Trái cảnh là gì

Đau ngực trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đôi khi chứng bệnh xuất hiện, thuyên giảm và lặp lại khiến bệnh nhân lơ là, chủ quan. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Vậy đau ngực trái có thể cảnh báo những bệnh gì, nguyên nhân do đâu?

1. Lý giải nguyên nhân đau nhói ngực trái

Chứng đau ngực trái thực chất không phải là một bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể kể đến:

- Đau nhói ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch:

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân đau tức ngực trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể là một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ, bệnh van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim,… đều có triệu chứng đau nhói ngực trái từ ban đầu.

Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí sau xương ức rồi lan qua trái hoặc cả 2 bên ngực, đôi khi có thể lan đến các bộ phận trên cơ thể như tay, chân,… khi vận động mạnh, gây mất sức. Nếu nhận thấy dấu hiệu đau ngực trái kéo dài khoảng 30 phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần lưu ý và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, hạn chế hệ lụy nghiêm trọng.

Nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch có thể đi kèm dấu hiệu đau ngực trái

Bên cạnh đó, nhịp tim bình thường ở người trưởng thành là 60 - 70 lần/phút. Tuy nhiên, khi các xung động dẫn truyền bị rối sẽ dẫn đến tình trạng các buồng tim co bóp không theo tuần tự nhất định, gây ra chứng loạn nhịp tim. Bệnh ở mức độ nhẹ thường không gây triệu chứng; khi trở nặng có thể gây đau nhói ngực trái kèm theo cảm giác hụt hợt, khó thở.

- Triệu chứng đau ngực trái cảnh báo bệnh đường tiêu hóa:

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đau tức ở vùng ngực, thì rất có thể nguyên nhân đến từ các chứng bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm dạ dày, viêm thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản,… Người bệnh thường có cảm giác bức bối, khó thở, đau từ vùng bụng trên lan lên đến ngực. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ ngủ hoặc liên quan đến việc ăn uống, đi kèm các triệu chứng rối loạn khác tiêu hóa khác ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,…

- Chứng đau ngực trái cảnh giác với viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực:

Triệu chứng đau nhói ngực trái liên quan đến viêm cơ sụn, thường gây cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, đau khi ấn vào vùng bị viêm, tăng lên khi vận động mạnh.

- Chứng đau ngực trái liên quan bệnh lý về phổi:

Khi mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi,... có thể gây ra các triệu chứng trong đó có đau ngực trái.

- Đau ngực trái liên quan đến tâm lý:

Nhiều người cho rằng đau nhói ngực trái chỉ liên quan đến bệnh tim mạch, đường tiêu hóa, rối loạn nhịp tim hay viêm cơ sụn,… Tuy nhiên, trên thực tế có thể là dấu hiệu do tâm lý gây nên. Tình trạng lo âu, lo sợ, căng thẳng, trầm cảm kéo dài,… là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, mất ngủ, tâm lý hoang mang là không thể không kể đến chứng đau tức ngực trái.

2. Phải làm gì khi xảy ra các cơn đau thắt ngực trái?

Trong một số trường hợp đau thắt ngực trái xảy ra do luyện tập, lao động quá sức hay do xúc động mạnh thì triệu chứng có thể biến mất không lâu sau đó khi bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, đối với người bệnh mạch vành, nếu cơn đau tức ngực với xu hướng lan tỏa kèm theo các biểu hiện đổ nhiều mồ hôi, khó thở, đầu óc choáng váng, buồn nôn thì cần thực hiện theo các bước sau:

- Ngay lập tức ngừng mọi hoạt động đang làm, có thể đứng yên, ngồi xuống hoặc nằm yên nghỉ ngơi.

- Dùng thuốc trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc.

- Nếu nhận thấy cơn đau không những không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Bệnh nhân đau ngực trái cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám

3. Một số biện pháp phòng ngừa chứng bệnh đau ngực trái hiệu quả tại nhà

Thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ:

Người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau tức ngực bằng việc duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học, cụ thể là:

- Ngưng hẳn hoặc hạn chế sử dụng bia, rượu, cà phê, các chất kích thích, hút thuốc lá,…

- Tránh làm việc quá sức, hay lo âu, căng thẳng,… Thay vào đó, bạn nên giữ tâm trạng tươi vui, lạc quan, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

- Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc [7 - 8 tiếng/ngày].

