Top cổ phiếu vcb rớt giá năm 2022

Áp lực chốt lời vẫn có thể nhìn thấy trên cổ phiếu toàn thị trường sáng nay, nhưng một lần nữa biên độ giảm khá hẹp. Nhóm blue-chips VN30 đang điều chỉnh nhẹ và các trụ lớn GAS, VCB làm tốt nhiệm vụ giữ nhịp.

Đến hết phiên sáng, độ rộng của VN-Index chỉ còn 109 mã tăng/330 mã giảm. Đây là tín hiệu rõ nhất của diễn biến điều chỉnh giảm ở diện rộng. Thị trường tiếp tục xuất hiện áp lực chốt lời chủ động.

VN-Index tăng nhẹ giữa phiên sáng, nhưng trượt dần, giảm 0,46 điểm tương đương 0,04%. Độ rộng của chỉ số không được phản ánh hết, vì sức mạnh của nhóm blue-chips có phần trội nhất. VN30-Index vẫn có 12 mã tăng/16 mã giảm.

GAS tiếp tục nổi lên như cổ phiếu dẫn dắt, dù nhiều mã dầu khí đã quay đầu điều chỉnh. Tăng 4,08%, GAS đang kéo VN-Index tới 2,5 điểm. Cổ phiếu này đang hướng tới việc quay lại đỉnh cao lịch sử vốn hai lần đạt được trong tháng 11/2021 và tháng 3/2022.

Trong khi đó nhóm cổ phiếu dầu khí không còn mạnh đồng đều như hôm qua. PTV PCG, BSR, PLX thuộc nhóm tăng, nhưng PVD, PVB, PVS, PVC... giảm khá mạnh.

Tương tự với nhóm ngân hàng, VCB tăng 1,39% đang mạnh nhất nhóm, nhưng chỉ số ít mã tăng giá là OCB, SHB, BAB, ACB. Số giảm nhiều gấp 5 lần. VCB góp cho VN-Index gần 1,4 điểm.

Nhóm VN30 chỉ có 5 cổ phiếu đang giảm trên 1% là SSI, HPG, PDR, VPB và CTG. Chỉ số đại diện giảm 0,15% trong khi Midcap giảm 0,84%, Smallcap giảm 1,02%. Điều này cho thấy nhóm blue-chips có sức đề kháng tốt nhất về giá và đang giúp chỉ số hạ độ cao một cách từ tốn. Đây có thể là hành neo trụ, nhưng cũng có thể là áp lực bán không thật sự lớn để gây áp lực. Thanh khoản của rổ VN30 sáng nay chỉ tăng nhẹ 5% so với sáng hôm qua, đạt 2.594 tỷ đồng. HPG và SSI là hai mã trong rổ chịu áp lực bán mạnh nhất, giao dịch đạt 495,8 tỷ đồng và 251,7 tỷ đồng.

VN-Index vẫn đang được nâng đỡ từ nhóm blue-chips.

Với mức giảm khá lớn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực điều chỉnh đang khác nhau về biên độ. HoSE hiện có 90 mã đang giảm trên 2%, tập trung tất cả ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Ngoài ra khoảng 80 mã khác đang giảm trên 1%, trong đó VN30 đóng góp 5 mã.

Hiện tượng phân hóa về sức mạnh mờ nhạt hơn đáng kể so với hôm qua và hiệu quả dòng tiền cũng kém hơn. Top 20 cổ phiếu thanh khoản nhất toàn thị trường, chỉ có 8 mã tăng giá. POW, DPM, DCM, GAS, DGC, VHM, FPT là những mã có thanh khoản khá tốt và tăng giá. Ngược lại, số giảm áp đảo ở nhóm thanh khoản lớn nhất cũng cho thấy lực xả cao, ví dụ tại DIG, NKG, DXG.

Việc thị trường bị chốt lời là hoàn toàn bình thường và hôm nay cũng không phải là phiên đầu tiên. Độ rộng đang rất hẹp phản ánh tâm lý khá đồng nhất. Điểm tích cực tương tự những phiên trước vẫn là mức thanh khoản duy trì ngưỡng thấp, sáng nay giá trị khớp hai sàn niêm yết giảm 5% so với sáng hôm qua, chỉ đạt 8.167 tỷ đồng.

