Trần Bá Dương giàu thứ máy Việt Nam

Hồi đầu tháng 4/2021, Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2021 và Việt Nam có 6 đại diện góp mặt. Ở thời điểm đó, tổng tài sản của các tỷ phú Việt đạt 16,7 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng theo cập nhật mới nhất từ Forbes, tổng tài sản 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam tính đến ngày 28/12/2021 đã lên tới 19,7 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD.

1. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - 7,7 tỷ USD

Ông Phạm Nhật Vượng [Chủ tịch Tập đoàn Vingroup] được xem là tỷ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 7/3/2011, với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD Mỹ tại thời điểm đó. Sau hai năm, ông được vinh danh lần đầu là tỷ phú USD của Việt Nam trên bảng xếp hạng Forbes, đứng ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD.

Sang đến năm 2021, theo cập nhật mới nhất từ Forbes vào ngày 28/12, tài sản của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam tăng khoảng 400 triệu USD so với hồi đầu năm, nâng quy mô tổng tài sản lên 7,7 tỷ USD. Được biết, đây là năm thứ 9 ông Phạm Nhật Vượng góp mặt trong danh sách của Forbes.

2. Tỷ phú Trần Đình Long - 3 tỷ USD

Nếu như đầu năm 2021, vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam dựa trên thống kê Forbes thuộc về nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, thì đến cuối năm, vị trí này đã thuộc về ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát.

Cụ thể, năm nay, ông Trần Đình Long tái xuất trong bảng xếp hạng của Forbes sau lần đầu năm 2018. Đến 28/12/2021, Chủ tịch Hòa Phát vươn lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng của Việt Nam với tài sản 3 tỷ USD, tăng khoảng 800 triệu USD so với đầu năm, ở vị trí 1070 trên thế giới.

3. Tỷ phú Hồ Hùng Anh - 2,6 tỷ USD

Đầu năm 2020, tài sản của tỷ phú này chỉ đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong danh sách tỷ phú Việt Nam. Trải qua hơn một năm chịu tác động tiêu cực vì dịch COVID-19, nhưng đến nay tài sản của ông Hồ Hùng Anh được Forbes ghi nhận ở mức ấn tượng 2,6 tỷ USD.

Nghĩa là, tài sản của ông Hùng Anh đã tăng hơn 60% so với đầu năm, là một trong 6 tỷ phú dẫn đầu về mức độ tăng tài sản. Kết quả, mức tăng ấn tượng này đã đưa Chủ tịch ngân hàng Techcombank lên top 3 trong danh sách người giàu nhất Việt Nam và vị trí 1308 trên thế giới.

4. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - 2,6 tỷ USD

So với đầu năm, CEO Vietjet Air là người duy nhất giảm tài sản. Tài sản của bà Thảo, theo Forbes, giảm từ 2,8 tỷ USD hồi đầu năm xuống 2,6 tỷ USD. Diễn biến phức tạp của đại dịch tiếp tục giáng đòn mạnh lên ngành hàng không, khiến cổ phiếu VJC cũng không nằm ngoài xu hướng.

Năm 2021 là một năm khó khăn đối với ngành hàng không trong nước. Tuy nhiên với những chiến lược phát triển cụ thể, Vietjet Air vẫn ghi nhận những dấu mốc phát triển đáng kinh ngạc.

Theo công bố báo cáo tài chính quý 3/2021 của hãng, doanh thu thuần Vietjet Air đạt 2.654 tỷ đồng, giảm 25% so với quý 2 và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy doanh thu xuống thấp kỷ lục, nhưng đây lại là quý mà Vietjet Air có lợi nhuận gộp lên tới 559 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi COVID-19 xuất hiện.

5. Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - 2,2 tỷ USD

Đứng thứ 5 trong danh sách người giàu nhất Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan. Tính đến ngày 28/12, Forbes ghi nhận tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Masan ở mức 2,2 tỷ USD.

Cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh, ông Quang cũng là một trong những tỷ phú có mức độ tăng tài sản cao nhất trong nhóm 6 vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Cụ thể, so với đầu năm 2021, tài sản của ông Quang đã tăng khoảng 1 tỷ USD, tương đương khoảng 60%.

6. Tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình - 1,6 tỷ USD

Người giàu thứ 6 ở Việt Nam là ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải [Thaco]. Ông Trần Bá Dương và gia đình được đưa vào danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện sở hữu 1,6 tỷ USD.

Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải [Thaco], do gia đình ông Dương sở hữu hơn 70% vốn là doanh nghiệp đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam dù chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khác với những vị tỷ phú còn lại, tài sản của ông Dương không thể xác định biến động hàng ngày như giá cổ phiếu trên thị trường. Vì thế, tài sản của ông thường chỉ thay đổi trong mỗi kỳ đánh giá của Forbes.

07:11' - 07/04/2021

BNEWS Việt Nam đã góp mặt 6 tỷ phú USD trong danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh năm 2021 vừa được Tạp chí Forbes vừa công bố, đánh dấu năm có số lượng tỷ phú đô la nhiều nhất.

6 tỷ phú gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Tổng cộng 6 người này nắm trong tay khối tài sản 16,7 tỷ USD.

Năm nay, ông Phạm Nhật Vượng lần thứ 9 góp mặt, với tài sản 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 thế giới và giảm so với năm ngoái khi ông đứng ở vị trí 286. Ông lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng lần thứ 5 góp mặt, với tài sản 2,8 tỷ USD, đứng thứ 1.111. Bà Thảo hiện giữ vai trò Phó Chủ tịch HDBank, Phó Chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air.

Ông Trần Bá Dương được đưa vào danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện sở hữu 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1.931 thế giới. Tài sản của ông cũng tăng so với năm ngoái. Ông Dương thành lập Thaco vào năm 1997, khởi đầu là bán ô tô và sau đó lắp ráp cho các thương hiệu như Kia, Mazda hay Peugeot.

Bước ngoặt đến với Thaco vào năm 2008, khi được Jardine Cycle và Carriage, một nhà phân phối xe hơi ở Singapore rót vốn. Năm 2016, Thaco trở thành doanh nghiệp ô tô lớn nhất Việt Nam, nắm 32% thị phần.

Ông Hồ Hùng Anh lần thứ 3 góp mặt trong danh sách này. Tài sản của ông hiện tương đương ông Trần Bá Dương và cũng tăng so với năm 2020. Ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch ngân hàng Techcombank, một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam. Techcombank đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vào tháng 6/2018.

Ông từng tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại Đại học Bách khoa Kiev [Ukraine]. Tại thị trường Nga, ông Hùng Anh chọn lĩnh vực mì gói và tương ớt để bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Đến năm 1990, ông bắt đầu kinh doanh hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Đến năm 1995, ông Hồ Hùng Anh bắt đầu đầu tư vào ngân hàng Techcombank.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang năm nay quay lại danh sách tỷ phú, sau khi vắng bóng năm ngoái. Ông sở hữu 1,2 tỷ USD. Ông cũng là phó Chủ tịch Techcombank. Ông cũng là Chủ tịch của Công ty VCM và VinCommerce. Ông được biết tới là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Mảng thực phẩm, đồ uống [Masan Consumer Holdings] được xem là thế mạnh của Masan cũng như mảng sản xuất truyền thống của ông Nguyễn Đăng Quang.

Ông Trần Đình Long cũng tái xuất trong bảng xếp hạng của Forbes sau lần đầu năm 2018. Hiện tại, tỷ phú thép sở hữu 2,2 tỷ USD, đứng thứ 1.444 thế giới. Ông Long thành lập Tập đoàn Hòa Phát vào năm 1992 ở Hà Nội.

Giờ đây, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu cả nước và đang mở rộng ra nhiều ngành nghề như bất động sản, nông nghiệp./.

Chiều 6/3, lại một lần nữa, Forbes công nhận 2 tỷ phú USD mới của Việt Nam là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP ô tô Trường Hải [Thaco] và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát.

