Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì

Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp thì Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm [I=I1=I2] còn Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn [U=U1+U2].

Vậy đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp thì Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trên đoạn mạch nối tiếp này được tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới này.

I. Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

Bạn đang xem: Cường độ dòng điện [I], Hiệu điện thế [U] và Điện trở [R] trong Mạch Điện Nối Tiếp – Vật lý 9 bài 4

1. Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp [nội dung Vật lý lớp 7] thì:

– Cường độ dòng điện [I] có giá trị như nhau tại mọi điểm: I=I1=I2

– Hiệu điện thế giữa [U] hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: U=U1+U2.

2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.

* Câu C1 trang 11 SGK Vật Lý 9: Quan sát sơ đồ mạch điện hình 4.1 [SGK], cho biết các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc với nhau như thế nào?

[sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp – hình 4.1]

* Hướng dẫn giải Câu C1 trang 11 SGK Vật Lý 9:

– R1, R2 và Ampe kế được mắc nối tiếp với nhau.

* Câu C2 trang 11 SGK Vật Lý 9:  Hãy chứng minh rằng, đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.

 

* Hướng dẫn giải Câu C2 trang 11 SGK Vật Lý 9: 

– Ta có: 

 và 

  ,

– Mặt khác, trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = IR1 = IR2 

II. Điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương

– Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp

– Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2

* Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9: Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđcủa đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là Rtđ = R1 + R2.

* Hướng dẫn giải Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9: 

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2

– Ta có: U = U1+ U2 = I1.R1 + I2.R2 = I.[R1 + R2] [vì I = I1 = I2, tính chất đoạn mạch mắc nối tiếp]

– Mà U = I.Rtđ ⇒ I.[R1 + R2] = I.Rtđ

– Chia hai vế cho I ta được Rtđ = R1 + R2 [Đpcm].

Lưu ý: Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện,nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp.

III. Vận dụng tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở trong mạch nối tiếp

* Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2 [SGK].

– Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

– Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

– Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? Vì sao?

* Hướng dẫn giải Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 9: 

° Cả 3 trường hợp các Đèn đều không hoạt động vì:

– Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

– Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua chúng.

– Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua nó.

* Câu C5 trang 12 SGK Vật Lý 9: a] Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω được mắc như sơ đồ hình 4.3a [SGK]Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.

sơ đồ điện trở mắc nối tiếp – hình 4.3a

b] Mắc thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên [hình 4.3b SGK] thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.

sơ đồ điện trở mắc nối tiếp – hình 4.3b

Hướng dẫn giải Câu C5 trang 12 SGK Vật Lý 9: 

a] Vì mạch mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của đoạn mạch là:

RAB = R1 + R2 = 20 + 20 = 2.20 = 40Ω

b] Theo hình, điện trở R3 được mắc nối tiếp với R2 nên khi đó mạch điện mới gồm 3 điện trở mắc nối tiếp. Do đó, điện trở tương đương mới của đoạn mạch là:

 RAC = R1 + R2 + R3 = RAB + R3 = 40 + 20 = 60 Ω

 So sánh: RAC > R1, RAC > R2, RAC > R3

Hy vọng với bài viết về Cường độ dòng điện [I], Hiệu điện thế [U] và Điện trở [R] trong Mạch Điện Nối Tiếp ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Câu 1. a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : nguồn điện là một acquy, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc mở, một ampe kế A do cường độ dòng điện trong mạch chính, vôn kế V đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch [gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế V1 do hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1

b. Khi khóa K đóng lại thì vôn kế V chỉ 12V, vôn kế V1 chỉ 9V và ampe kế chỉ 1,5A. Tìm cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn                                                           

Câu 2. a.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : nguồn điện là một acquy, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc mở, một ampe kế A do cường độ dòng điện trong mạch chính, vôn kế V đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch [gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế V1 do hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1, vôn kế V2 do hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2

b. Khi khóa K đóng lại thì vôn kế V chỉ 9V, vôn kế V1 chỉ 6V và ampe kế chỉ 0.7A. Tìm cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch [gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp]

Trong chương trình Vật lý, các em đã được tìm hiểu rất nhiều về điện và mạch điện. Tuy nhiên, khi nói về cấu tạo cũng như phân loại mạch điện thì không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rõ. Hôm nay, Monkey sẽ chia sẻ cho các em về đoạn mạch song song là gì? Cách tính các chỉ số cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở trong đoạn mạch này như thế nào? Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!

