Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày năm 2024

Khi được 8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm ít nhất 2 bữa mỗi ngày. Nếu một em bé hàng xóm cũng được 8 tháng tuổi và đang ăn dặm 3 bữa/ngày thì mẹ cũng không cần thiết ép bé nhà mình theo như vậy. Bởi mỗi em bé đều có tốc độ phát triển riêng biệt.

Các loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ 8 tháng tuổi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ khi có con đang trong độ tuổi ăn dặm. Cùng với đó là một loạt các thắc mắc như bé 8 tháng tuổi nên ăn dặm ngày mấy bữa, ăn như thế nào cho cân bằng và đủ dinh dưỡng… Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên, cùng Genetica tìm hiểu nhé!

Khi được 8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm ít nhất 2 bữa mỗi ngày. Nếu một em bé hàng xóm cũng được 8 tháng tuổi và đang ăn dặm 3 bữa/ngày thì mẹ cũng không cần thiết ép bé nhà mình theo như vậy. Bởi mỗi em bé đều có tốc độ phát triển riêng biệt. Điều quan trọng trong quá trình tập ăn dặm là bé thấy hứng thú và được làm quen với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ từ 8-9 tháng tuổi nên tiêu thụ 750 - 900 calo mỗi ngày, trong đó khoảng 400 - 500 calo đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đếm calo là không cần thiết. Bởi trong giai đoạn này, việc cha mẹ cần làm chính là ưu tiên cho trẻ bú sữa và cung cấp các bữa ăn dặm cân bằng, đủ chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nếu con bạn đang phát triển theo đúng đường cong tăng trưởng của chúng và vui vẻ, khỏe mạnh thì con đang ăn một lượng thức ăn đủ, ngay cả khi bé ăn ít hay nhiều hơn so với lượng khuyến nghị hay những gì mẹ mong muốn cũng không sao.

2, Trẻ 8-9 tháng tuổi cần bao nhiêu sữa?

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng trong suốt một năm đầu đời của trẻ. Ở độ tuổi này, lượng sữa hàng ngày được khuyến nghị ở khoảng 700 - 900ml, chia làm 4-6 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là lượng khuyến nghị, mỗi bé có thể bú nhiều hoặc ít hơn tùy theo nhu cầu.

Lịch trình cho bé 8-9 tháng tuổi

Tùy thuộc vào thời gian cũng như sắp xếp của mẹ, bạn có thể tạo ra một lịch trình riêng phù hợp cho cả mẹ và bé. Dưới đây là lịch trình mẫu để mẹ tham khảo. Bởi buổi sáng bé thường uống rất nhiều sữa khi thức dậy nên mẹ có thể sắp xếp hai bữa ăn dặm cho con vào buổi trưa và buổi tối.

7 giờ sáng: Thức dậy, bú sữa và chơi.

9 đến 10 giờ rưỡi sáng: Ngủ ngắn, thức dậy, bú sữa.

11 giờ trưa: Ăn dặm bữa đầu tiên trong ngày.

12 giờ đến 13 giờ rưỡi: Ngủ trưa.

13 giờ rưỡi: Thức dậy, bú sữa và chơi.

15 giờ rưỡi đến 16 giờ rưỡi: Ngủ ngắn, thức dậy, bú sữa.

18 giờ: Ăn dặm bữa thứ hai.

19 giờ: Bú sữa, đi ngủ.

3, Bé 8 tháng ăn dặm cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Trên thực tế, để chuẩn bị một bữa ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi rất đơn giản. Mẹ hãy lựa chọn một loại thực phẩm giàu chất sắt, một loại thực phẩm chứa carbohydrate, chất béo và một loại rau củ quả.

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu mà trẻ thường không có đủ trong chế độ ăn. Khoảng 6 tháng tuổi, tất cả trẻ, đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ đều cần sắt vì nguồn dự trữ của chúng trở nên cạn kiệt một cách tự nhiên. Khi dùng chung với các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C [quả mọng, bông cải xanh, súp lơ, cam quýt, ớt chuông đỏ], cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất sắt hơn.

