Trào ngược dịch mật uống thuốc gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trào ngược mật xảy ra thường liên quan đến rối loạn trong hoạt động của van môn vị và cơ thắt thực quản. Triệu chứng của trào ngược mật tương tự với trào ngược dạ dày như đau vùng bụng trên, ợ nóng, nôn, buồn nôn.

Trào ngược mật xảy ra khi mật - một chất lỏng có tác dụng tiêu hóa thức ăn được sản xuất tại gan trào ngược vào dạ dày, hầu họng và thực quản.

Trào ngược dịch mật có thể xảy ra cùng lúc với trào ngược axit dạ dày vào thực quản. Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản [GERD], làm tăng nguy cơ gây viêm mô thực quản [viêm thực quản].

Trào ngược dịch mậttrào ngược axit dạ dày là 2 bệnh riêng biệt. Mật thường bị nghi ngờ có liên quan đến GERD khi mọi người phản ứng không đặc trưng hoặc hoàn toàn không dùng thuốc ức chế axit mạnh. Nhưng có rất ít bằng chứng xác định chính xác ảnh hưởng của trào ngược mật ở người.

Không giống như trào ngược axit dạ dày, trào ngược dịch mật không thể được kiểm soát hoàn toàn bởi những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc lối sống. Điều trị được thực hiện bằng thuốc hoặc trong trường hợp nghiêm trọng là phẫu thuật.

Các dấu hiệu và triệu chứng của trào ngược mật là tương tự với trào ngược axit dạ dày, và hai bệnh có thể xảy ra cùng một lúc. Cụ thể:

  • Đau vùng bụng trên, có thể đau ở mức độ nghiêm trọng
  • Chứng ợ nóng thường xuyên, cảm giác nóng rát ở ngực đôi khi lan đến cổ họng, cùng với vị chua trong miệng
  • Buồn nôn
  • Nôn ra một chất lỏng màu vàng xanh [mật]
  • Thỉnh thoảng ho hoặc khàn giọng
  • Giảm cân

Đau vùng bụng trên là triệu chứng của trào ngược mật

Mật là một chất lỏng màu vàng lục rất cần thiết cho việc tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu đã bị thoái hóa và một số độc tố khỏi cơ thể. Mật được sản xuất trong gan và được lưu trữ trong túi mật.

Thức ăn có chứa một lượng nhỏ chất béo kích thích túi mật giải phóng mật, chảy qua hai ống nhỏ [ống túi mật và ống mật chung] vào phần trên của ruột non [tá tràng].

3.1 Trào ngược dịch mật vào dạ dày

Mật đổ vào tá tràng, hòa vào thức ăn và được đẩy xuống ruột non nhờ lực đẩy của van môn vị - vòng cơ dày nằm ở phần cuối dạ dày. Van môn vị thường chỉ mở một ít đủ để giải phóng khoảng 1/8 ounce [khoảng 3,5 ml] thực phẩm hóa lỏng tại một thời điểm, không đủ rộng để cho phép dịch tiêu hóa trào ngược vào dạ dày. Đa số trường hợp trào ngược mật xảy ra là do chức năng van môn vị bị rối loạn. Việc trào ngược này có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày [viêm dạ dày trào ngược dịch mật].

3.2 Trào ngược dịch mật vào thực quản

Mật và axit dạ dày trào ngược lên thực quản là do rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới - cơ ngăn cách thực quản và dạ dày. Thông thường, van chỉ mở trong thời gian ngắn đủ cho thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên, khi van yếu đi và co giãn bất thường, mật có thể trào lên thực quản.

3.3 Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật có thể do:

  • Biến chứng phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày, bao gồm cắt bỏ hoàn toàn dạ dày [cắt dạ dày] và phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân có thể gây trào ngược dịch mật.
  • Loét dạ dày: Loét dạ dày có thể làm van môn vị mở không đủ lâu để thức ăn trôi xuống tá tràng. Thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày có thể dẫn đến tăng áp lực dạ dày, tăng nguy cơ dịch mật và axit dạ dày tràn vào thực quản.
  • Phẫu thuật cắt túi mật: Những người đã cắt bỏ túi mật có nguy cơ trào ngược mật cao hơn nhiều so với những người chưa phẫu thuật.

Loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây trào ngược dịch mậ

Viêm dạ dày trào ngược mật có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Sự kết hợp giữa trào ngược mật và axit dạ dày cũng làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng sau:

  • GERD: GERD xảy ra là do axit dư thừa. Trào ngược mật được xác định là có liên quan, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đến trào ngược axit dạ dày vẫn chưa được xác định rõ.
  • Barrett thực quản: Barrett xảy ra khi dạ dày tiếp xúc trong thời gian dài với axit dạ dày và axit mật, gây ra tổn thương các mô ở thực quản dưới. Các tế bào thực quản bị tổn thương có nguy cơ tiến triển thành ung thư.
  • Ung thư thực quản: Ung thư thực quản thường ít khi được chẩn đoán kịp thời ở giai đoạn sớm. Mối liên hệ giữa trào ngược mật, trào ngược axit dạ dày với ung thư thực quản vẫn còn gây tranh cãi. Trong các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh trào ngược mật có liên quan đến ung thư thực quản.

Hiện nay tại các cơ sở thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các Gói khám sàng lọc gan mật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sàng lọc bệnh về gan, mật cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị, cơ sở y tế hiện đại sẽ giúp xác định chính xác các vấn đề liên quan đến túi mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

XEM THÊM:

Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu vàng hoặc hơi xanh, có vị đắng và gan mỗi ngày tiết ra khoảng 700 - 800ml dịch mật, đưa qua ống dẫn mật, cô đặc lại và được dự trữ trong túi mật.

Dịch mật có khả năng tiêu hóa chất béo, loại bỏ một số độc tố và tế bào chết ra khỏi cơ thể, được cơ thể tiết ra khi tiêu hóa thức ăn.

Giữa ruột và dạ dày có van môn vị luôn đóng mở nhịp nhàng, chỉ mở ra khi có thức ăn xuống ruột và đóng lại ngay để ngăn không cho dịch thức ăn ở ruột trào ngược vào dạ dày. Khi dịch từ tá tràng trào vào dạ dày sẽ đem theo dịch mật, lúc này được gọi là hiện tượng trào ngược dịch mật.

Thường xuyên đau vùng thượng vị, đắng miệng - Cảnh giác với trào ngược dịch mật.

2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật có thể là do van môn vị đóng không chặt hoặc đóng mở không đúng lúc.

Khi dịch mật di chuyển vào trong dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Trào ngược dịch mật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày thực quản.

Phẫu thuật dạ dày khiến cho van môn vị bị suy yếu và hoạt động không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật. Tình trạng này tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược lên dạ dày và những cơ quan phía trên.

Cắt túi mật được chỉ định trong trường hợp viêm tụy, viêm túi mật, sỏi mật nằm trong ống mật hoặc túi mật. Khi túi mật được cắt bỏ, gan chỉ tiết dịch mật vào các bữa ăn để tiêu hóa và hấp thu vitamin, chất béo. Do đó, thay vì dự trữ trung gian qua túi mật, dịch mật sẽ được gan tiết trực tiếp đến tá tràng.

Một số nghiên cứu cho thấy, cắt bỏ túi mật khiến gan tiết dịch mật nhiều hơn bình thường. Vì không có túi mật dự trữ nên toàn bộ dịch mật sẽ được vận chuyển trực tiếp xuống ruột non, hệ quả là gây trào ngược dịch lên dạ dày và thực quản.

Ợ nóng, có cảm giác nóng rát ở vùng ngực - Cảnh giác với trào ngược dịch mật.