- Tích cực luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 3 lần/ tuần với thời gian khoảng 30 - 40 phút mỗi lần. Một số bộ môn như bơi, ngồi thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe,… là những gợi ý hay dành cho bạn, tránh các bài tập mạnh, có tính chất thi đấu.

Việc tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe là điều hết sức cần thiết, giúp đẩy lùi bệnh đau thắt ngực trái hiệu quả

- Chú ý tư thế ngồi, đứng, nằm, làm việc,…

- Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh, hạn chế tắm khuya.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

- Không nên lạm dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như các loại thịt hun khói, đồ chiên rán, nội tạng động vật,…]. Đặc biệt, những bệnh nhân tức ngực khó thở do bệnh tim mạch, huyết áp cao nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột.

- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như cải, súp lơ, bina,… trong thực đơn hằng ngày.

- Nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc, hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó,…

Bệnh nhân hay đau tức ngực nên chú trọng bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn hằng ngày

Như đã chia sẻ, đau ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim, bệnh về đường tiêu hóa, viêm cơ sụn,… Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu đau nhói, tức ngực trái kéo dài, bạn nên đến các cơ sở bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

Để được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe hoặc các dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC, xin quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 565656 để được tư vấn.

Đối lập lại từ đồng nghĩa là từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa được sử dụng rất phổ biến trong văn học cũng như trong lời nói hàng ngày. Để giúp bạn hiểu thêm về từ trái nghĩa, chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc từ trái nghĩa là gì, cách phân loại, cách sử dụng từ trái nghĩa qua nội dung bài viết ngay sau đây.

Từ trái nghĩa là gì?

Chúng ta thường xuyên bắt gặp các từ như: cao – thấp, già – trẻ, khỏe – yếu,…để miêu tả hoặc chỉ tính chất của người hoặc vật. Và đây chính là các cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa được dùng là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa.

Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao – Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Một câu thơ đưa từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.

Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười”.

Có thể thấy các cặp từ: bé – xinh; Đẹp – lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

Từ trái nghĩa có mấy loại?

Ở phần trên chúng ta đã được giải thích từ trái nghĩa là gì? Vậy từ trái nghĩa có mấy loại?

Hiện nay, từ trái nghĩa được chia làm hai loại như sau:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Như vậy, từ trái nghĩa có hai loại nêu trên. Để sử dụng chính xác các từ trái nghĩa cùng theo dõi nội dung dưới đây những trường hợp nên dùng từ trái nghĩa nhé.

Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa

Nội dung liên quan đến từ trái nghĩa là gì, việc xác định những cặp từ trái nghĩa cũng rất quan trọng. Việc xác định không quá phức tạp, tuy nhiên chúng cũng được phân định dựa trên các tiêu chí như sau:

– Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ như: Người xinh – người xấu, quả đào ngon – quả đào dở, no bụng đói con mắt…

– Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không.

Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ: Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông. Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

– Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau

– Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…

Ví dụ : Với từ  “nhạt” : [Muối] nhạt trái với mặn : cơ sở chung là “độ mặn”; [Đường ] nhạt trái với ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt”; [Tình cảm] nhạt ngược với đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”; [Màu áo] nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

Cách sử dụng từ trái nghĩa cho hợp lý

Không phải trường hợp nào ta cũng nên sử dụng từ trái nghĩa mà phải dùng loại từ này thích hợp để tạo sự cân đối trong văn viết hoặc văn nói. Vậy cách sử dụng từ trái nghĩa là gì?

Thứ nhất: Bạn muốn tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước. Hoặc câu “Mất lòng trước, được lòng sau”.

Thứ hai: Dùng từ trái nghĩa để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

Thứ ba: Từ trái nghĩa để tạo sự cân đối, ấn tượng

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ như: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Một số thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu: Lên voi xuống chó; Lá lành đùm lá rách; Đầu voi đuôi chuột; Đi ngược về xuôi; Trước lạ sau quen; Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Thất bại là mẹ thành công; Có mới nới cũ; Bán anh em xa mua láng giềng gần; Chết vinh còn hơn sống nhục; Kính trên nhường dưới; Cá lớn nuốt cá bé; Khôn ba năm, dại một giờ; Mềm nắn rắn buông; Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau…

Trên đây người viết đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về từ trái nghĩa là gì, phân loại và cách sử dụng từ trái nghĩa cho hợp lý. Đây là một trong những loại từ cơ bản trong Tiếng Việt và sử dụng rất phổ biến nên bạn đọc cần sử dụng chúng đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp lời văn trở nên sáng tạo hơn, hay hơn.

Video liên quan

Chủ Đề