Trình bày ý nghĩa việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 1:Khái niệm và ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

a. Tư tưởng HCM là gì?

   Trong suốt cuộc đời hoạt độngc ách mạng sôi nổi và phong phú, hết long vì dân tộc vì đất nước, Chủ tịch HCM đã để lại 1 di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả, có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài sự nghiệp cách mạng nước ta. Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là Tư tưởng HCM.

   Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CS Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa:

     "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người".

   TT HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Trong định nghĩa này Đảng ta đã làm rõ được:

- Một là: bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng VN; tư tưởng HCM cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của đảng và dân tộc VN 

- Hai là: nguồn gốc tư tưởng lý luận của tư tưởng HCM: chủ nghĩa Mác-Lênin, giá trị văn hoá dân tộc,tinh hoa văn hoá nhân loại 

    - Ba là: Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam [cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa]. Các vấn đề trên mang tính hệ thống, toàn diện, sâu sắc và chúng được xây dựng trên cơ sở thế giới quan mácxít: phản ánh và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam nói riêng, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên thế giới nói chung.

- Bốn là: giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng HCM: soi đường thắng lợi cho cách mạng VN; tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc

   Dù định nghĩa như thế nào thì tư tưởng Hồ Chí minh đều được nhìn nhận là hệ thống lý luận.Như vậy tư tưởng Hồ Chí minh được nhìn nhận ở 2 phương diện:

+ một là một hệ thống tri thức tổng hợp gồm tư tưởng triết học, kinh tế, chính trị, văn hóa đạo đức, nhân văn;

+ hai là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt nam như vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, CNXH và con đường đi lên CNXH….

b, Ý nghĩa học tập.

+  Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởngHồ Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam.

- Làm cho TTHCM luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

- Củng cố lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

+ Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

- Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên và toàn dân sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu.

- Nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản, về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

- Vận dụng những kiến thức đã học vào tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt các chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

[Last Updated On: 28/08/2021]

Tư tưởng Hồ Chính Minh là gì? Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những gì? Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam [năm 2011] nêu khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó, cụ thể:

Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Hai là, nêu lên các yếu tố góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là: điều kiện xã hội Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ba là, khái niệm đó đã nêu lên giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, trong chương trình môn học đề cập đến một số nội dụng cơ bản sau:

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn bộ những quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong di sản của Người. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Là những vấn đề lý luận và thực tiễn được rút ra từ cuộc đời hoạt động rất phong phú ở cả trong nước và trên thế giới của Hồ Chí Minh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng không những ở tầm dân tộc Việt Nam mà còn ở tầm thế giới: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Đối tượng nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh vận động trong thực tiễn.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn học là:

  • Làm rõ cơ sở và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Làm rõ hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Làm rõ quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam – – Làm rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại

Ý nghĩa học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

– Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam; hình thành năng lực, phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cách mạng; góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

– Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước

Qua nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Đảng, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ kiên cường đấu tranh vì độc lập, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tiến bộ giữa các dân tộc trên thế giới, trong đó đặc biệt là học tập tư tưởng của Người, học tập gương sáng của một con người suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân . Sinh viên nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ có điều kiện tốt để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm” để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều thiện, ghét và tránh cái xấu, cái ác; nâng cao lòng tự hào về đất nước Việt Nam, về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam và nguyện “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Thông qua việc nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm công dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, vững bước trên con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

– Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách trong học tập và công tác

Qua nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người, từng địa bàn. Người học có thể vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, v.v. phù hợp với từng lúc, từng nơi, theo phương châm mà Hồ Chí Minh đã nêu: Dĩ bất biến ứng vạn biến.

Tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng góp phần tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách, trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần làm cho đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như khát vọng của Hồ Chí Minh và của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Video liên quan

Chủ Đề