Top quân sự thế giới 2022

Mới đây chuyên trang quân sự Global Firepower vừa cho cập nhật bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2021 đối với 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó top 50 quân đội mạnh nhất có nhiều sự thay đổi so với năm ngoái.

Cũng theo Global Firepower, đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn đến chi tiêu quốc phòng của nhiều quốc gia, ngay cả các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Bảng xếp hạng của Global Firepower sử dụng hơn 50 yếu tố riêng lẻ để xác định điểm số Power Index [Pwr Index] của một quốc gia theo các tiêu chí từ sức mạnh quân sự và tài chính đến khả năng hậu cần và địa lý. Điểm Pwr Index hoàn hảo là 0,0000, trên thực tế không có quốc gia nào đáp ứng đạt được thang điểm tuyệt đối của Global Firepower.

1. Mỹ: Chỉ số sức mạnh 0,0718 [giảm hơn so với năm 2020 - 0,0606]. Quy mô lực lượng vũ trang của nước Mỹ khoảng 2.245.500 quân, trong đó có 860.500 quân dự bị. Về kho vũ khí, Mỹ có trong biên chế 1.956 chiến đấu cơ các loại, xe tăng chiến đấu chủ lực 6.100 chiếc, số tàu chiến vào khoảng 490 chiếc.

Mỹ vẫn là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới trong bảng xếp hạng của Global Firepower. [Ảnh: Pinterest]

2. Nga: Chỉ số sức mạnh 0,0791 [2020 - 0,0681]. Các lực lượng vũ trang Nga có biên chế thường trực khoảng hơn 1.000.000 quân nhưng lực lượng dự bị lại gần 2.000.000 người. Tổng số máy bay chiến đấu của Nga 789 chiếc, xe tăng chiến đấu chủ lực gần 13.000 chiếc, hải quân có hơn 600 tàu chiến các loại.

3. Trung Quốc: Chỉ số sức mạnh 0,0854 [giảm sâu so với năm 2020 - 0,0691]. Lực lượng vũ trang thường trực 2.185.000 quân, dự bị động viên 510.000. Tổng số chiến đấu cơ 1.200, xe tăng chiến đấu 3.200, số tàu chiến 777.

4. Ấn Độ: Chỉ số sức mạnh 0,1207 [2020 - 0,0953]. Lực lượng thường trực 1.44.000, dự bị động viên 1.155.000. Tổng số chiến đấu cơ 542, xe tăng chiến đấu 4.730, số tàu chiến 285.

5. Nhật Bản: Chỉ số sức mạnh 0,1599 - [2020 - 0,1441]. Lực lượng thường trực 250.000, dự bị động viên 55.000. Tổng số máy bay chiến đấu 256, xe tăng 1.004. Số tàu chiến 155.

6. Hàn Quốc: Chỉ số sức mạnh 0,1612 – [2020 - 0,1488]. Lực lượng thường trực 600.000, dự bị động viên 3.000.000. Tổng số máy bay chiến đấu 402, xe tăng 2.600. Số tàu chiến 234.

7. Pháp: Chỉ số sức mạnh 0,1681 – [2020 - 0,1702]. Lực lượng thường trực 270.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 269, xe tăng 406. Số tàu chiến 180.

8. Anh: Chỉ số sức mạnh 0,1997 – [2020 - 0,1768]. Lực lượng thường trực 195.000, dự bị động viên 80.000. Tổng số máy bay chiến đấu 119, xe tăng 109. Số tàu chiến 88.

9. Brazil: Chỉ số sức mạnh 0.2026 – [tăng một bậc so với 2020 - 0,1988]. Lực lượng thường trực 334.500, dự bị động viên 1.340.000. Tổng số máy bay chiến đấu 43, xe tăng 439. Số tàu chiến 112.

10. Pakistan: Chỉ số sức mạnh 0,2073 – [tăng 5 bậc so với năm 2020 - 0,2364]. Lực lượng thường trực 654.000, dự bị động viên 550.000. Tổng số máy bay chiến đấu 357, xe tăng 2.680. Số tàu chiến 100.

11. Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ số sức mạnh 0,2109 – [tăng 2 bậc so với năm 2020 - 0,2189]. Lực lượng thường trực 355.000, dự bị động viên 380.000. Tổng số máy bay chiến đấu 206, xe tăng 3.045. Số tàu chiến 149.

12. Italy: Chỉ số sức mạnh 0,2127 – [giảm một bậc so với năm 2020 - 0,2093]. Lực lượng thường trực 175.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 92, xe tăng 200. Số tàu chiến 249.

13. Ai Cập: Chỉ số sức mạnh 0,2216 – [giảm 4 bậc so với năm 2020 - 0,1889]. Lực lượng thường trực 450.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 250, xe tăng 3.735. Số tàu chiến 316.