Khối ngoại cũng đang mua ròng nhẹ 112,7 tỷ đồng trên HoSE, 25 tỷ trên HNX và gần 24 tỷ đồng trên UpCOM.  DGC, DPM, GAS, PVS, BSR là các cổ phiếu được khối này mua ròng tốt nhất, khá trùng hợp là đều thuộc nhóm liên quan đến dầu khí. Phía bán ròng chỉ có GEX là trên 20 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] cho rằng hoa hồng từ bán chéo bảo hiểm sẽ dẫn dắt tăng trưởng tại Vietcombank, đồng thời kỳ vọng một khoản thưởng bancassurance sẽ tới ngân hàng trong quý II này.

Cụ thể, VDSC dự báo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam [Vietcombank] sẽ có lợi nhuận trước thuế quý II/2022 đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, VDSC cũng dự báo, kết thúc quý II, thu nhập lãi thuần sẽ tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập phí thuần sẽ được hưởng lợi đáng kể từ nền so sánh thấp trong quý II/2022.

Bên cạnh đó, doanh thu từ bán chéo bảo hiểm sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng tại Vietcombank trong quý này. Nhóm phân tích cũng kỳ vọng ngân hàng sẽ có một khoản thưởng bancassurance trong quý II/2022. Từ đó, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ước tính đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: VDSC, Vietcombank

VDSC cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân kéo đà tăng trưởng của ngân hàng trong quý II/2022 lên cao là hệ số CIR. Cùng với đó chi phí tín dụng biên cũng là yếu tố tác động lớn đến tăng trưởng do nền thấp và chính sách trích lập dự phòng nghiêm ngặt tại Vietcombank trong quý đầu tiên.

Về chi phí tín dụng, Chứng khoán VDSC nhận định, mức trích lập dự phòng của Vietcombank dự báo ổn định trong các quý tới, ở mức hơn 2.000 tỷ đồng chi phí dự phòng. Ước tính rằng vào cuối tháng 5, tổng dư nợ của các khách hàng được cơ cấu có thể vào khoảng 2% tổng dư nợ toàn hàng. Việc phục hồi ổn định của danh mục nợ cơ cấu có thể dẫn đến việc hoàn nhập dự phòng đáng kể trong quý IV/2022.

Công ty chứng khoán cũng duy trì quan điểm tích cực về tác động của việc tăng vốn, đồng thời trung lập về thương vụ nhận chuyển giao.

Theo đó, việc phát hành riêng lẻ vẫn dự kiến được thực hiện trong năm nay. Ngân hàng Vietcombank đang lựa chọn đơn vị thẩm định, tư vấn và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để chào nhà đầu tư.

Về thương vụ nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, ngân hàng đang chờ sự chấp thuận của cổ đông chiến lược và đàm phán với các cơ quan chức năng về các quy định chi tiết.

Những cái tên bứt phá

Bức tranh kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm của các ngân hàng bắt đầu được hé lộ. Trong đó, thị trường chứng kiến nhiều cái tên với kết quả bứt phá ngoạn mục.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội [SHB] vừa công bố con số lợi nhuận quý 2 đạt tốp đầu.

Thông tin mới nhất vừa được hé lộ, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội [SHB] ước tính đạt gần 5.900 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ, thực hiện hơn 50% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến đạt hơn 9.400 tỷ đồng, tăng gần 113% so với cùng kỳ. Các chỉ số đều tăng trưởng khả quan. Với mức tăng trưởng này, SHB chắc chắn bước chân vào nhóm những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận top đầu trong nửa năm 2022.

Một ngân hàng khác cũng đã chính thức công bố kết quả kinh doanh là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank - SSB]. Tính đến hết ngày 30/6/2022, tổng tài sản của SeABank đạt 229,723 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,806 tỷ đồng. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi [NOII] cũng ghi nhận con số tăng trưởng 226% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,736 tỷ đồng.

Mới đây, Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI [SSI Research] đã công bố ước tính kết quả kinh doanh quý II năm nay của 26 DN trong đó có 10 ngân hàng: ACB, BIDV, VietinBank, HDBank, MB, Techcombank, TPBank, Vietcombank, VIB, MSB.

Cụ thể, với Ngân hàng Á Châu [ACB], SSI cho rằng ngân hàng này đã sử dụng phần lớn hạn mức tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6 [tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tăng 16% so với cùng kỳ]. Trong khi đó, áp lực trích lập dự phòng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp đối với ACB do tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,7-0,8%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ACB quý 2/2022 dự kiến đạt 5.000 tỷ đồng [tăng 54% so với cùng kỳ].

