Top giá cổ phiếu tập đoàn cao su việt nam năm 2022

Thứ sáu, Ngày 08/09/2017

ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: Số 6 Bà Huyện Thanh Quan, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 08049558 - Fax: 08049585

Website:www.cmsc.gov.vn

Email:

Giấy phép: Số 132/GP-TTĐT ngày 26/7/2019

Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp" hoặc

"cmsc.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này

Năm 2022, Tập đoàn Cao su Việt Nam đặt kế hoạch đạt doanh thu 29.700 tỷ đồng, tăng 12,34% so với thực hiện năm 2021, tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận sau thuế lại dự kiến đi ngang, đạt 5.340 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP [mã GVR] vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông [ĐHĐCĐ] thường niên dự kiến tổ chức vào ngày 17/6 tới.

Theo tờ trình, năm 2022, GVR đặt mục tiêu đạt doanh thu và thu nhập khác 29.707 tỷ đồng, tăng 4,79% so với thực hiện cả năm 2021. Tuy nhiên, tập đoàn đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế [LNST] chỉ tương đương với năm 2021, đạt 5.340 tỷ đồng.

Trong đó, LNST của công ty mẹ dự kiến đạt 2.300 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,46% so với năm ngoái. Với mức LNST này, GVR dự kiến dành 2.000 tỷ đồng trả cổ tức năm 2022, tương đương khoảng 5% vốn điều lệ. 300 tỷ đồng còn lại sẽ được trích lập các quỹ theo quy định.

Cũng tại đại hội tới, GVR dự kiến trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2021 với giá trị khoảng 1.640 tỷ đồng, tương đương 4,1% vốn điều lệ. Trước đó, theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2021, tập đoàn đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2021 là 6% vốn điều lệ, tương ứng 2.400 tỷ đồng.

Về định hướng hoạt động năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, năm nay được dự báo là một năm tiếp tục đầy khó khăn, thách thức nhất là đối với lĩnh vực cao su, ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất tập đoàn do giá bán mủ tuy có tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp.

Ở lĩnh vực gỗ, sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Lĩnh vực bất động sản của tập đoàn gặp khó khăn về việc phát triển khu công nghiệp, cơ chế thuê đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng chưa thuận lợi.

Ngoài ra, tập đoàn cho rằng rủi ro do dịch bệnh COVID-19; cuộc chiến thương mại/tiền tệ giữa các nước lớn, đặc biệt là xung đột quân sự Nga và Ukraine khiến lạm phát và chi phí sản xuất tăng cao,... sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tập đoàn trong năm 2022.

Để hoàn thành kế hoạch năm 2022, GVR dự kiến tập trung vào một số nhiệm vụ chính. Thứ nhất là hoàn thành việc trình và phê duyệt tăng vốn điều lệ cho các công ty TNHH MTV cao su.

Thứ hai, hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn diện tập đoàn sau cổ phần hóa, trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su...

Cổ đông Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thông qua kế hoạch lãi trước thuế 2022 chỉ tăng nhẹ 4% so với năm trước [đạt 6.480 tỉ đồng] - Ảnh: BÔNG MAI

Tại đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa diễn ra vào hôm nay 17-6, ông Lê Thanh Hưng - thành viên hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam [mã chứng khoán GVR] - cho biết dù đối mặt với năm 2021 đầy thách thức, nhưng tập đoàn ghi nhận kết quả khả quan.

Cụ thể, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm qua đạt hơn 28.350 tỉ đồng và hơn 6.210 tỉ đồng, lần lượt vượt 5% và 9% kế hoạch. Với kết quả trên, tập đoàn đã nộp ngân sách nhà nước 3.200 tỉ đồng.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng, tập đoàn vẫn đảm bảo an toàn và việc làm cho gần 85.000 người lao động. Riêng năm 2021, thu nhập của người lao động trong toàn ngành ước đạt hơn 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với năm trước.

