Top giá cổ phiếu petrolimex hôm nay năm 2022

Được thành lập từ năm 1956, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] là nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu lâu đời nhất và lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 50%.

Biến động trái chiều doanh thu và lợi nhuận

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I năm 2022 của tập đoàn Petrolimex cho thấy doanh thu trong quý I/2022 của Petrolimex lập đỉnh lịch sử ở mức 67.020 tỷ đồng, tăng 75,2% so với con số 38.247 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên giá vốn hàng bán của tập đoàn này cũng tăng vọt tương ứng, mức 64.242 tỷ đồng, tăng 84,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến lợi nhuận gộp trong quý I/2022 của ông lớn ngành phân phối xăng dầu đạt mức 2.777,5 tỷ đồng, giảm tới 18%.

Trong quý I/2022, chi phí tài chính của Petrolimex cũng tăng lên mốc 300 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng chủ yếu là lãi vay. Ngoài ra các khoản lỗ tại các công ty liên kết do Petrolimex đầu tư cũng lên tới 234 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021.

Lãi gộp giảm đồng thời chi phí tài chính và lỗ từ các công ty liên kết tăng mạnh khiến lợi nhuận trước thuế của tập đoàn xăng dầu này thâm hụt. Trong 3 tháng đầu năm 2022, con số lợi nhuận này của Petrolimex đạt mức 571 tỷ đồng, giảm 44% so với mức 1.013 tỷ đồng.

Vì sao lợi nhuận Petrolimex giảm dù doanh thu tăng mạnh?

Theo giải thích của công ty chứng khoán SSI, mặc dù doanh thu tăng mạnh 75% nhưng lợi nhuận trước thuế của Petrolimex giảm 44% so với cùng kỳ, chủ yếu là do mảng xăng dầu hoạt động kém hiệu quả do giá dầu biến động cao và nguồn cung đầu vào tại nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị gián đoạn.

Xem xét vị trí của Petrolimex trong chuỗi giá trị ngành xăng dầu sẽ hiểu rõ hơn vấn đề. Petrolimex đứng ở trung nguồn của chuỗi này. Đầu vào của Petrolimex là Tổng công ty hoá dầu Petrolimex [PLC] và Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn [BSR].

Chuỗi giá trị ngành xăng dầu tại Việt Nam

Lợi nhuận từ mảng xăng dầu của Petrolimex giảm đáng kể -88% so với cùng kỳ, đạt 72 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ của mảng xăng dầu tăng 10,4% trong quý I/2022. Trong đó sản lượng bán lẻ tăng 2,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chiếm khoảng 50% nguồn cung trong nước bất ngờ giảm công suất hoạt động từ 55%-80% vào cuối tháng 1 do các vấn đề tài chính.

Ngoài ra, giá dầu tăng cao dẫn đến tính trạng găm hàng tại một số cửa hàng bán lẻ. Là nhà phân phối xăng dầu lớn nhất tại thị trường nội địa, Petrolimex phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường trong nước. Do đó, công ty phải tăng tỷ trọng nhập khẩu đầu vào với giá giao ngay ở mức cao, khiến biên lợi nhuận của mảng xăng dầu sụt giảm trong quý I vừa qua.

Tuy nhiên điểm tích cực là lợi nhuận từ các mảng khác tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 499 tỷ đồng do mảng hóa dầu, vận tải và tài chính cải thiện.

Nguồn tin từ SSI cho biết tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu và lợi nhuận trong 5 tháng đầu năm 2022 của Petrolimex ước đạt lần lượt 4,9 triệu m3 và 1,3 nghìn tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 48,4% và 44% so với kế hoạch. Như vậy, con số lợi nhuận ước đạt 770 tỷ đồng trong tháng 4 và tháng 5, có dấu hiệu cải thiện đáng kể so với quý I vừa qua.

Trong khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động hoàn toàn ổn định, Petrolimex đã tăng sản lượng nhập khẩu từ 30% trước năm 2022 lên 54% trong 6 tháng đầu năm 2022 để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước. Do sản lượng nhập khẩu tăng lên trong quý II/2022 đã được kế hoạch trước, giá nhập khẩu sẽ cạnh tranh hơn so với giá giao ngay. Vì vậy điều này có thể` giúp cải thiện biên lợi nhuận của mảng xăng dầu so với quý I/2022.

Các bạn có biết cổ phiếu ngành xăng dầu hiện nay đang rất HOT không? Cho dù đầu tư trong chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn, các mã cổ phiếu ngành xăng dầu tại sao luôn là lựa chọn của đa số các nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn và dài hạn? Xem ngay bài viết này của Infina để biết các lý do tại sao nhé.

Cổ phiếu ngành xăng dầu Việt Nam được tác động tích cực từ thế giới

Các sự kiện thế giới và nhận định từ chuyên gia

Từ tháng 3, những căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine ngày một leo thang, một số nhà đầu tư vẫn có cái nhìn tiêu cực về thị trường thay vì lo sợ chiến tranh ảnh hưởng. Thực tế thị trường chứng khoán lúc đấy cũng có những phiên giảm điểm tương đối nhưng theo các chuyên gia phân tích, các tác động này chỉ ảnh hưởng ngắn hạn.