Với BIDV, SSI kì vọng lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022 của BID ước tính đạt 5,5 nghìn tỷ đồng [tăng 18% so với cùng kỳ], nhờ hệ số LDR tăng lên [tăng trưởng tín dụng đạt 9-10% và tăng trưởng huy động là 2,6%] và chi phí tín dụng giảm. Chất lượng tài sản được kỳ vọng sẽ cải thiện, với nợ xấu ổn định và các khoản nợ tái cơ cấu Covid-19 giảm mạnh.

VietinBank [HoSE: CTG ], SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của CTG trong quý 2/2022 sẽ đạt 4,6 - 4,7 nghìn tỷ đồng [tăng 68% so với cùng kỳ]. SSI lưu ý rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ này là do mức cơ sở thấp trong quý 2 năm 2021.

HDBank [HoSE: HDB], tại thời điểm cuối quý 2/2022, tăng trưởng tín dụng và huy động tại HDB ở mức khá cao, lần lượt đạt 15% và 12% so với đầu năm, nhờ đó HDB đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng quý 2/2022 ước tính đạt 2,5 - 2,7 nghìn tỷ đồng.

Techcombank [HoSE: TCB ], theo SSI, TCB đã gần sử dụng hết hạn mức tín dụng kể từ quý 1/2022. Do đó, nhóm phân tích cho rằng Quý 2/2022 TCB sẽ phải xoay sở trong hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại là khá hạn chế. Hoạt động kinh doanh trái phiếu có khả năng không thuận lợi do giao dịch trên thị trường trầm lắng trong thời gian này. Tuy nhiên, do nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay có thể đã được điều chỉnh tăng đối với một số phân khúc để đảm bảo NII tăng trưởng khá. Ước tính TCB có thể đạt lợi nhuận trước thuế là 7-7,2 nghìn tỷ đồng [tăng 20% so với cùng kỳ] trong quý 2/2022.

MSB [HoSE: MSB ], SSI ước tính MSB có thể đạt 1.600 - 1.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 14% so với cùng kỳ 2021. Con số này giảm chủ yếu hơn 1.500 tỷ đồng phí trả trước của hợp đồng bancassurance độc quyền được ghi nhận trong quý II/2021

Cổ phiếu ngân hàng "dậy sóng"

Có thể thấy, những kỳ vọng tích cực về con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm của các ngân hàng đã "phản chiếu" lên nhóm cổ phiếu bank.

Phiên giao dịch gần đây nhất vào ngày 14/7, nhóm này trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán khi dẫn dắt và đóng góp tích cực nhất cho VN-Index. Đóng cửa, VN-Index tăng 8,25 điểm [0,07%] lên 1.182,17 điểm, HNX-Index tăng 3,39 điểm [1,2%] đạt 284,75 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm [0,11%0] đạt 87,19 điểm.

Trong đó, với 27 mã cổ phiếu ngân hàng thì chỉ có 3 mã đóng cửa ở giá đỏ với mức giảm rất nhẹ. VCB, CTG và VPB là những mã thuộc tốp cổ phiếu tác động tích cực nhất khi mang lại cho thị trường tới hơn 1,6 điểm.

Ngoài ra, STB, SHB và VPB gây chú ý mạnh khi đây là những mã có thanh khoản đạt gàn 10 triệu đơn vị.

Ở nhóm các cổ phiếu giữ giá tham chiếu, OCB và HDB đều nỗ lực khi đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên. OCB hôm nay chịu áp lực điều chỉnh vì một số nhà đầu tư chốt lời sau khi đã có 3 phiên tăng mạnh liên tiếp.

Ngoài giao dịch trên sàn tích cực, một số cổ phiếu ngân hàng còn ghi nhận lượng thỏa thuận với giá tốt như MBB của MB, CTG của VietinBank, SHB của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, VCB của Vietcombank hay MSB của Ngân hàng Hàng Hải. Trong đó, MBB, CTG và MSB đều xuất hiện các lệnh thỏa thuận giá trần.

Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến khó lường, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là những mã đầu tư trung và dài hạn được nhiều chuyên gia khuyến nghị vào thời điểm này.

Video liên quan

Chủ Đề