Trình bầy quả trình xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền của nhà Nguyễn

* Chính trị: sau khi đánh đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, xây dựng chế độ QCCC

– Chính quyền trung ương: tổ chức theo mô hình thời Lê.

+ Vua đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước

+ Dưới vua có 6 bộ [Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công], đứng đầu là Thượng thư.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức BMNN được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, nội các, cơ mật viện…

+ Phú Xuân là kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.

– Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành  Bắc thành, Gia Định thành do các Tổng trấn thay mặt hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh triều đình trực tiếp quản lí

+ Năm 1834-1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 Tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ của triều đình. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt Tể tướng, không lấy đỗ  Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước Vương cho người ngoài họ.

– Luật pháp: 1815 bộ “Hoàng triêù luật lệ” [Luật Gia Long] được ban hành với 398 điều, đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình, xử phạt rất hà khắc

– Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm 4 loại binh chủng [bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh], trang bị đầy đủ.

– Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh; bắt Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây: đóng cửa không chấp nhận việc đặt ngoại giao của họ.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào?

b. Hãy đánh giá cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng [1820 – 1840]

Các câu hỏi tương tự

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi [Gia Long]. Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân [Huế].

a] Tổ chức bộ máy nhà nước

– Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực của vua.

– Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh [Trung Bộ] do triều đình trực tiếp cai quản. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

– Năm 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

– Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử, độc tôn Nho giáo. Chế độ lương bổng được quy định nhưng không có phần ruộng đất.

– Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ [Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long] với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.

b] Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

c] Ngoại giao

– Thần phục nhà Thanh [Trung Quốc].

– Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

– Với phương Tây “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ.

* Nhận xét:

– Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay.

– Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.

– Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

=> Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi [Gia Long], lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân [Huế].

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

+ Vua Gia Long chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành [gồm các trấn ở Bắc Bộ ngày nay], Gia Định Thành [các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay] và các Trực doanh [Trung Bộ] do triều đình trực tiếp cai quản. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi. Các trấn, dinh vẫn giữ như cũ.

- Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng Việt luật lệ [Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long] với 400 điều hà khắc, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.

- Quân đội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ có đại bác, súng, thuyền chiến...

- Ngoại giao:

+ Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh [Trung Quốc].

+ Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

+ Với phương Tây, "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.

2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.

- Nông nghiệp:

+ Năm 1804, nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít [20% tổng diện tích đất], đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

+ Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

+ Hàng năm, nhà nước bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

+ Mở rộng việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả.

- Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề gốm sứ, kéo tơ, dệt vải, khai mỏ…

+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói.

+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

+ Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước nhưng xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong nước phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp.

+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước. Thuyền bè các nước láng giềng chỉ được vào một số cảng ở Gia Định. Thuyền buôn các nước Anh, Pháp chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

- Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà tàn lụi dần, Thăng Long còn các phố phường nhưng buôn bán sút kém.

3. Tình hình văn hóa - giáo dục.

- Chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển…

- Giáo dục Nho học được củng cố, nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822, song số người đi thi và đỗ đạt không nhiều so với các thế kỷ trước.

- Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện các tác phẩm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Thành lập Quốc sử quán, nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức...

- Kiến trúc: Nổi bật là quần thể cung điện ở Huế và các lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề