Trò chơi vận động có bao nhiêu đồ vật năm 2024

Tìm đồ vật.

Luật chơi: _Tìm đúng đồ vật cùng loại với đồ vật của mình mới được bỏ khăn bịt mặt .Khi đi tìm không được kéo khăn ra. Cách chơi: _Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị mỗi trẻ một đồ vật như: đồ gia dụng, dụng cụ học tập, động vật và khăn bịt mặt. _Chia trẻ thành 3 nhóm mang dấu hiệu:đồ gia dụng,dụng cụ học tập, động vật.Ba nhóm đứng thành ba hàng xen kẽ nhau. _Giáo viên hướng dẫn gọi một bé đến và hỏi xem bé đang cầm vật gì.Sau đó hỏi cả ba nhóm xem ai có đồ vật giống của bé thì giơ cao lên.Bé được mời chơi phải nhanh chóng quan sát xem bạn có đồ vật giống mình đang ở đâu.Sau đó giáo viên hướng dẫn bịt mắt bé lại và để bé tự đi tìm. _Bạn trong các nhóm có đồ vật giống bé đang bịt mắt sẽ vỗ tay ra hiệu hoặc nói: “Chúng tôi ở đây nè!” để cho người bịt mắt dễ định hướng.Khi đến nơi người bịt mắt phải sờ vào đồ vật mà bạn đưa cho xem có giống của mình không, nếu đúng mới được bỏ khăn bịt mắt ra. _Trò chơi tiếp tục với các nhóm khác, đổi vị trí đứng và đổi các đồ vật cho nhau. Chú ý: _Khi trẻ đã chơi,giáo viên hướng dẫn nên mở rộng trò chơi theo các hướng sau: +Cho ba đến bốn trẻ cùng tham gia bịt mắt đi tìm. +Yêu cầu trẻ phải tìm đúng đồ vật cùng loại. _Ví dụ: _Trẻ đang cầm viết chì phải tìm đúng bạn có viết chì.

(100 trò chơi Mẫu Giáo_NXB Trẻ)

Hiện nay, công nghệ thông tin ngày các phát triển mạnh mẽ, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính,.. Trẻ có thể ngồi chơi ngoan ngoãn hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Trẻ lười và không thường xuyên vận động điều này khiến cho cơ thể trẻ yếu ớt, nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, các bé luôn tò mò và muốn thử những điều mới mẻ. Đối với giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn phát triển trí não, tăng cường kết nối, giao tiếp thực tế với bạn bè, phát triển cảm xúc và ngôn ngữ. Dưới đây là các trò chơi vận động cho trẻ đơn giản, thú vị và giúp trẻ phát triển toàn diện tốt nhất.

Bộ não của trẻ lớn lên và phát triển thông qua học tập và phương pháp chính mà trẻ học được là di chuyển và khám phá thế giới xung quanh. Dưới đây là một số lợi ích khi phụ huynh cho các bé vận động từ sớm mang lại sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trò chơi vận động có bao nhiêu đồ vật năm 2024
(Tầm quan trọng của các trò chơi vận động cho trẻ – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Phát triển thể chất

Sự phát triển thể chất của trẻ xảy ra thông qua vận động. Các cột mốc thể chất khác nhau phải đạt được ở các độ tuổi khác nhau và do đó môi trường của trẻ phải thuận lợi để trẻ có cơ hội vận động liên tục. Hoạt động vận động giúp bé phát triển cơ bắp, xương và khí phổi, giúp hệ thống cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp bé trở nên khỏe mạnh và có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

Vận động đều đặn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn. Sau mỗi buổi vận động bé sẽ ăn được nhiều cơm hơn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về cân nặng. Giúp trẻ duy trì cân nặng lý tưởng và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác.

Phát triển tư duy và tâm hồn

Các trò chơi vận động cho trẻ như chạy, nhảy hay tham gia các trò chơi ngoài trời đòi hỏi sự tập trung và phản xạ nhanh chóng. Điều này giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ khi phải nhớ và thực hiện các hành động phức tạp trong quá trình vận động. Khi trẻ được khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực thông qua trải nghiệm trực tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ học hỏi, tìm hiểu và hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới xung quanh.

Các hoạt động vận động sẽ khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Chẳng hạn như khi trẻ chơi các trò chơi ngoài trời, trẻ có thể tự tạo ra các trò chơi và luật chơi riêng, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo và sáng tạo của mình. Các trò chơi vận động cho trẻ sẽ giúp giải phóng endorphin và serotonin, các chất dẫn truyền liên quan đến cảm xúc tích cực và tạo cảm giác hạnh phúc.

Xây dựng kỹ năng xã hội

Các hoạt động vận động thường diễn ra trong nhóm, giúp trẻ học cách hợp tác, chia sẻ và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng đồng đội và học cách làm việc trong môi trường nhóm. Trẻ học cách lắng nghe ý kiến của người khác, diễn đạt ý kiến của mình và tìm hiểu cách thức giao tiếp hiệu quả.

Trong quá trình tương tác với người khác, trẻ có thể gặp phải các tình huống mâu thuẫn với các bạn. Vận động sẽ giúp trẻ học cách giải quyết mâu thuẫn, hiểu rõ hơn về ý kiến và quan điểm của người khác. Thông qua hoạt động vận động, trẻ có cơ hội tương tác với người khác, học hỏi và phát triển các kỹ năng cần thiết để sống và làm việc trong môi trường xã hội phức tạp.

Xây dựng tự tin và lòng kiên nhẫn

Khi trẻ vượt qua được những thử thách này, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình và có lòng kiên nhẫn trong việc đối diện với những tình huống khó khăn trong tương lai. Việc nhận được sự hỗ trợ và khích lệ từ người lớn và bạn bè sẽ giúp trẻ cảm thấy có động lực và tin tưởng vào khả năng của mình.

Vận động cho phép trẻ tự khám phá và tìm hiểu về khả năng và giới hạn của mình. Từ những trải nghiệm này, trẻ có cơ hội phát triển tự tin vào khả năng của bản thân và học hỏi từ những sai sót để tiến bộ hơn.

Tóm lại, việc vận động đều đặn không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn giúp trẻ xây dựng tự tin và lòng kiên nhẫn. Qua các hoạt động vận động, trẻ có cơ hội phát triển và rèn luyện những phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin và sẵn lòng đối mặt với mọi thách thức.

Các trò chơi vận động giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện

Trò chơi đuổi bắt vòng tròn

Trò chơi vận động có bao nhiêu đồ vật năm 2024
(Trò chơi đuổi bắt vòng tròn – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Với trò chơi đuổi bắt vòng tròn này rất phù hợp với các bé 1 đến 2 tuổi, bé sẽ dùng hết khả năng của mình để bò theo theo vòng tròn và được hỗ trợ từ phía sau của bố mẹ.

Dụng cụ chuẩn bị: Băng keo

Mô tả hoạt động:

  • Ba mẹ hãy dùng băng keo và dán thành hình vòng tròn.
  • Bé sẽ bò trước, ba mẹ sẽ bò đuổi theo sau và hỗ trợ bé.
  • Để trò chơi thêm phần vui vẻ, ba mẹ có thể giả làm tiếng kêu các con vật khi đuổi theo bé.

Trò chơi xây tháp

Việc cho trẻ chơi xây tháp sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, hiểu thêm về cách tạo ra sự cân bằng, đồng thời luyện tập khả năng kết hợp tay và mắt.

Dụng cụ: Rổ lon sữa, chai nước, cuốn sách, gấu bông.

Mô tả hoạt động:

  • Để trẻ chơi xây tháp, bố mẹ nên chuẩn bị một khoảng trống rộng rãi, như trên sàn hoặc trên bàn.
  • Ba mẹ hướng dẫn cho bé xếp các đồ vật từ lớn đến nhỏ để tháp chồng được cao hơn.
  • Bài tập này giúp bé rèn luyện sự khéo léo và khả năng so sánh kích thước đồ vật.
  • Trong quá trình tập ba mẹ lưu ý quan sát để đảm bảo an toàn cho bé.

Sút bóng vào gôn

Trò chơi vận động có bao nhiêu đồ vật năm 2024
(Trò chơi sút bóng vào gôn – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Một trò chơi không thể thiếu trong quá trình vận động của trẻ đó là những trái bóng. Sút bóng vào gôn là trò chơi hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần.

Dụng cụ: 1 quả bóng đá, 2 gôn bóng, băng keo hoặc dùng chai nhựa, lon sữa đánh dấu vị trí gôn.

Mô tả hoạt động:

  • Ba mẹ dùng băng keo đánh dấu vị trí đặt bóng cho bé.
  • Bé đứng nghiêm trước quả bóng, sau đó lùi một chân về phía sau.
  • Khi nghe hiệu lệnh “SÚT”, bé sút mạnh quả bóng vào gôn.
  • Ba mẹ cho bé thực hiện lại và đổi chân sút bóng cho bé.
  • Ba mẹ lưu ý kiểm tra độ an toàn của sàn và các chướng ngại vật trước khi cho bé thực hiện bài tập này.

Tay đua cừ khôi

Đây là trò chơi rất phù hợp với các bé trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Trò chơi không chỉ giúp bé rèn luyện được thể chất mà còn giúp bé khéo léo vượt qua được các chướng ngại vật.

Dụng cụ: Băng keo, lon sữa, chai nước hoặc những vật dụng có thể đứng trụ.

Mô tả hoạt động:

  • Ba mẹ xếp lon sữa/ chai nước thành một đường thẳng (cách nhau 40-50cm) Dán băng keo làm vạch xuất phát.
  • Ba mẹ nắm tay bé chạy né lon sữa/ chai nước theo hình zig zag.
  • Khi bé đã quen với đường chạy, ba mẹ chạy trước và các bé chạy theo sau.
  • Bài tập này ba mẹ hãy cùng với các bé thực hiện 3 đến 5 lượt.

Đi trên đường thẳng

Những hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Bởi chúng không chỉ giúp trẻ tăng cường sức mạnh hệ cơ và xương, khả năng phối hợp các bộ phận của cơ thể. Khi trẻ vượt qua được những chướng ngại vật, trẻ sẽ được phát triển khả năng tư duy, trí tuệ hiệu quả.

Dụng cụ: Băng keo.

Mô tả hoạt động:

  • Ba mẹ dùng băng keo dán thành một đường thẳng có độ dài từ 1 đến 2 mét.
  • Ba mẹ hướng dẫn và hỗ trợ bé đi trên đường thẳng băng keo đã được dán sẵn.
  • Bé chỉ đặt chân phía trên của vạch và đi hết đường. Để dễ di chuyển hơn, bé có thể dang hai tay làm đôi cánh để giữ thăng bằng khi di chuyển.

Trò chơi chuyền bóng

Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tay chân, tăng cường thể lực và phát triển kỹ năng xã hội khi chơi cùng nhau.

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị băng keo và một quả bóng phù hợp cho trẻ em, chẳng hạn như bóng nhựa mềm.
  • Lựa chọn một không gian rộng rãi để chơi, có thể là sân chơi ngoài trời hoặc không gian rộng trong nhà.

Luật chơi:

  • Ba mẹ có thể rủ thêm anh/chị của bé hoặc bạn bè để cùng chơi với bé.
  • Dùng băng keo tạo thành một vòng tròn to và tất cả mọi người đúng vào vị trí.
  • Khi có khẩu lệnh “bắt đầu”, trẻ sẽ bắt đầu chuyền bóng cho người bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ.

Để làm cho không khí vui vẻ hơn mọi người hãy cùng bé hát vang những nhịp hát vui nhộn.

”Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào.”

Ngày nay tuổi thơ của những đứa trẻ không còn là những trò chơi như ô ăn quan, chi chi chành chành, rồng rắn lên mây,… Mà thay vào đó là những trò chơi trên máy tính bảng, điện thoại và trẻ lười vận động hơn. Việc để trẻ tiếp xúc với đồ điện tử sớm không chỉ làm ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển tư duy, phản xạ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu về các trò chơi vận động và hướng dẫn bé cách chơi, từ đó tạo cho bé thói quen vận động, suy nghĩ và nâng cao khả năng phản xạ.

Trên đây là các trò chơi vận động mầm non mà GoKids chia sẻ đến quý phụ huynh. Hy vọng rằng, qua những trò chơi trên không chỉ giúp các bé phát triển tốt về thể lực, trí tuệ, phản xạ mà còn giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và có những phút giây vui vẻ bên gia đình. Bên cạnh đó, nếu quý nhà trường, quý phụ huynh đang quan tâm đến chương trình chuẩn quốc tế “Chương trình 10 môn thể thao phối hợp và rèn luyện kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non, bản quyền Australia”.

Gokids nỗ lực không mệt mỏi để xứng đáng là chương trình chuẩn quốc tế mang lại những lợi ích vượt trội cho sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động thể chất đa dạng và phù hợp với độ tuổi. Mang đến niềm vui, tiếng cười, sức khỏe và những trải nghiệm thể thao bổ ích cho hàng ngàn bạn nhỏ.