Đoạn mạch song song là gì?

Định nghĩa: Một mạch được gọi là mạch song song khi có các thành phần điện được kết nối theo cấu hình song song, hay đầu của chúng được kết nối với một điểm chung. Nó tạo thành nhiều vòng hoặc đường dẫn cho dòng điện chảy.

Quan sát hình dưới đây:

Trong đó: 

  • R1, R2,...,Rn là các điện trở
  • U[AB] là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
  • I1, I2,...,In là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
  • I[AB] là cường độ dòng điện qua mạch chính

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song 

Các em đã từng được tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong một mạch điện, đối với mạch mắc song song, hai chỉ số này sẽ có một số đặc điểm khác biệt.

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song

Dòng điện trong một mạch song song sẽ phân chia qua các nhánh. Trong đoạn mạch này, cường độ dòng điện đi qua mạch chính sẽ bằng tổng cường độ dòng điện đi qua các phần tử điện riêng lẻ. Hiểu một cách đơn giản, cường độ dòng điện của đoạn mạch song song bằng tổng các cường độ dòng điện đang có trong mạch điện.

Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song:

I = I1 + I2 + I3 +...+ In

Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song 

Hiệu điện thế trong đoạn mạch song song vẫn giữ nguyên trên mỗi đường dẫn hay thành phần vì mỗi thành phần được kết nối với nguồn tại cùng một điểm. Hay nói cách đơn giản khác, hiệu điện thế qua mạch mắc song song sẽ bằng nhau ở mọi điểm.

Công thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

U = U1 = U2 = U3 =...= Un

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song 

Nhắc lại kiến thức:

Trong chương trình vật lý 7, các em đã được tìm hiểu về đoạn mạch có hai bóng đèn mắc song song, ta có:

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ:

Phân tích đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song:

Hai hệ thức trên vẫn đúng với đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song.

Đối với mạch điện có hai điện trở gồm R1, R2 mắc song song với nhau, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở đó.

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song 

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song có công thức tính là:

Suy ra:

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau thì nghịch đảo của điện trở tương đương sẽ bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở từng thành phần. 

Mở rộng với đoạn mạch gồm nhiều điện trở R1, R2, R3,...Rn mắc song song, ta có:

       I = I1 + I2 + I3 +...+ In

      U = U1 = U2 = U3 =...= Un

Xem thêm: Toàn bộ lý thuyết định luật ôm [ohm] và bài tập thực hành

Một số bài tập vật lý 9 đoạn mạch song song

Bài 1: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là:

Hướng dẫn giải:

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2  => Chọn câu B

Bài 2: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?

Hướng dẫn giải:

Đáp án D là công thức không phù hợp với đoạn mạch mắc song song

Bài 3: Trong một mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này thay đổi như thế nào nếu tăng giá trị của một điện trở?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Giữ nguyên

D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch này sẽ tăng lên nếu tăng giá trị của một điện trở 

=> Chọn đáp án A

Bài 4: Tính điện trở tương đương trong mỗi trường hợp sau, biết mỗi điện trở thành phần có độ lớn 10 Ω.

A. 5 Ω

B. 10 Ω

C. 15 Ω

D. 20 Ω

Hướng dẫn giải: 

Đây là sơ đồ hai điện trở mắc song song

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương:

1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => R/tđ = R1R2/[R1 + R2] = 10.10/[10 + 10] = 5Ω

=> Vậy chọn câu A

Bài 5: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; R3 = 12Ω.

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ mạch R1 // R2 // R3

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương, ta có:

1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 = 1/3 + 1/6 + 1/12 = 7/12

=> Rtđ = 12/7 Ω

Bài 6: Cho hai điện trở R1 = R2 = 30Ω được mắc như sơ đồ hình a

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30Ω vào đoạn mạch trên như sơ đồ hình b thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Bài 7: Cho hai điện trở R1 = 12Ω  và R2 = 36Ω mắc song song vào một đoạn mạch. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?

Hướng dẫn giải:

Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ những kiến thức về đoạn mạch song song cũng như cách tính các hệ thức trong bài viết trên sẽ giúp các em nắm chắc và giải quyết được các bài tập tại trường. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết.

