Top các tiêu chuẩn đánh giá an toàn thực phẩm năm 2022

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã công bố chủ đề của Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới năm 2022 là “Thực phẩm an toàn hơn, sức khỏe tốt hơn” và phát động chiến dịch nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực trên phạm vi toàn cầu. 

Chiến dịch nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lây truyền qua thực phẩm, từ đó đảm bảo sức khỏe theo tiêu chí bền vững. Các nhà hoạch định chính sách về hệ thống thực phẩm, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều tham gia để tái định hướng lại các hoạt động để tăng cường sản xuất bền vững và tiêu thụ thực phẩm an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

Mỗi năm, thế giới ghi nhận cứ 1 trên 10 người bị nhiễm các bệnh liên quan đến thực phẩm. Trong số đó, có hơn 200 bệnh truyền nhiễm – một số bệnh nhẹ, nhưng một số khác có khả năng gây chết người. Nhằm giảm thiểu mức độ lây nhiễm và sự gia tăng của người bệnh, các hoạt động kêu gọi đối với ngành công nghiệp thực phẩm: tuân thủ các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế và xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm cho nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan khác thông qua các biện pháp hướng dẫn. 

Bureau Veritas đang tích cực tham gia vào hành trình phát triển văn hóa an toàn thực phẩm với mục tiêu xây dựng một thế giới của niềm tin, và từ đó hình thành nên chuỗi giá trị thực phẩm bền vững. Với mạng lưới đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm trong việc quản lý an toàn thực phẩm, chúng tôi đảm bảo các hoạt động thực hiện an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thông qua thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận [TIC].

Video liên quan

Chủ Đề