Thông qua đại hội, các cổ đông thống nhất kế hoạch năm 2022 đạt doanh thu và thu nhập khác hơn 29.700 tỉ đồng, lãi trước thuế 6.480 tỉ đồng, tương đương nhích nhẹ 5% và 4% so với mức thực hiện năm trước.

Trả lời chất vấn về việc vì sao kế hoạch lợi nhuận 2022 đi ngang, ông Phạm Văn Thành - thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn - cho biết ngoài các mảng cốt lõi như đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..., hiện cao su vẫn là mảng đóng tỉ trọng lợi nhuận cao nhất với trên 50%.

Mặc dù năm 2022 thời tiết thuận lợi hơn năm trước, giúp sản lượng mủ cao su có thể gia tăng, nhưng tập đoàn vẫn bị áp lực vì chi phí điện tăng, chi phí phân bón tăng gấp đôi. Dự kiến vào tháng 7 tới tập đoàn cũng điều chỉnh tăng thu nhập cho người lao động.

Hiện tập đoàn có khoảng 400.000ha, bao gồm 115.000ha ở nước ngoài [ở Campuchia khoảng 90ha, còn lại ở Lào]. Trong nước, Đông Nam Bộ vẫn là khu vực lớn nhất với khoảng 160.000ha, tiếp đến là Tây Nguyên, miền Trung, miền núi phía Bắc.

2022 vẫn là năm đầy thách thức với ngành cao su - Ảnh: BÔNG MAI

Dù định hướng phát triển đến năm 2025 là tập trung phát triển khu công nghiệp, nhưng ông Thành cho biết hiện tại vẫn gặp vướng mắc nhiều vấn đề liên quan đến đất đai. Trong trường hợp các vấn đề được tháo gỡ sớm thì kết quả kinh doanh năm nay sẽ cao hơn kế hoạch đề ra.

Theo Luật đầu tư và Luật đất đai, khu công nghiệp là đối tượng không phải đấu giá đất, Nhà nước sẽ thu lại và giao cho chủ đầu tư. Nhưng trên thực tế, một số địa phương vẫn khá e dè giao đất cho khu công nghiệp. Do đó, kỳ vọng sau khi Luật đất đai sửa đổi được ban hành thì mọi chuyện sẽ diễn biến tốt hơn.

Trước chất vấn vì sao cổ tức năm 2021 hạ xuống còn 4,1%, ông Thành cho biết nếu tập đoàn dồn lực để chia cổ tức vẫn đủ, nhưng tập đoàn cần tiền để triển khai dự án khu công nghiệp tại Tây Ninh với vai trò chủ đầu tư.

Liên quan đến vấn đề đất đai ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, theo đại diện tập đoàn, hiện tại các vấn đề đã được tháo gỡ, dự kiến trong quý 3 tới sẽ được giao đất để triển khai giai đoạn hai.

Ngoài sản xuất kinh doanh, tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đề án tái cơ cấu tập đoàn sau cổ phần hóa đến năm 2025. Cuối năm trước tập đoàn đã bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần công ty mẹ - tập đoàn cùng 20 công ty TNHH MTV cao su, 4 đơn vị sự nghiệp, được lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ghi nhận.

Trong năm nếu công ty mẹ và các công ty thành viên tiếp tục thoái vốn thành công thì lợi nhuận đạt khoảng 500-600 tỉ đồng, chiếm 15% lợi nhuận đề ra.

Tuy nhiên, "nếu thủ tục xong nhưng thị trường không tốt thì hiệu quả thoái vốn không cao", ông Thành nói, cho biết tập đoàn sẽ chọn thời điểm thoái vốn phù hợp, "để đạt hiệu quả cao nhất".

Trong bối cảnh thị trường chung lao dốc, hiện tại mã chứng khoán GVR đang giao dịch quanh mốc 22.550 đồng/cổ phiếu, giảm gần 9% trong vòng một tuần nay.

Cổ phiếu của HAGL Agrico tiếp tục bị duy trì diện cảnh báo

BÔNG MAI

Video liên quan

Chủ Đề