Trần văn mười hóc môn thành phố hồ chí minh

[Thanhuytphcm.vn] - Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết: Để phục vụ thi công công trình xây dựng hệ thống thoát nước đường Trần Văn Mười [từ đường Liên Xã đến cửa xả 5/4], huyện Hóc Môn, kể từ nay đến ngày 16/1/2020, trên đường Trần Văn Mười và đường Xuân Thới Sơn 22 tạm thời bị chiếm dụng để phục vụ thi công.

Theo đó, phương án tổ chức giao thông cụ thể như sau: Trên đường Trần Văn Mười, hạn chế tải trọng xe trên 10 tấn lưu thông.

Lộ trình lưu thông thay thế: Quốc lộ 22 - Nguyễn Thị Sóc [hoặc Nguyễn Văn Bứa hoặc Nguyễn Ảnh Thủ] - Phan Văn Hớn và ngược lại.

Trên đường Trần Văn Mười [đoạn từ Xuân Thới Thượng 7 đến đường Xuân Thới 2], cấm ô tô lưu thông.

Lộ trình lưu thông thay thế với hướng lưu thông từ Quốc lộ 22 đến đường Phan Văn Hớn: Quốc lộ 22 - Trần Văn Mười - Xuân Thới Đông 5 - Xuân Thới 13 - Xuân Thới Sơn 38 - Xuân Thới Thượng 6 - Trần Văn Mười - Phan Văn Hớn.

Hướng lưu thông từ đường Phan Văn Hớn đến Quốc lộ 22: Phan Văn Hớn - Trần Văn Mười - Xuân Thới Thượng 7 - Xuân Thới Thượng 32 - Xuân Thới 9 - Xuân Thới Đông.

Trên đường Xuân Thới Sơn 22 [đoạn từ đường Trần Văn Mười đến kênh tiêu Liên Xã], cấm ô tô lưu thông. Lộ trình lưu thông thay thế: Xuân Thới Sơn 27 - Xuân Thới 13 - Xuân Thới Đông 5 - Trần Văn Mười hoặc Xuân Thới Sơn 27 - Xuân Thới Thượng 6 - Trần Văn Mười.

Đồng chí Trần Văn Mười [tự Mười Lùn] sinh năm 1947, quê quán tại ấp Xuân Thới Đông, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, tp.HCM. Cha ruột đồng chí là ông Trần Văn Đáo, mẹ là Nguyễn Thị Đằng, gia đình thuộc tầng lớp lao động nghèo, nhưng giàu truyền thống yêu nước, là cơ sở của phong trào cách mạng tại địa phương trong kháng chiến chống Mỹ. Thuở nhỏ, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, đồng chí Mười Lùn từng đi làm thuê, ở mướn để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhờ sự dạy bảo tận tình của người anh ruột là Trần Văn Coi [tư Coi] là thầy giáo tại địa phương, đồng chí Mười Lùn đã hoàn thành chương trình lớp 8 trường làng.

Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng vốn có của gia đình và quê hương, đồng chí Trần Văn Mười sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhập ngũ vào lực lượng bộ đội chủ lực, trực tiếp tham gia nhiều trận chiến đấu dũng cảm chống quân Mỹ - Ngụy, gây tiêu hao nhiều sinh lực địch. Điển hình là trận Suối Đá, suối Bà Tư, Trà Vỏ [nay thuộc huyện Trảng Bàng – Tây Ninh]. Năm 1964, tuy mới vừa tròn 17 tuổi, nhưng với phẩm chất gan dạ, anh hùng, đồng chí vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1965, đồng chí Trần Văn Mười được cấp trên điều về chi viện cho bộ đội địa phương, công tác bí mật trong vùng địch tạm chiếm tại xã đội Tân Xuân. Được sự tăng cường của 1 cán bộ quận ủy Gò Môn [Hóc Môn – Gò Vấp], đồng chí Hứa Văn Chánh [xã đội trưởng] đã cùng đồng chí Trần Văn Mười tổ chức nhiều trận đánh táo bạo, nhanh gọn, diệt trừ những tên tay sai, thám báo, ác ôn của địch như tên Trúc, tên Thanh, tên Chiêu… góp phần cùng cơ sở Đảng, nhân dân xã Tân Xuân đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh đi đôi với phong trào phá ấp chiến lược sôi nổi, tựu trung nhất là phá rã ấp chiến lược Xuân Thới Đông, làm cho quân giặc vô cùng hoang mang, kinh hồn bạt vía. Cuối năm 1967, đồng chí Trần Văn Mười được cơ sở Đảng và tổ chức cách mạng tại địa phương tín nhiệm bầu giữ chức xã đội trưởng Tân Xuân.