3. Triệu chứng trào ngược dịch mật

Khi bị trào ngược dịch mật, người bệnh thường xuyên có biểu hiện:

  • Đau bụng vùng thượng vị, đau tức hoặc đau từng cơn, có cảm giác nóng rát, cồn cào vùng ngực và bụng trên;
  • Ợ nóng, đắng miệng;
  • Ho khan, khàn giọng do dịch mật trào ngược từ tá tràng, dạ dày lên thực quản;
  • Nôn ra chất lỏng xanh vàng, đắng;
  • Đầy bụng, chậm tiêu và sụt cân.

Khi dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Trào ngược dịch mật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày - thực quản. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có nguy cơ mắc barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,...

4. Chẩn đoán trào ngược dịch mật

Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ chỉ định nội soi, đo Manometry – Đo áp lực và nhu động thực quản, đo P.H và trở kháng 24h [là phương pháp chính xác nhất chẩn đoán GERD], đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên để khẳng định tình trạng viêm niêm mạc ở người trào ngược...

Sau khi chẩn đoán tùy trường hợp các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân, việc điều trị nội khoa bao gồm các thuốc hạ cholesterol giúp hạ lipid máu, ngăn ngừa tổng hợp dịch mật và muối mật. Các thuốc làm tăng thời gian rỗng dạ dày, thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày, acid ursodeoxycholic làm giảm acid mật nội sinh.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật được cân nhắc khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Hiện nay, liệu pháp tích hợp vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng hoặc còn quan điểm bất đồng giữa các nhà nghiên cứu.

Y học ngày nay chưa có một biện pháp nào thật sự hiệu quả để chữa khỏi tình trạng trào ngược dịch mật ngoài phương pháp phẫu thuật nối ống mật và hỗng tràng [phần sau của tá tràng]. Còn lại, chủ yếu là những phương thức giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thay vì giải quyết dịch mật trào từ tá tràng vào dạ dày.

Chính vì vậy, ở người bệnh ngoài việc tuân thủ chỉ định của các bác sĩ thì việc tập thể dục nhằm duy trì cân nặng hợp lý rất quan trọng. Nếu béo phì, lớp mỡ bụng dày làm tăng áp lực ổ bụng dễ gây ra hiện tượng trào ngược. Duy trì thể dục phù hợp và cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ trào ngược.

Hình ảnh túi mật, dịch mật, dạ dày....

Người mắc chứng trào ngược dịch mật thường có xu hướng tìm kiếm xem trào ngược dịch mật nên ăn gì. Nhưng trên thực tế, việc ăn uống đúng giờ, tránh xa các chất kích thích chính là phương pháp khoa học trong điều trị chứng bệnh này.

Ngoài ra, một số thực phẩm mà người bị trào ngược dịch mật cần tránh như sô cô la, bạc hà, đồ chua, cay… Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích.

Sau khi ăn là lúc dịch mật được tiết ra nhiều nhất. Nếu bạn nằm dịch mật sẽ dễ dàng di chuyển lên dạ dày và thực quản, do đó sau khi ăn không nên đi nằm ngay.

Tóm lại: Trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật từ tá tràng trào ngược lên dạ dày hoặc thậm chí là thực quản. Bệnh có triệu chứng tương tự như chứng trào ngược axit dạ dày nhưng khác biệt về nguyên nhân. Chính vì vậy, không giống như trào ngược axit dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật dường như không liên quan nhiều đến các yếu tố lối sống.

Tuy nhiên, vì nhiều người mắc phải cả 2 dạng trào ngược này cùng lúc nên thay đổi lối sống cũng là cách góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Người bệnh cần bỏ thuốc lá, ăn ít và chia nhiều bữa nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn, hạn chế thực phẩm béo, tránh các thức ăn và đồ uống có hại, hạn chế hoặc tránh uống rượu… Khi có biểu hiện nghi ngờ trào ngược dịch mật cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Mời xem video đang được quan tâm:

Hướng dẫn F0, F1 cách tập thở và vận động tại nhà

BS. Đông Mai

Video liên quan

Chủ Đề