Trò chơi phát triển toàn diện cho trẻ mầm non

Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều mới. Ở giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn giúp tăng cường trí thông minh hiệu quả.

Lợi ích những trò chơi vận động trong trường học

Học mà chơi, chơi mà học

Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bao gồm tâm lý học, sinh học, sức khỏe và giáo dục đã tiến hành vô số nghiên cứu về khái niệm vui chơi thời thơ ấu, tất cả đều chứng minh cùng một thực tế quan trọng – vui chơi là một khía cạnh thiết yếu của học tập. Khi trẻ em chơi, chúng sẽ đạt được rất nhiều kỹ năng:

  • Sự phối hợp
  • Kỹ năng vận động
  • Khả năng nhận thức
  • Nhận thức xã hội
  • Ngôn ngữ
  • Và nhiều hơn nữa

Rèn luyện thể chất

Sân chơi là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển lành mạnh, là nơi để trẻ em rèn luyện toàn thân, bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh cho cánh tay, chân, thân mình, v.v. Từ hệ thống tim mạch đến hệ thống tuần hoàn, mỗi người đều được nuôi dưỡng và hưởng lợi thông qua hoạt động vui chơi mạnh mẽ.

Khả năng phối hợp

Sân chơi nói chung không phải là một hoạt động đơn lẻ. Bất cứ khi nào bạn đến thăm một sân chơi, những đứa trẻ khác nhất định sẽ có mặt ở đó. Khi trẻ gặp những đứa trẻ khác trên sân chơi, nó sẽ dạy chúng những bài học quan trọng về các chuẩn mực xã hội và cách tương tác với những người khác, tất cả những điều này sẽ có ích trong các mối quan hệ của người lớn và nơi làm việc sau này của chúng.

Kích thích trí tưởng tượng

Các trò chơi vận động góp phần thúc đẩy trí tưởng tượng của trẻ, điều đó sẽ dạy cho chúng các vai trò xã hội, khả năng giải quyết vấn đề. Bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của mình, trẻ tự khám phá ra những điều thích, không thích và niềm tin của chúng.

Các trò chơi vận động trong trường mầm non

Đồ vật gỗ/ Nhà gỗ vận động liên hoàn

Sân chơi luôn là thiên đường lý tưởng của các bé sau giờ học hay các hoạt động thể chất lành mạnh. Ứng dụng vật liệu gỗ, iDesign đem đến những thiết kế độc đáo để các bé luôn cảm giác thích thú và chinh phục được những sự mới lạ tại đây.

Leo núi

Leo núi giúp trẻ cải thiện thể lực, tăng cường sự phối hợp linh hoạt của hệ thần kinh, tăng cường sự tập trung, phát triển thể chất, bên cạnh đó nó còn giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì, khả năng phục hồi và nâng cao sự tự tin.

Vượt chướng ngại vật

Vượt chướng ngại vật giúp trẻ tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất và cơ hội phát triển khả năng sáng tạo. Ngoài ra sự phối hợp động tác tay chân và các cơ quan khác sẽ trở nên nhịp nhàng, khéo léo hơn.

Nhà bóng

Khi chơi nhà bóng, trẻ sẽ phải vận động thường xuyên, thường xuyên thực hiện những động tác bật lên cao. Những động tác đó sẽ rất có lợi cho sự phát triển xương và chiều cao của trẻ.

 

Cầu trượt

Không thể phủ nhận món đồ chơi cầu trượt có thể giúp bé phát triển thể chất toàn diện, đồng thời qua đó còn giúp bé biết cách phối hợp cơ thể để từ đó trở nên năng động và nhanh nhẹn hơn.

Đơn vị thiết kế mầm non chuyên nghiệp và uy tín

iDesign Việt Nam, đơn vị dẫn đầu trong thiết kế  và thi công nội thất mầm non. Mỗi một công trình kiến trúc ra đời đều được trau chuốt và tính toán cẩn thận, tỉ mỉ để mang đến môi trường giáo dục lý đáp ứng đầy đủ nhu cầu về công năng, thẩm mỹ, giáo dục, hỗ trợ sự phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & NỘI THẤT IDESIGN VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Gim, 460 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0901 310 886

Vui chơi và phát triển nhận thức luôn là hai điều quan trọng đối trẻ em ở độ tuổi mầm non. Hướng trẻ tham gia những trò chơi thông minh là cách phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ.

Vui chơi và phát triển nhận thức luôn là hai điều quan trọng đối trẻ em ở độ tuổi mầm non. Hướng trẻ tham gia những trò chơi thông minh là cách phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ. Cùng Mighty Math khám phá top 10 trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non ngay dưới đây.

1. Trò chơi vẽ tranh trên giấy

Vẽ tranh trên giấy là một trong các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non mà cha mẹ có thể chơi cùng với các con tại nhà. Với một tờ giấy trắng và vài chiếc bút màu tươi sáng và sặc sỡ, bé sẽ được thỏa mãn đam mê sáng tạo của bản thân.

Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý về chủ đề hình vẽ như: con vật, đồ dùng, hoa cỏ, gia đình,… Bé sẽ tự tư duy đến hình ảnh sự vật trong trí tưởng tượng của bé và vẽ chúng lại trên giấy. Bên cạnh đó, sự kết hợp màu sắc trong tranh cũng sẽ giúp trẻ phân biệt được màu sắc.

2. Xếp hình - Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Xếp hình là trò chơi phát triển nhận thức tổng hợp. Bé sẽ phải vận dụng, kết hợp nhiều kỹ năng để xếp mảnh ghép vào đúng vị trí: khả năng quan sát, ghi nhớ, óc phân tích và trí tưởng tượng. Không chỉ vậy, trò chơi xếp hình cũng sẽ giúp rèn luyện tính kiên nhẫn của trẻ.

3. Trò chơi giải thoát mê cung

Một trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non là đi tìm lối thoát của mê cung. Trò chơi sẽ kích thích tính tò mò và chinh phục của trẻ nhỏ. Từ đó, kỹ năng phân tích, khả năng quan sát và sự kiên nhẫn của bé sẽ được rèn luyện và phát triển.

4. Trò chơi tìm điểm khác nhau của bức ảnh

Tìm điểm khác nhau giữa hai bức tranh là trò chơi phát triển trí tuệ đơn giản mà cực kỳ hấp dẫn trẻ mầm non. Cha mẹ chỉ cần tìm những bức tranh  trên mạng và in ra.  Bạn nên chọn những bức ảnh phù hợp với độ tuổi của bé. Trò chơi này sẽ rèn sự nhanh mắt, tập trung của bé.

5. Trò chơi đóng kịch cùng con rối

Đóng kịch cùng con rối là trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non về mặt ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Một vài con búp bê, con rối và những câu chuyện, cha mẹ đã có thể cùng con vừa giải trí vừa phát triển nhận thức về tư duy ngôn ngữ, tuy duy xử lý tình huống.

6. Trò chơi đoán đồ vật qua mô tả

Cha mẹ cũng có thể lựa chọn cùng con chơi trò đoán đồ vật qua mô tả. Trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển khả năng hình dung, liên tưởng để lựa chọn chính xác vật được mô tả. Cha mẹ sẽ cần chuẩn bị một chiếc hộp kín và những đồ vật đơn giản xung quanh cuộc sống.

Thông qua những miêu tả về hình dạng, kích thước, màu sắc và công dụng củ đồ vật, bé sẽ đoán tên của đồ vật đó. Cha mẹ có thể để bé đổi vị trí trở thành người mô tả và bạn sẽ là người đoán tên đồ vật.

7. Trò chơi đếm số

Tập đếm số là trò chơi kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ mầm non. Cha mẹ có thể tìm mua các thể bài kèm con số và số lượng với hình ảnh thân thuộc như: con vật, hoa, kẹo,… Trò chơi sẽ giúp bé nhận biết về số lượng và cách học đếm số nhanh và hiệu quả. Song song, khả năng ghi nhớ con số sẽ được rèn luyện giúp bé làm quen dần với môn toán.

8. Trò chơi gấp xé giấy

Không chỉ là trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non, gấp xé giấy còn giúp bé rèn luyện sự khéo tay, tỉ mỉ. Cha mẹ nên hướng dẫn bé xé hay gấp những hình đơn giản như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác hay ngôi sao. Sau đó với những đã xé , cha mẹ hãy đưa ra gợi ý để bé có thể ghép thành những hình ảnh thân thuộc như: ngôi nhà, lá cờ, bông hoa,…

9. Trò chơi phân loại hình dạng, kích thước và màu sắc

Cha mẹ có thể tìm mua những bộ đồ chơi khối hình với hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau để cùng chơi, hướng dẫn bé học cách phân biệt chúng. Bạn có thể đưa ra các câu đố hay thử thách như xếp hình khối giống nhau theo thứ tự lớn dần hay chọn khối hình có màu giống nhau,… Cách chơi này sẽ kích thích óc quan sát và tư duy trí tuệ của trẻ.

10. Trò chơi tư duy “Có – Không”

“Có – Không” là dạng trò chơi khiến bé phải sử dụng kết hợp nhiều khả năng: ghi nhớ, tư duy,… Trong trò chơi này, cha mẹ sẽ cần chuẩn bị những bộ câu hỏi về thế giới xung quanh bé. Các câu hỏi này sẽ được trả lời dưới dạng có hoặc không.

Ví dụ như:  “Con chó có biết bơi không?”, “Đường có ngọt không?”, “Đèn giao thông chuyển đỏ thì các phương tiện giao thông có được di chuyển không?”…

Trò chơi câu hỏi thách đố luôn khiến bé cảm thấy thích thú và hấp dẫn. Qua từng câu hỏi, trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức cơ bản về cuộc sống.

10 trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non trên đây sẽ giúp nhận thức của bé phát triển toàn diện từ sớm. Không chỉ giải trí, mỗi trò chơi sẽ hoàn thiện thêm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử. Đặc biệt, chơi cùng với con sẽ giúp bạn gần gũi và thể hiện tình yêu với con.

Video liên quan

Chủ Đề