Các loại thực phẩm giàu sắt tốt nhất cho trẻ 8-9 tháng:

  • Thịt đỏ, thịt gia cầm [gà, gà tây]
  • Trứng
  • Hải sản như cá hồi, cá mòi…
  • Đậu lăng
  • Đậu hũ
  • Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân, hạt điều, hạt thông, hạt gai dầu, hạt lanh, hạt bí…
  • Rau có lá màu xanh đậm, bao gồm cải bó xôi, cải xoăn, cải thảo…
  • Bông cải xanh
  • Măng tây
  • Đậu hà lan
  • Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt quinoa…

Thực phẩm cung cấp tinh bột và chất béo lành mạnh

  • Trái bơ
  • Các loại hạt
  • Đậu lăng
  • Hạt diêm mạch
  • Bánh mì, mì ống, ngũ cốc…
  • Rau củ và trái cây
  • Bí đỏ, khoai lang, bí ngòi
  • Bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, ớt chuông
  • Nấm
  • Cải bắp
  • Xoài, chuối, táo, lê, kiwi, đào…
  • Quả mọng [dâu tây, mâm xôi, việt quất…]

Như vậy, mẹ có thể thấy, nhiều loại thực phẩm xuất hiện trong cả hai nhóm. Chẳng hạn như trái bơ vừa là rau củ quả vừa cung cấp nguồn chất béo lành mạnh. Điều này có nghĩa là bạn không cần quá cứng nhắc khi lựa chọn các loại thực phẩm để chế biến.

4, Một số bữa ăn cho trẻ 8-9 tháng tuổi để mẹ tham khảo

1, Mì ống thịt bò, rau củ với sốt cà chua

Trong đó thịt bò là thực phẩm giàu sắt, mì ống cung cấp carbohydrate, rau gồm có cà rốt, ớt chuông, nấm, đậu Hà Lan… Mẹ có thể cho con ăn thêm trái cây như dâu tây, việt quất…

2, Bánh quinoa bông cải xanh cùng bơ và quýt

Trong đó bơ và hạt diêm mạch là những nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời, bông cải xanh giàu sắt và chất xơ, vitamin từ cam hoặc quýt…

3, Gà viên, bông cải xanh hấp và quả mọng

Gà viên là một trong những món ăn vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng với các thành phần từ thịt gà và đậu, cung cấp sắt và chất béo tốt cho bé. Bông cải xanh, quả mọng như dâu tây, việt quất bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Với những thông tin đưa ra trong bài viết này, hy vọng mẹ đã có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn 8 đến 9 tháng tuổi. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là tạo hứng thú cho bé để con vui vẻ khám phá các loại thực phẩm lành mạnh một cách tự nhiên.

Trẻ 9 tháng nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, phụ huynh vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ngày với số lượng từ 710-950 ml. Nếu lượng sữa cung cấp cho trẻ dưới 473 ml mỗi ngày thì trẻ cần được bổ sung thêm vitamin D. Khẩu phần ăn dặm của trẻ sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt, rau, băm nhỏ.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu ml cháo 1 bữa?

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 9 tháng tuổi bao gồm ba bữa chính và ba bữa phụ. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi bao gồm: Sữa mẹ: 500-600ml. Ba bữa chính: bột hoặc cháo ăn dặm mỗi bữa khoảng 200ml, cơm nhão xay nhuyễn 60-90g gạo tẻ trắng.

Bé 8 tháng ăn dặm nên uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày?

2.2. Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ? Đối với bé từ 6 tháng tuổi, lượng sữa cần uống mỗi ngày là khoảng 750 - 1000 ml sữa. Khi bé được 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của con cũng tăng lên nên cần thực đơn là 3 bữa bột/cháo [200 ml cháo/bữa] và uống 500 ml sữa [bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột].

Bé 9 tháng tuổi nên bổ sung vitamin gì?

Trẻ 9 tháng tuổi thì cần bổ sung những loại vitamin gì?.

Vitamin B1: cần 0,5 mg..

Vitamin B2: cần 0,4 mg..

Vitamin B3: cần 4,0 mg..

Vitamin C: cần 30,0 mg..

Vitamin A: vitamin A được dự trữ ở gan phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ..

Vitamin D: khoảng 100 IU/ngày..

Chủ Đề