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm

A. Lý thuyết

Gọi X1, X2 ... Xn là các thiết bị điện

I1, I2 ... In và IAB là cường độ dòng điện qua các thiết bị điện và trong mạch chính.

Gọi UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

U1, U2 ... Un lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện.

Đoạn mạch mắc nối tiếp là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được nối với nhau thành một dãy liên tiếp.

Hình 1.1 là các thiết bị điện X1, X2...Xn mắc nối tiếp với nhau.

1. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các thiết bị điện trong mạch là như nhau.

Ta có: IAB = I1 = I2 = ... = In

- Đo cường độ dòng điện qua mạch chính hay các thiết bị điện ta chỉ cần dùng một ampe kế mắc nối tiếp vào đoạn mạch đó.

2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị điện mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị thành phần.

Ta có: UAB = U1 + U2 + ...+ Un

- Đo hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị điện nào thì ta dùng vôn kế mắc song song với thiết bị điện đó ở trong mạch điện.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì:

A. độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B không đổi.

B. độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện tập trung vào một bóng.

C. độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng.

D. bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.

Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B không đổi ⇒ Đáp án A

Bài 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

A. bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn U = U1 + U2 ⇒ Đáp án A

Bài 3: Có 3 nguồn điện 4,5V; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song hai bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất?

A. 9V B. 6V C. 4,5V D. nguồn điện nào cũng được

Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì nó sử dụng cho hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V mắc song song ⇒ Đáp án B

Bài 4: Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?

A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.

B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.

C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.

D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.

Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc hai bóng đèn nối tiếp và mắc vào hai cực của nguồn ⇒ Đáp án C

Bài 5: Cho các mạch điện như hình 28.1 dưới đây, hãy cho biết những sơ đồ nào hai bóng đèn được mắc song song.

A. a – b – d

B. a – b – c - e

C. a – b – c

D. a – b – e

Hai bóng đèn mắc song song ở sơ đồ a, b và d ⇒ Đáp án A

Bài 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song?

A. Hai đèn có hai điểm nối chung.

B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.

C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.

D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.

Nếu hai đèn khác nhau, cường độ dòng điện qua hai đèn khác nhau ⇒ Đáp án D

Bài 7: Chỉ ra nhận xét sai

Cho mạch điện như hình 28.1. Có các nhận xét như sau:

A. Số chỉ ampe kế A cho biết cường độ dòng điện qua mạch chính.

B. Khi khóa K, K1 đóng, K2 mở thì không có bóng đèn nào sáng.

C. Khi K, K2 đóng, K1 mở thì bóng đèn 2 và 3 sáng.

D. Số chỉ vôn kế V cho biết hiệu điện thế đặt trên bóng đèn 1 hoặc bóng đèn 2 hoặc bóng đèn 3.

Khi khóa K, K1 đóng, K2 mở thì vẫn có bóng đèn sáng ⇒ Đáp án B

Bài 8: Cho ba đèn Đ1, Đ2, Đ3 mắc song song. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 1A, cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là 0,5A. Biết rằng hai đèn Đ2, Đ3 giống hệt nhau. Tìm cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và Đ3.

Đáp án

Cường độ dòng điện qua đèn 2 và đèn 3 là I23 = I – I1 = 1 – 0,5 = 0,5 A

Vì hai đèn này giống nhau nên

Bài 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó vôn kế chỉ U = 3V, ampe kế A chỉ I = 0,6A, ampe kế A1 chỉ l1 = 0,32A

a] Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2

b] Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn

c] Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?

Đáp án

a] Số chỉ của ampe kế A2: I2 = I - l1 = 0,6 - 0,32 = 0,28 [A]

b] U1 = U2 = U = 3V [Vì Đ1 // Đ2]

c] I2 = I = 0,38A.

Bài 10: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.5, ampe kế có số chỉ I = 0,54A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2.

a] Hãy tính cường độ dòng điện l1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2.

b] Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án

a] l1 = 2I2.

Vì đèn 1 song song đèn 2 nên: I = l1 + I2 = I2 + 2I2 = 3I2 = 0,54

=> I2 = 0,18A; l1 = 2I2 = 0,36A.

b] Hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn Đ1 và Đ2 là bằng nhau vì Đ1 // Đ2.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề