tham gia một số chiến dịch. Việc chế tạo và hoạt động của nó đã đặt nền móng cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ngày nay, đặc trưng bởi khả năng tàng hình.

Máy bay không người lái - danh hiệu đồng

Máy bay không người lái MQ-1 Predator. Nguồn: militarytimes.com

Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng không được trao cho máy bay tiêm kích, nhưng cỗ máy này thực sự ảnh hưởng đến cuộc chiến trên không - máy bay không người lái MQ-1 Predator - đại diện đầu tiên và trở thành "khởi đầu của kỷ nguyên các trận chiến trên không liên quan đến con người". Tháng 11-2002, Predator lần đầu tiên thực hiện một cuộc không kích bằng tên lửa AGM-114 Hellfire và mãi mãi thay đổi cuộc chiến. Các UAV đa mục đích bay ở độ cao trung bình và thời gian bay dài chủ yếu được sử dụng để trinh sát và giám sát.

Tuy nhiên, nếu cần thiết, nó có thể tấn công bằng vũ khí mang theo. Tháng 3-2018, Không quân Mỹ đã chính thức loại bỏ MQ-1 Predator và thay bằng MQ-9 Reaper tiên tiến hơn, được gắn tên lửa Hellfire, bom JDAM và GBU-12.

Vị trí thứ hai của đại bàng

Chiếc F-15 Eagle. Nguồn: nationalinterest.org

Ở vị trí thứ hai của bảng xếp hạng là chiếc F-15 Eagle, được tạo ra từ những năm 1970, vẫn có thể thể hiện khả năng tác chiến cao trước các loại máy bay khác nhờ các tính năng tuyệt đỉnh về độ cơ động và tổ hợp vũ khí được trang bị. Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao kết hợp với áp lực cánh thấp cho phép cơ động mà không mất tốc độ và tăng tốc lên tốc độ M=2,5, nhờ đó, F-15 trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ có khả năng tăng tốc thẳng đứng. F-15 được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hàng không tiên tiến và vũ khí tối tân, bao gồm tên lửa AIM-120D AMRAAM. Cho đến nay, chưa có máy bay nào của đối phương có thể hạ gục được F-15 của Không quân Mỹ.

Vị trí số 1 của tiêm kích thế hệ 5

Tiêm kích F-22 Raptor. Nguồn: thedrive.com

Tiêm kích thế hệ thứ năm - F-22 Raptor với danh hiệu "máy bay chiến đấu mạnh nhất để giành ưu thế trên không, và thậm chí trong toàn bộ vũ trụ" đã được xếp ở vị trí đầu tiên bảng xếp hạng. F-22 là máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ với các khả năng chưa từng có trong các lĩnh vực không chiến, điện tử vô tuyến, nhận thức tình huống, tàng hình...

Để tấn công các mục tiêu trên không, Raptor có thể mang theo 6 tên lửa AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa Sidewinder AIM-9. Khi thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, F-22 mang theo hai bom JDAM GBU-32, đồng thời, một cặp tên lửa AMRAAM và Sidewinder. Động cơ khỏe và thiết kế tối ưu cho phép F-22 thực hiện một chuyến bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau nhiên liệu.

Đánh giá

Nhìn chung, xếp hạng của WATM về “10 máy bay chiến đấu có ảnh hưởng đến cuộc chiến trên không” khá thú vị, các lập luận được trình bày có vẻ hợp lý và logic. Tuy nhiên, một số tiêu chí xếp hạng để lại thắc mắc, khó diễn giải; các tác giả của nó có thể bị nghi ngờ là thiên vị đối với một số mẫu máy bay cụ thể và kết quả thiếu khách quan.

Thật vậy, cho dù ưu thế của kỹ thuật hàng không Mỹ là rõ ràng, có 7 trong 10 máy bay được bình xếp là của Mỹ. Trong số tất cả các máy bay chiến đấu của Liên Xô [Nga] - cũng ở mức độ này hay mức độ khác ảnh hưởng đến sự phát triển của hàng không quân sự và không chiến, chỉ có một chiếc lọt vào "Top 10". Tiêu đề của danh sách nói về máy bay tiêm kích, nhưng trong bản xếp hạng có hai mẫu với chức năng khác.