14. Iran: Chỉ số sức mạnh 0,2511 – [2020 - 0,2282]. Lực lượng thường trực 525.000, dự bị động viên 350.000. Tổng số máy bay chiến đấu 161, xe tăng 3.709. Số tàu chiến 398.

15. Đức: Chỉ số sức mạnh 0,2519 – [giảm 2 bậc so với 2020 - 0,2186]. Lực lượng thường trực 185.000, dự bị động viên 30.000. Tổng số máy bay chiến đấu 137, xe tăng 244. Số tàu chiến 80.

16. Indonesia: Chỉ số sức mạnh 0,2684 – [2020 - 0,2544]. Lực lượng thường trực 400.000, dự bị động viên 400.000. Tổng số máy bay chiến đấu 41, xe tăng 332. Số tàu chiến 282.

Indonesia hiện là quốc gia có tiềm lực quân sự đứng đầu ở Đông Nam Á. [Ảnh: Nikkei Asia]

17. Saudi Arabia: Chỉ số sức mạnh 0,3231 – [2020 - 0,2973]. Lực lượng thường trực 505.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 279, xe tăng 1.062. Số tàu chiến 55.

18. Tây Ban Nha: Chỉ số sức mạnh 0,3257 – [tăng 2 bậc so với 2020 - 0,3321]. Lực lượng thường trực 125.000, dự bị động viên 15.000. Tổng số máy bay chiến đấu 140, xe tăng 327. Số tàu chiến 77.

19. Australia: Chỉ số sức mạnh 0,3378 – [2020 - 0,3225]. Lực lượng thường trực 60.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 59. Số tàu chiến 48.

20. Israel: Chỉ số sức mạnh 0,3464 – [giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3111]. Lực lượng thường trực 170.000, dự bị động viên 465.000. Tổng số máy bay chiến đấu 241, xe tăng 1.650. Số tàu chiến 65.

21. Canada: Chỉ số sức mạnh 0,3956 – [tăng 3 bậc so với 2020 - 0,3712]. Lực lượng thường trực 72.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 62, xe tăng 82. Số tàu chiến 64.

22. Đài Loan: Chỉ số sức mạnh 0,4154 – [tăng 4 bậc so với 2020]. Lực lượng thường trực 165.000, dự bị động viên 1.655.000. Tổng số máy bay chiến đấu 288, xe tăng 1.160. Số tàu chiến 117.

23. Ba Lan: Chỉ số sức mạnh 0,4187 – [giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3397]. Lực lượng thường trực 120.000. Tổng số máy bay chiến đấu 91, xe tăng 863. Số tàu chiến 87.

24. Việt Nam: Chỉ số sức mạnh 0,4189 – [giảm 2 bậc so với 2020 - 0,3559]. Lực lượng thường trực 482.500. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 2.155. Số tàu chiến 65.

25. Ukraine: Chỉ số sức mạnh 0,4396 – [tăng 2 bậc so với 2020 - 0,4457]. Lực lượng thường trực 255.000, dự bị động viên 900.000. Tổng số máy bay chiến đấu 42, xe tăng 2.430. Số tàu chiến 25.

Trà Khánh[Nguồn: Global Firepower]

Danh sách top 10 lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, theo Global Firepower. Ảnh: Yuri Smityuk/TASS

Sau "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine, nhiều người đã bày tỏ mối quan tâm đến các lực lượng quân sự hùng mạnh trên toàn thế giới.

Theo số liệu công bố từ Global Firepower [Hỏa lực toàn cầu], danh sách bao gồm những quốc gia có lực lượng quân đội mạnh nhất. Cuộc khảo soát quốc phòng hàng năm của 140 quốc gia cho thấy Mỹ đứng đầu, Nga theo sát phía sau.

Được biết, dữ liệu được xây dựng từ "hơn 50 yếu tố khác nhau của từng đội quân, từ sức mạnh quân sự, tài chính đến khả năng hậu cần..."

Mỹ đứng ở vị trí đầu tiên với chỉ số sức mạnh là 0,0453, không có gì ngạc nhiên khi nước này có ngân sách quốc phòng khổng lồ lên tới 700 tỷ USD vào năm 2020, theo báo cáo của HITC.com.

Trong khi đó, Nga được chấm 0,0501 và được cho là có khoảng 900.000 quân nhân tại ngũ.

Lực lượng quân sự của Trung Quốc ước tính có khoảng 2 triệu quân nhân đang hoạt động và đứng ở vị trí thứ ba.

Vương quốc Anh được xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách. Brazil chỉ lọt vào top 10, trong khi Ukraine xếp thứ 22.

Theo danh sách của Global Firepower, điểm số hoàn hảo là 0,0000. Dưới đây là các quốc gia được xếp hạng trong top 10.