Đầu tháng 1/1968, để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân, đồng chí Trần Văn Mười đã chỉ huy lực lượng vũ trang, dân quân du kích địa phương bảo vệ đoàn dân công gần 100 người dũng cảm vượt qua lửa đạn, bom pháo của địch, đến căn cứ nhận và chuyển vũ khí, đạn dược an toàn về ém tại làng Xuân Thới Đông [xã Tân Xuân]. Ngày 5/5/1968, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân [đợt 2], được sự phân công của Ban chỉ huy quân sự quận Hóc Môn, đồng chí Trần Văn Mười đã cùng cán bộ xã Tân Xuân phối hợp, làm nhiệm vụ trinh sát, mở đường, hướng dẫn đơn vị Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 3, Công trường 9 bộ đội của ta, tổ chức trận tập kích đánh vào bãi đậu xe tăng của quân Mỹ ở bìa xóm Xuân Thới Đông [xã Tân Xuân], gần Ngã tư Giếng nước Hóc Môn. Quân ta dùng hỏa lực mạnh, đánh áp đảo vòng ngoài, sau đó phối hợp với đặc công, đánh ngay bên trong, diệt từng chiếc xe tăng, xe cơ giới của địch, tạo sự hỗn loạn khủng khiếp cho địch. Kết quả, ta phá hủy 31 xe tăng và xe cơ giới, 5 đại bác, tiêu diệt 110 tên Mỹ. Sau năm Mậu Thân 1968, để phù hợp thực tế chia cắt chiến trường, phân khu Gò Môn chia lại thành 4 quận Đông Môn, Tây Môn, Nam Chi và Bắc Chi. Bấy giờ, tình hình quận Tây Môn, trong đó có xã Tân Xuân rất căng thẳng, bọn Mỹ - Ngụy ngày đêm tăng cường đàn áp khủng bố, lùng sục cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng tại xã. Chi bộ Đảng xã Tân Xuân chỉ còn 2 đồng chí Lê Thị Hà [Bí thư] và đồng chí Trần Văn Mười, kiên cường bám trụ giữa lòng dân, trực tiếp hoạt động cách mạng.

Năm 1969, đồng chí Mười lùn cùng hai đồng chí bộ đội quận về bám trụ tại xã để tiến hành diệt ác, phá kềm. Bọn chỉ điểm đã phát hiện được hầm bí mật của đồng chí ở gần đình Xuân Thới Đông, chúng đưa một Trung đội Ngụy đến bao vây khu vực và gọi đầu hàng. Đồng chí Trần Văn Mười dũng cảm tung lựu đạn làm cho địch khiếp vía, đồng chí vọt ra khỏi miệng hầm, giặc rượt theo truy kích. Với tài bắn giỏi, một lúc sử dụng 2 súng, đồng chí đã dũng cảm giết chết và làm bị thương 20 tên địch. Tên quận trưởng Hóc Môn Nguyễn Văn Hòa rất tức tối, hắn treo giải thưởng 1 chiếc xe hon-đa và 10.000 đồng cho bất cứ ai bắt hoặc giết được đồng chí Mười Lùn. Đồng chí Trần Văn Mười hy sinh trong đêm treo cờ, rãi truyền đơn ngày 19/5/1969, khi mới 22 tuổi, nhưng những chiến công oanh liệt của đồng chí đã vang dội, rộng khắp, cổ vũ mạnh mẽ niềm tin của nhân dân luôn hướng về Đảng, Bác Hồ, hướng về ngày toàn thắng tất yếu của cuộc cách mạng Việt Nam, ngày 30/4/1975.

HẠ THI

Nguồn: //www.hocmon.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=4656

\======================================================================================================================

Làm quảng cáo, bảng hiệu, hộp đèn, chữ nổi , LED, mặt dựng Alu – tại tại đường Trần Văn Mười Hóc Môn – 0912502060

Chủ Đề