Thực tế, tác động trực tiếp lên ngành xăng dầu trên thị trường chứng khoán lại mang theo hiệu quả tích cực. Các chính sách cấm vận từ Mỹ, EU và chiến tranh đã dẫn đến sự khan hiếm năng lượng và đẩy giá dầu lên cao.

OPEC không tăng sản lượng dầu theo đề xuất của EU vào thị trường, dẫn đến các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ vận tải nhu cầu về dầu khiến cho giá dầu ngày càng tăng không tưởng.

Theo dự đoán của Goldman Sach, giá dầu trung bình sẽ đạt mức 100 USD/thùng trong năm 2022 và 105 USD vào năm 2023. Theo đánh giá chung, các tổ chức lớn trên thế giới dự báo nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu vẫn có thể tăng mạnh.

Thị trường trong nước

Giá xăng trong nước vẫn lập đỉnh gần 30.000 đồng/lít do cơ chế điều hành 10 ngày/chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu theo nghị định 95 vừa được áp dụng gần 4 tháng nay đang tiếp tục bộc lộ những bất cập. Cứ phải đợi 10 ngày nên khó tránh tại một số thời điểm phải đối diện với vòng luẩn quẩn “tăng thì thấy nhanh, giảm thì thấy chậm”.

Các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng khi chi phí giá dầu tăng. Ngoài các rủi ro cụ thể nói trên, rủi ro vĩ mô nhìn chung có thể gián tiếp ảnh hưởng đến đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.

Đại diện của HSC nhận định căng thẳng địa chính trị sẽ là vấn đề nóng kéo dài trong quý I và quý II, nhưng khi đầu tư cần nhìn một thị trường trong nền kinh tế tăng trưởng vững chắc trong 2-3 năm, từ đó nhìn nhận ngành được hưởng lợi như nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp, xuất khẩu dầu mỏ, cầu tiêu dùng tăng thì nhóm ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng.

Xem thêm: Vì sao nói cổ phiếu ngành bán lẻ là mỏ vàng trong chứng khoán năm 2022?

Trong tháng 03/2022, giá dầu thế giới từng lập đỉnh sát 130 USD/thùng, các mã cổ phiếu sau cũng đồng thời tăng giá:

  • Mã PLX [Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam] lên giá hơn 12%, từ 53.900 đồng lên 60.400 đồng/cổ phiếu
  • Mã PVS [Tổng công phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam] nhích nhẹ 5%, từ 27.300 đồng lên 28.700 đồng/cổ phiếu
  • Mã PVD [Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí] tăng gần 3%, từ 29.650 đồng lên 30.500 đồng/cổ phiếu
  • Mã OIL [Tổng công ty Dầu Việt Nam] tăng 4%, từ 17.100 đồng lên 17.800 đồng/cổ phiếu

Riêng mã PVT [Tổng công ty Vận tải Dầu khí] giảm khoảng 5%, từ 24.100 đồng xuống 23.000 đồng/cổ phiếu.

Hay nói cách khác, độ “nhạy” của giá cổ phiếu với giá dầu là rất cao.

App chứng khoán cho người mới bắt đầu

Tải Infina ngay tại đây!

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ. Đặc biệt khi bạn mở tài khoản chứng khoán lần đầu tiên, bạn sẽ nhận được các phần quà hấp dẫn như sau:

  • Mở tài khoản chứng khoán lô lẻ thành công: +10.000đ
  • Nạp tiền vào tài khoản chứng khoán: +10.000đ
  • Mua cổ phiếu thành công lần đầu tiên: +30.000đ

Còn chần chừ gì nữa mà không tải app Infina ngay và trải nghiệm đầu tư chứng khoán chỉ từ 10.000đ thôi nào!

Các mã cổ phiếu ngành xăng dầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Danh sách mã cổ phiếu ngành xăng dầu trên sàn HNX

  • PVB – Công ty Cổ phần Bọc Ống Dầu khí Việt Nam
  • PVS – Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
  • PVC – Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí
  • TMC – CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức
  • PVG – CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam
  • PGC – CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị

Xem thêm: TOP 6 cổ phiếu ngành dược tiềm năng trong năm 2022

Danh sách mã cổ phiếu ngành xăng dầu trên sàn HOSE

  • GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam
  • PVD – Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí
  • PLX – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
  • PGC – Tổng Công ty Gas Petrolimex
  • CNG – CTCP CNG Việt Nam
  • ASP – CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha
  • PGD – CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam
  • PIT – CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex
  • TDH – CTCP Đầu tư TDG GLOBAL
  • PET – Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí

Danh sách mã cổ phiếu ngành xăng dầu trên sàn UPCOM

  • BSR – Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn
  • PVT – Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí
  • OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam
  • PEQ – Công ty Cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex
  • PVE – Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí
  • PVP – Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương
  • TOS – Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng
  • POS – CTCP Công trình Dầu khí biển PTSC

TOP 5 mã cổ phiếu xăng dầu tiềm năng trong năm 2022

PVS – Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam được thành lập từ năm 1993. Doanh nghiệp hoạt chủ yếu trên lĩnh vực dầu khí. Mã cổ phiếu hiện nay của công ty là PVS. PVS được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX từ năm 2007.