Chiếc F-117 có khả năng không chiến rất hạn chế và thực sự là một máy bay cường kích. UAV MQ-1 cũng vậy, không thể mang theo vũ khí tối tân để tấn công các mục tiêu trên không. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận tính đúng đắn của WATM - những cỗ máy này thực sự có tác động đến sự phát triển của máy bay chiến đấu.

Vị trí số 1 cho máy bay chiến đấu F-22 Raptor thế hệ thứ năm của Mỹ là điều dễ hiểu và thậm chí là được mong đợi. Ở tất cả các khía cạnh, máy bay này là một trong những niềm tự hào của các nhà sản xuất máy bay và Không quân Mỹ. Mặc dù có tuổi đời đáng kể, số lượng hạn chế và không có bề dày lịch sử sử dụng chiến đấu, F-22 được coi là cơ sở của sức mạnh không quân; không chiếc máy bay nào khác có thể được xếp vào vị trí đầu tiên trong xếp hạng này.

Trong bài viết mới đây, Hãng tin RIA Novosti đã công bố danh sách 5 máy bay chiến đấu được trang bị động cơ piston có tốc độ nhanh nhất, chiếm ưu thế trên bầu trời trongChiến tranh Thế giới thứ hai.

“Ngựa hoang” P-51B Mustang

Cái tên đầu tiên được RIA Novosti đưa vào danh sách Top 5 máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là P-51B Mustang của Mỹ. Máy bay chiến đấu tầm xa P-51B Mustang sở hữu vận tốc bay 700km/h- một tốc độ được coi là kỷ lục vào thời kỳ bấy giờ. Chiếc máy bay này được trang bị động cơ piston Packard Merlin V-1650-3 - một bản sao được cấp phép của mẫu động cơ Rolls-Royce Merlin của Anh. Trong điều kiện chiến đấu, động cơ Packard Merlin V-1650-3 sản sinh ra công suất 1650 mã lực.

Máy bay chiến đấu P-51B Mustang. Nguồn: RIA.

Những chiếc máy bay chiến đấu P-51B Mustang đã được tiến hành sản xuất hàng loạt vào tháng 5 năm 1943. Được biết, có hàng trăm chiếc P-51B Mustang được xuất xưởng. Vũ khí của P-51B Mustang là 4 khẩu súng máy cỡ nòng lớn. Trong Không quân Mỹ, P-51B Mustang được sử dụng chủ yếu làm máy bay chiến đấu hộ tống các máy bay ném bom B-24 Liberator và B-17 Flying Fortress.

Tốc độ cao, đặc tính xuất sắc và phạm vi hoạt động rộng lớn cho phép P-51B Mustang “che chở” cho các máy bay ném bom của Mỹ ở hậu cứ của Đức, nơi máy bay chiến đấu Mỹ P-47 Thunderbolt không thể bay đến.

“Thợ săn” Lavochkin La-27

Đứng vị trí thứ hai trong danh sách 5 máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là Lavochkin La-7 của Liên Xô. La-7 được phát triển dưới sự chỉ đạo của “công trình sư” Semyon Lavochkin. Lavochkin La-7 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1944 và trở thành một trong những máy bay chiến đấu tiền tuyến tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Động cơ 12 xi lanh ASh-82FN với hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp có công suất 1850 mã lực giúp máy bay chiến đấu Lavochkin La-7 tăng tốc đến 685km/h khi bay.

Máy bay chiến đấu Lavochkin La-27. Nguồn: RIA

Nhờ cách lái đơn giản, vũ khí trang bị [3 pháo cỡ nòng 20 mm UB-20 hoặc 2 pháo ShVAK] và khả năng cơ động cao, các phi công Liên Xô điều khiển Lavochkin La-7 có thể tạo ra luật chơi riêng trước Lực lượng Không quân Luftwaffe của Đức.

Các phiên bản nâng cấp cùa dòng La-7 có nhiệm vụ bảo vệ lực lượng mặt đất và máy bay ném bom, hộ tống máy bay tấn công, làm nhiệm vụ truy tìm và theo dõi trên không. Chúng vượt qua các máy bay chiến đấu Focke-Wulfs và Messerschmitt của Không quân Đức về tốc độ bay khi lên cao. Phi công xuất sắc nhất của Liên Xô Ivan Kozhedub đã điều khiển chiếc máy bay này.

“Kẻ đánh chặn” Yak-9U

Cái tên thứ ba trong Top 5 máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được Hãng tin Nga đưa ra là chiếc Yak-9U của Liên Xô. Máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến Yak-9U, được trang bị động cơ công suất 1500 mã lực VK-107A và có tốc độ 672km/h, dễ dàng đuổi kịp máy bay chiến đấu Focke-Wulf FW-190A của Không quân Đức. Trong trận không chiến, phi công điều khiển Yak-9U với khả năng cơ động đáng kinh ngạc ở phương thẳng đứng có thể nhanh chóng tóm được mục tiêu ​​và tấn công kẻ thù từ trên cao. Máy bay chiến đấu Yak-9U mang theo pháo 20mm ShVAK và 2 súng máy cỡ nòng lớn UBS.

Máy bay chiến đấu Yak-9U. Nguồn: air.war.ru.

Liên Xô bắt đầu sản xuất Yak-9 vào năm 1942 và cho đến năm 1948 có khoảng 17.000 chiếc được xuất xưởng. Yak-9 phục vụ Không quân Liên Xô cho đến năm 1950. Do cơ chế điều khiển Yak-9 không phức tạp nên loại máy bay này rất được ưa chuộng.

“Kền kền” Focke-Wulf FW-190A

Cái tên thứ tư được Hãng tin Nga đưa ra là Focke-Wulf FW-190A. Máy bay chiến đấu của Không quân Đức Focke-Wulf FW-190Acó tốc độ tối đa là 670km/h và được trang bị động cơ piston 14 xi lanh ВМW-801D-2 có công suất 1700 mã lực.

Máy bay chiến đấu Focke-Wulf FW-190A. Nguồn: RIA.

Mỗi chiếc máy bay mang theo 2 khẩu súng máy và 4 khẩu pháo và cũng có thể dùng một quả bom 250kg tấn công mục tiêu. Tính năng nổi bật làm nên thương hiệu Focke-Wulf FW-190A là chiếc máy bay này có tốc độ rất cao khi lộn nhào. Do đó, chúng có thể dễ dàng lao xuống cạnh đuôi các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

"Các máy bay chiến đấu của Đức rất nhanh, cơ động và được trang bị hệ thống vũ khí rất mạnh, đặc biệt là Focke-Wulf FW-190A”, phi công Dmitri Alexeev thuộc Trung đoàn hàng không tiêm kích cận vệ số 41 đã viết như vậy trong cuốn hồi ký.

“Số chín” của người Anh

Máy bay chiến đấu huyền thoại của Anh Supermarine Spitfire ở phiên bản nâng cấp IX đã được gia tăng vận tốc lên đến 660 km/h. Các nhà phát triển đã đạt được điều này bằng cách trang bị cho máy bay động cơ 12 xi lanh Rolls-Royce Merlin công suất 1.700 mã lực. Ở độ cao lớn và trung bình, Supermarine Spitfire IX là đối thủ đầy nguy hiểm của máy bay chiến đấu thuộc Không quân Đức Focke-Wulf FW-190A.

Máy bay chiến đấu Supermarine Spitfire IX. Nguồn: RIA

Supermarine Spitfire IX được chế tạo thành công đến nỗi nó nhanh chóng trở thành chiếc máy bay chiến đấu chủ chốt của Không quân Hoàng gia Anh. Những chiếc máy bay này được sản xuất từ tháng 6-1943 và duy trì sản xuất dây chuyền cho đến khi kết thúc chiến tranh. Chúng làm nhiệm vụ hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ các căn cứ ở hậu phương và chiến đấu ở mặt trận.

Supermarine Spitfire IX được trang bị 2 khẩu pháo và 2 súng máy cỡ lớn. Tháng 10-1944, phi đội Canada lái Supermarine Spitfire đã tiêu diệt máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Đức Me-262 trên bầu trời Hà Lan.

THÙY LINH

Video liên quan

Chủ Đề