Trẻ bị dị ứng ngứa phải làm sao

Dị ứng ở trẻ em không nên chủ quan

Dị ứng ở trẻ là một trong những vấn đề trẻ thường mắc phải. Tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng vì trẻ còn nhỏ nên phải lưu ý. Bé bị dị ứng nguyên nhân do đâu và có biểu hiện như thế nào? Cleanipedia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Đã cập nhật 4 tháng 11 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Bảo quản quần áo

Dị ứng ở trẻ là gì?

Nhiều người chỉ nghĩ khi bé bị dị ứng sẽ có các biểu hiệnnổi mẩn đỏ, trẻ bị mẩn ngứa trên da. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trên da. Có rất nhiều loại dị ứng ở trẻ khác nhau mà bé có thể mắc phải. Theo y học, thì dị ứng chính là một căn bệnh về miễn dịch của cơ thể, gây nên những biểu hiện như sổ mũi, mẩn ngứa, mề đay,...

Bên cạnh đó, vấn đề dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể bên ngoài mà còn gây hại đến các cơ quan bên trong của bé. Đặc biệt một số vấn đề có thể mắc phải là về thận, khớp, hệ thống miễn dịch,...

Được biết, bé bị dị ứng nguyên nhân là bởi một tác nhân gây bệnh được gọi là dị nguyên. Tuy nhiên, dị nguyên này có thể xuất hiện trong cơ thể trẻ nhưng không phải bé nào cũng sẽ bị dị ứng. Nó còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người có chịu tác động từ dị nguyên hay không.

Nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ

Khi bé bị dị ứng, cha mẹ không nên chủ quan, cần phát hiện sớm để điều trị nhanh chóng, kịp thời cho trẻ. Trong đó, bạn cần lưu ý một số nhóm chất thường gây nên tình trạng dị ứng của bé dưới đây:

  • Dị ứng ở trẻ với bụi bẩn, có thể là ở trong nhà hoặc ngoàitrời nắng nóng, nhiều ô nhiễm. Ngoài ra, bé cũng có thể dị ứng với một số chất có trong không khí, lông các loại động vật

  • Dị ứng ở trẻ với côn trùng gây nên các biểu hiện trên da.

  • Dị ứng ở trẻ với các loại thực phẩm, trong đó phổ biến là thịt bò, hải sản, trứng sữa...

  • Dị ứng khi tiếp xúc da.

  • Dị ứng khi đeo bao tay cao su.

  • Dị ứng với các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh cho trẻ bị dị ứng, cha mẹ cần luôn chú ý, đề phòng các tác nhân gây hại, đặc biệt là đối với vấn đề ăn uống của trẻ. Nếu cho bé ăn các loại thực phẩm lạ, bạn cần cẩn thận cho ăn ít một xem trẻ có bị dị ứng với chúng không. Nếu có thì mới cho bé ăn chính thức trong bữa ăn hàng ngày.

Một số biểu hiện khi trẻ bị dị ứng

Dị ứng ở trẻ sẽ thường biểu hiện sau vài phút hoặc vài giờ khi bé tiếp xúc với dị nguyên. Các biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng cũng rất đa dạng. Nó có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể trẻ như:

  • Hệ tiêu hóa: Bé cảm thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn và đi ngoài phân lỏng.

  • Da: Da bé nổi ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân hay khu vực quanh miệng, trong miệng, môi và mắt bị phù.

  • Mắt và mũi: Bé có thể bị ngứa, chảy nước mũi, ngạt mũi hay ngứa, chảy nước mắt.

Đó là những biểu hiện thông thường khi bé bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng nặng, trẻ có thể bị co thắt phế quản, phù thanh môn, tụt huyết áp... Những biểu hiện này sẽ tiến triển nhanh và đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của bé. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được can thiệp. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng muộn sau vài ngày như bị đau bụng, viêm da, phân lỏng,...

Một số bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ

1. Dị ứng ở trẻ làm trẻ bị viêm da cơ địa [Chàm thể tạng]

Đây là bệnh lý về da phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Khi bé bị dị ứng do viêm da cơ địa, ở các vùng da đỏ trên mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Nếu biết dưỡng ẩm đúng cách và dùng thuốc chống viêm bôi tại chỗ có thể chữa trị được. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau nhiều năm hoặc biến mất hoàn toàn. Viêm da cơ địa dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoài da khác nên cần đưa đi khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bé bị dị ứng.