Nhận định:

  • Kho nổi là lĩnh vực mang về lợi nhuận và giúp doanh nghiệp duy trình mức tăng trưởng nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh của PVS.
  • Sau khi ký kết với MOU với CTCP Phát triển điện gió La Gàn, PVS càng có nhiều tiềm năng phát triển nguồn năng lượng mới trong tương lai.
  • Theo dự đoán từ năm 2022 trở đi doanh nghiệp sẽ góp mặt vào nhiều dự án lớn nhỏ trong ngành dầu khí, giữ vững phong độ kinh doanh.

PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là đơn vị phân phối và kinh doanh xăng dầu số một tại Việt Nam. Kể từ sau đại dịch vừa qua, tình hình kinh doanh của tập đoàn đã phần nào được kiểm soát. Gần đây với nhu cầu di chuyển, xăng dầu nội địa tăng lên nên PLX đã được phục hồi mạnh mẽ trong thị trường này.

Mã cổ phiếu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là lựa chọn an toàn dành cho những nhà đầu tư có hoạch định ngắn hạn và trung hạn. Mã cổ phiếu PLX cũng là cổ phiếu bluechip.

Nhận định:

  • Dự kiến trong tương lai PLX sẽ mở thêm 100 cửa hàng xăng dầu mới, nâng cao năng lực kinh doanh, cải thiện doanh số.
  • Có nhiều phi vụ thoái vốn khỏi các đơn vị ngoài ngành hấp dẫn.
  • Dự kiến giá dầu sắp tới tăng vượt 100 USD, như vậy PLX càng được lợi.
  • Lãi ròng 2021 của tập đoàn cao gấp 3 lần so với 2020, đây là tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư.

BSR – Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn

Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mã cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM vào năm 2018 và lấy tên giao dịch là BSR.

Nhận định:

Hiện nay, dầu mỏ đang là chủ đề nóng và có nhu cầu cao, hồi phục từ sau đại dịch Covid-19 nên ta cũng có thể thấy được tiềm năng khi đầu tư vào mã cổ phiếu này.

OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam

Tổng công ty Dầu Việt Nam là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô, chế biến và phân phối các sản phẩm về dầu.

Nhận định:

  • Trong tương lai, công ty sẽ mở thêm 200 trạm xăng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tiến xa hơn nữa.
  • Nếu so sánh với PLX thì OIL chỉ thua với PLX về thị phần trên thị trường.
  • Nếu giá dầu thế giới tăng cao thì cổ phiếu OIL cũng được hưởng lợi nhiều.

GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam

GAS là mã cổ phiếu ngành dầu khí bluechip, thuộc VN30. Mặc dù thời gian vừa qua tình hình sản xuất và kinh doanh chưa thực sự khả quan nhưng nếu mục tiêu đầu tư ngắn hạn thì bạn nên thử. Bởi vì mã cổ phiếu này có tiềm năng sẽ tăng trưởng mạnh nhờ giá dầu và năng lực cấp khí ổn định.

Nhận định:

  • GAS hưởng lợi nhiều từ việc giá dầu tăng sẽ khép theo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh dài hạn.
  • Vận hành dự án Nam Côn Sơn 2 ổn định sẽ giúp những khách hàng khu vực Đông Nam Bộ tăng sản lượng vượt trội.
  • Theo dự báo, từ năm 2022 mã cổ phiếu GAS sẽ tăng trưởng nhiều hơn nhờ những dự án mới.

Có nên đầu tư cổ phiếu xăng dầu?

Dự đoán sản lượng tiêu thụ xăng dầu

  • Về nhận định chung, giá cổ phiếu xăng dầu Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ các tác động thế giới
  • Giá dầu thế giới trung bình 100 USD/thùng và sẽ duy trì mức khi diễn biến căng thẳng chính trị vẫn còn. Các Doanh nghiệp sản xuất xăng dầu chỉ cần duy trì 60 USD là đã có lời
  • Các dự án nội địa của các công ty ngành xăng dầu trong nước được đầu tư và mở rộng như: Dự án nhà máy hóa dầu Long Sơn, nhà máy điện khí Nhơn Trạch, nâng cấp mở rộng nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn.

Tóm lại đối với các nhà đầu tư thuộc trường phái trung và dài hạn thì dầu vẫn là kênh đầu tư cực kì tiềm năng trong năm 2022. Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, ưa thích khẩu vị mạo hiểm có thể theo dõi và cập nhật những biến động và điều chỉnh của giá cổ phiếu xăng dầu để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Infina đã tổng hợp những thông tin cũng như nhận định về các cổ phiếu ngành xăng dầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường hiện tại và sẽ có những kết quả đầu tư thật tốt.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

Video liên quan

Chủ Đề