Giải bài tập văn lớp 7 tập 2 trang 64


Trả lời câu 1 [trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

a] Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng".

b] Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng".

[Vũ Bằng]

Lời giải chi tiết:

Cả hai câu:

- Giống nhau vì đều là câu bị động.

- Khác nhau là ở câu [a] có thêm từ được.


Trả lời câu 2 [trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

Lời giải chi tiết:

Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

- Chuyển từ [hoặc cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ [cụm từ] ấy.

- Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ [cụm từ] chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.


Câu 3

Trả lời câu 3 [trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao? 

a] Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b] Tay em bị đau.

Lời giải chi tiết:

Những câu trên không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.


Trả lời câu 1 [trang 65 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a] Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

b] Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

c] Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

d] Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Lời giải chi tiết:

a]

- Ngôi chùa ấy được [một nhà sư vô danh] xây từ thế kỉ XIII.

- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

b]

- Tất cả cánh cửa chùa được [người ta] làm bằng gỗ lim.

- Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c] 

- Con ngựa bạch được [chàng kị sĩ] buộc bên cây đào.

- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d] 

- Lá cờ đại được [người ta] dựng ở giữa sân.

- Lá cờ đại được dựng giữa sân.


Câu 2


Video hướng dẫn giải


Trả lời câu 2 [trang 65 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a] Thầy giáo phê bình em.

b] Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c] Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Lời giải chi tiết:

a]

- Em bị thầy giáo phê bình. [Em cho rằng, để thầy giáo phê bình là điều tồi tệ]

- Em được thầy giáo phê bình. [Em cho rằng mình sẽ tốt hơn nhờ sự phê bình của thầy giáo].

b] Ngôi nhà ấy đã bị [được] người ta phá đi.

c] Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị / được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

Câu dùng với từ bị mang sắc thái tiêu cực. Câu dùng với từ được mang sắc thái tích cực.


Câu 3


Video hướng dẫn giải


Trả lời câu 3 [trang 65 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2]

Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.

Lời giải chi tiết:

Mùa khô đã tới. Nạn hạn hán xảy ra. Hàng trăm mảnh ruộng bị khô nứt. Hàng ngàn cây bị héo. Chúng sẽ được người ta gom về chỉ để làm củi. Nhưng đâu có gì để nấu. Người ta đang bị đói. Rau xanh bị còi. Cỏ cũng úa vàng. Mấy con gà toi đã trở thành món quý. Chúng được bỏ vào nồi bởi lẽ không còn gì cho chúng ăn. Vài hạt mè cũng bị giành giật. Côn trùng cũng bị biến mất. Nhanh lắm là hai ngày nữa họ mới được phát lương khô với nước uống. Thuốc cũng được mang đến. Đó là hàng cứu trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Mấy búp non đã bị các chú sâu ngốn dần. Lá già thì bị quặn lại. Cụm cải này bị tàn mất. Nhưng không! Dường như có hai chồi được đâm ra từ phía dưới thân kia. Hôm nọ, vạt cải này đã được cậu chủ châm bón, xịt thuốc. Các cụm cải đang được hồi sinh.

Xem thêm: Soạn Bài Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận 11 Tập 2

randy-rhoads-online.com


Bình luận

Chia sẻChia sẻ Bình chọn: 4.3 trên 127 phiếu

Bài tiếp theo

Báo lỗi - Góp ý


× Báo lỗi góp ý

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Sai chính tả Giải khó hiểu Giải sai Lỗi khác Hãy viết chi tiết giúp

randy-rhoads-online.com


Gửi góp ý Hủy bỏ × Báo lỗi

Cảm ơn bạn đã sử dụng randy-rhoads-online.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!


Họ và tên:


Gửi Hủy bỏ

Liên hệ | Chính sách



Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí

Cho phép randy-rhoads-online.com gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Cực Ngắn]
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Sách giải văn 7 bài sông núi nước nam [Ngắn Gọn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài sông núi nước nam sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

Câu 1 [trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; hiệp vần cuối câu.

Câu 2 [trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

– Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

– Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :

+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.

+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3 [trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

– Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :

+ Hai câu đầu : nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.

+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

– Nhận xét : bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Câu 4 [trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5 [trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Giọng điệu bài thơ qua ngôn ngữ : dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Câu 1 [trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua [thiên tử – con trời] mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.

Video liên quan

Chủ Đề