1. Mỹ - 0,0453

2. Nga - 0,0501

3. Trung Quốc - 0,0511

4. Ấn Độ - 0,0979

5. Nhật Bản - 0,1195

6. Hàn Quốc - 0,1195

7. Pháp - 0,1283

8. Vương quốc Anh - 0,1382

9. Pakistan - 0,1572

10. Brazil - 0,1695

WDMMA là trang web theo dõi 98 quốc gia và vùng lãnh thổ, 124 lực lượng không quân [gồm cả các đơn vị không quân của lục quân, hải quân và thủy quân lục chiến, nếu có] với tổng số 47.840 máy bay.

Để đánh giá tổng quan khả năng chiến đấu của nhiều lực lượng không quân khác nhau trên khắp thế giới và dựa vào đó để xếp hạng, WDMMA sử dụng một công thức tính điểm gọi là TvR, cho phép đánh giá sức mạnh chiến đấu tổng thể của lực lượng không quân các nước dựa trên các yếu tố, như: Hiện đại hóa, năng lực tấn công, năng lực phòng thủ...

Theo phương pháp này, lực lượng không quân chiến thuật của một quốc gia được đánh giá không chỉ phụ thuộc vào số lượng máy bay mà còn bao gồm cả chất lượng và sự đa dạng hóa trong kho vũ khí của nước đó.

Không quân Ấn Độ nằm trong tốp 10 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Ảnh:adda247.com

Điều thú vị trong bảng xếp hạng của WDMMA năm 2022 theo công thức tính điểm TvR là hai vị trí dẫn đầu thuộc về không quân Mỹ và hải quân Mỹ, tiếp đó lần lượt là không quân Nga, không quân lục quân Mỹ, không quân thủy quân lục chiến Mỹ, không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc...

Theo bảng xếp hạng trên, không quân Mỹ có điểm TvR cao nhất với 242,9 điểm. Tính đến cuối năm 2021, không quân Mỹ có 5.217 máy bay đang hoạt động, trở thành đội bay lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất và mạnh nhất thế giới.

Trong số đó không quân Mỹ có 2.740 máy bay chiến đấu, 744 máy bay đặc nhiệm, 627 máy bay tiếp dầu, 982 máy bay vận tải... Nếu tính cả số lượng máy bay của hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ, tổng số máy bay quân sự hiện có của Mỹ là 13.247 chiếc. Con số này lớn hơn nhiều so với tổng số máy bay của 5 quốc gia tiếp theo cộng lại.

Trong khi đó, không quân Nga có điểm TvR là 114,2 đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Không quân Nga sở hữu 3.829 máy bay quân sự, nếu tính thêm 310 máy bay của hải quân, nước này hiện có 4.139 máy bay quân sự.

Trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh không quân của Liên Xô có thể sánh ngang với Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã và Liên bang Nga được thành lập, ngân sách dành cho lực lượng không quân giảm đáng kể. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, không quân Nga đã không ngừng cải tiến và giữ vững quyền kiểm soát vị trí của mình trong bảng xếp hạng của WDMMA.

Với điểm TvR là 69,4, không quân Ấn Độ được WDMMA xếp thứ 6 với tổng cộng 1.645 máy bay chiến đấu. Theo trang web adda247.com, không quân Ấn Độ được thành lập vào ngày 8-10-1932. Vào ngày 1-4-1933, không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Không quân Ấn Độ từng tham gia các chiến dịch lớn như Vijay, Meghdoot, Chiến dịch Xương rồng và Chiến dịch Poomalai. Nhiệm vụ của không quân Ấn Độ được xác định theo Luật Lực lượng vũ trang năm 1947, Hiến pháp Ấn Độ và Luật Không quân năm 1950.

Ở Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ giữ chức Tư lệnh Tối cao của không quân Ấn Độ và chức vụ này hiện do Tổng thống Ram Nath Kovind đảm nhận. Không quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ không phận nước này, tham gia các hoạt động sơ tán, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và phản ứng nhanh.

Không quân Ấn Độ từng tham gia một số hoạt động cứu trợ trong các đợt thiên tai, như: Cơn bão Gujarat năm 1998, động đất gây sóng thần năm 2004, lũ lụt ở Bắc Ấn Độ năm 2013 và Chiến dịch Cầu vồng ở Sri Lanka.

So với không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nhiều máy bay chiến đấu hơn [2.040 chiếc], nhưng tính theo điểm TvR thì lại có số điểm thấp hơn [63,8]. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản [58,1], không quân Israel [58] và không quân Pháp [56,3], Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh [55,3]... WDMMA cho biết, công thức TvR vẫn đang được tiến hành liên tục và trang web này sẽ đánh giá lại khi cần thiết.

PHƯƠNG VŨ

Video liên quan

Chủ Đề