Như vậy, tính tới tới điểm hiện tại, Việt Nam đã có 4 tỷ phú USD bao gồm, ông Phạm Nhật Vượng [Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup], bà Nguyễn Thị Phương Thảo [CEO CTCP Hàng không Vietjet - Vietjet Air], ông Trần Bá Dương [Chủ tịch HĐQT CTCP ô tô Trường Hải - Thaco] và ông Trần Đình Long [Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát].

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP ô tô Trường Hải là người giàu thứ 3 Việt Nam. 

Theo số liệu do Forbes công bố, tại thời điểm 6/3/2018, tổng tài sản của ông Trần Bá Dương đạt 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này được Forbes xác định là không chỉ thuộc sở hữu riêng của ông Bá Dương mà còn là tài sản chung của cả gia đình.

Những dòng thông tin về ông Trần Bá Dương khá sơ lược và chỉ ghi lại một số cột mốc quan trọng của ông chủ doanh nghiệp ô tô lớn nhất nhì nước.

Cụ thể, ông Trần Bá Dương năm nay 57 tuổi, đã kết hôn và có 2 người con. Nguồn tài sản của ông đến từ ngành ô tô. Và ông là tỷ phú tự thân, chứ không phải giàu lên nhờ tài sản thừa kế.

“Ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình.

Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ô tô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot.

Trong năm 2008, công ty có bước ngoặt lớn khi Jardine Cycle and Carriage, một nhà phân phối ô tô ở Singapore mua cổ phần. Tới năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%”, thông tin trên Forbes.

Tuy nhiên, Forbes cũng không quên nhấn mạnh về những thách thức mà Thaco sẽ gặp phải trong năm 2018 khi bình luận: “Thuế nhập khẩu ô tô giảm xuống 0% từ năm 2018 tạo ra thách thức với những công ty lắp ráp ô tô như Thaco”.

Với khối tài sản 1,8 tỷ USD, ông Trần Bá Dương là tỷ phú đứng thứ 1.339 trên thế giới và người giàu thứ 3 Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tỷ phú USD thứ 4 xếp ngay sau ông Trần Bá Dương là ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát. 

Tỷ phú USD thứ 4 xếp ngay sau ông Trần Bá Dương là ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Theo thông tin từ Forbes, ông Trần Đình Long sở hữu khối tài sản lên tới 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới và giàu thứ 4 tại Việt Nam.

Forbes cho biết, ông Long năm nay 57 tuổi, tài sản của ông có được từ ngành thép, công nghiệp nặng. Và ông được xác định là tỷ phú tự thân. Forbes không tiết lộ bất cứ thông tin nào về gia đình của tỷ phú này.

“Ông Trần Đình Long thành lập tập đoàn Hòa Phát, một nhà phân phối phụ tùng và máy móc thiết bị trong năm 1992 tại Hà Nội. Ngày nay, Hòa Phát sản xuất thiết bị văn phòng, ống thép thép xây dựng. Hòa Phát được đánh giá là nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam”.

Video: 3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2017 là ai?

Theo thống kê của Forbes, số lượng tỷ phú USD của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đứng sau các nước Singapore [22 tỷ phú] Indonesia [20 tỷ phú]. Malaysia [14 tỷ phú], Philiphines [12 tỷ phú]. Mặc dù vậy, các tỷ phú Đô-la của Việt Nam không ngừng gia tăng số lượng và khối lượng tài sản thể hiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Vào năm 2011, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup được công nhận là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam được tạp chí danh tiếng Forbes công nhận.

Năm 2017, nữ tỷ phú tự thân Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO CTCP Hàng không Vietjet [Vietjet Air] trở thành tỷ phú USD thứ 2 và cũng là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được Forbes thừa nhận.

Ngoài 2 tỷ phú USD mới được công nhận, trong danh sách “dự bị” của Forbes còn có ông Trịnh Văn Quyết [Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC] và bà Nguyễn Thị Nga [Chủ tịch HĐQT BRG].

Video liên quan

Chủ Đề