2. Dị ứng ở trẻ làm trẻ bị hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Khi trẻ bị ho, khò khè, nặng ngực, khó thở tái diễn nhiều lần, bạn cần đưa con tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được chẩn đoán và chữa trị.

Nguyên nhân gây hen phế quản gồm hoạt động thể lực gắng sức, khói bụi, phấn hóa và các dị nguyên đường hô hấp, bé bị dị ứng thức ăn, thuốc, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng.

3. Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Bé bị dị ứng có thể là do viêm mũi dị ứng gây ra. Mặc dù bệnh lý này không có triệu chứng quá nặng nề nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho bé. Các triệu chứng thường gặp gồm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi khiến bé thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ thường thấy ngứa ở mắt nên bé hay dụi mắt và chảy nước mắt. Cả hai bệnh lý nói trên đều tái diễn theo mùa hoặc quanh năm. Bạn nên đưa con đi khám để tìm dị nguyên gây khởi phát bệnh và bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc xịt mũi, nhỏ mắt theo tình trạng của con.

4. Trẻ bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể bắt đầu ở trẻ đang bú sữa mẹ hoặc khi lớn lên và thường gặp ở các loại thực phẩm như lạc, trứng, hải sản, lúa mì...Bé bị dị ứng với thức ăn thì sau khi ăn món từ vài phút đến vài giờ sẽ cảm giác ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, ban đỏ, buồn nôn, đau bụng hoặc đi ngoài phân lỏng. Nhiều trường hợp có thể gặp khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức, đe dọa tính mạng trẻ.

Nếu lo lắng tình trạng bé bị suy dinh dưỡng do không hấp thụ được dưỡng chất từ các loại thực phẩm dị ứng thì bạn có thể đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ thay thế, đảm bảo con phát triển toàn diện.

5. Dị ứng ở trẻ làm trẻ bị mề đay cấp và mãn tính

Mề đay [hay mày đay] là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác trên da do bé bị dị ứng. Các ban này xuất hiện trong thời gian ngắn [mề đay cấp] hoặc tái diễm kéo dài trên 6 tuần [mề đay mãn tính]. Mề đay xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên lạ hoặc xuất hiện bởi các bệnh lý dị ứng nói trên. Bệnh này có thể tự hết nhưng nếu nặng hoặc kéo dài bạn nên đưa bé đi bác sĩ để xét nghiệm máu tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Bé bị dị ứng không nên chủ quan. Cha mẹ cần luôn chú ý để phòng tránh cũng như phát hiện tình trạng dị ứng ở trẻ để xử lý một cách nhanh chóng. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

>>>Xem thêm:

  • Viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Những câu hỏi thường gặp về dị ứng ở trẻ:

Cách để phân biệt các triệu chứng của dị ứng ở trẻ với triệu chứng của cảm lạnh?

Khi trẻ bị dị ứng thì triệu chứng của dị ứng có tác động đến mũi: Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường tái diễn nhiều lần. Còn khi trẻ bị cảm lạnh nước mũi trong hoặc có màu và đặc, thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, kèm theo sốt hoặc không có.

Khi trẻ bị dị ứng thức ăn sẽ có biểu hiện gì?

Sau khi ăn thức ăn, dị ứng ở bé có thể bắt đầu trong vòng vài phút đến một giờ. Triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng thực phẩm là viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Các triệu chứng bao gồm ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người, bị sưng mắt, nổi mẩn đỏ,

Trẻ em có thể bị dị ứng thức ăn không?

Trẻ em vẫn có thể bị dị ứng thức ăn. Thông thường các dị ứng thức ăn xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ. Các tác thực phẩm thường gây dị ứng nhất: sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mỳ, các loại hạt,... Các dị ứng thức ăn thường không nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đe dọa đến tính mạng khi ảnh hưởng hô hấp hay hệ tuần hoàn.

Video liên quan

Chủ Đề